Phát triển nhãn hiệu

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 41)

trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay, tổng số đàn gà tại Yên Thế, theo Phòng Nông nghiệp huyện, đã lên tới 5 triệu, cho sản lượng 13-14 triệu con/năm. Toàn huyện có 27.000 hộ nuôi gà với quy mô lớn từ 1.000 con trở lên. Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn nhất chiếm 50% thị phần, có thời điểm lên tới 80-90%. Nhiều nhà hàng, khách sạn ở các thành phố về tận nơi đặt hàng bởi giống gà Yên Thế có ngoại hình đẹp, nhưng điều quan trọng là chất lượng thịt gà có hương vị thơm

ngon rất đặc trưng mà chỉ "Gà đồi Yên Thế" mới có. Uy tín về chất lượng gà đồi Yên Thế ngày càng được người tiêu dùng các vùng miền biết đến và coi như một con đặc sản... Doanh thu từ nghề nuôi gà của huyện khoảng 1.000 tỷ đồng/năm (Thành Nam và cs, 2013). Ngày 08/9 - 11/9/2013, tại Singaporet, sản phẩm “Gà

đồi Yên Thế” còn vinh dự là 1 trong 4 sản phẩm, thực phẩm của Việt Nam lọt vào danh sách nhận Cúp chứng nhận “Sản phẩm, thực phẩm tốt nhất Đông Nam Á - ASEAN BESTFOOD/BESTFOOD PRODUCT” do Ban Tổ chức Chương trình truyền thông quảng bá “doanh nhân ASEAN vì môi trường xanh - sạch -

đẹp” trao tặng. Từ một sản phẩm mang thương hiệu của địa phương, “Gà đồi Yên Thế” đã vững vàng trở thành một nông sản mang thương hiệu mạnh không chỉ ở

thị trường trong nước mà còn vượt ra ngoài biên giới và được vinh danh trên diễn

đàn người tiêu dùng khu vực Đông nam Á (Như Hoa, 2013). Tuy nhiên, thời gian gần đây, lượng tiêu thu giảm mạnh. Tại các siêu thị và sàn giao dịch rau quả chỉ

thi thoảng mới bán. Nhiều công ty ngừng nhập. Nguyên nhân khiến việc việc tiêu sản phẩm sụt giảm tại Hà Nội là do giá cao hơn rất nhiều so với các loại gà khác như: gà ta, gà nuôi ở Ba Vì, Hòa Bình... nhưng chất lượng chưa tương xứng nên người tiêu dùng quay lưng. Thêm vào đó, sự xâm nhập của gà lậu cũng làm nhãn hiệu gà Yên Thế điêu đứng. Hiện nhiều thương lái cố tình mua các gà loại thải, không rõ nguồn gốc ở các vùng biên giới phía Bắc rồi về Yên Thế “rửa trắng” thành gà đồi sạch bán giá đắt, kiếm lời lớn. Mới đây, công an Bắc Giang đã bắt giữ cả một xe tải với 300 kg gà thải loại, không rõ nguồn gốc bán cho các nhà hàng, quán ăn gắn mác gà đồi sạch Yên Thế. Một nguyên nhân nữa cũng khiến thị trường tiêu thụ gà Yên Thế sụt giảm mạnh là Theo nhãn hiệu chứng nhận thì chỉ giống gà Mía Lai và Ri Lai là được cấp chứng chỉ. Tuy nhiên, ở Yên Thế, người ta thường nuôi khoảng 5-6 giống gà khác nhau nhập từ Trung Quốc cho lai với giống gà Yên Thế nên đã cho ra những loại gà lai khác nhau như gà chíp, “gà 5 cha ba mẹ”, gà Tàu, gà tự lai tạo. Theo Ông Phạm Công Vân, Phó Chủ tịch Hội Sản xuất và Tiêu thụ gà đồi Yên Thế, cho rằng, gà Yên Thếđã là đặc sản nổi tiếng từ rất xa xưa. Tuy nhiên, để gà ngon, thịt thơm cần phải tuân thủ theo đúng quy trình nuôi từ 3,5-6 tháng. Trong quá trình nuôi, 21 ngày đầu phải nuôi úm, cho chạy đồi và chỉđược ăn ngô khoai sắn. “Vì vội bán nên nhiều gia đình bán non nên gà không

đảm bảo chất lượng. Việc cấp thiết chúng tôi cần làm trong thời gian này là nâng cao chất lượng gà và mở rộng thị trường tiêu thụ vào miền Trung, miền Nam... ” (Bảo Hân, 2013).

- Với sản phẩm thanh long Bình Thuận được hỗ trợđăng ký và quản lý chỉ

dẫn địa lý, diện tích thanh long của tỉnh Bình Thuận năm 2009 đã tăng trên 11.700 ha (gấp 2 lần so với năm 2005 và vượt mức quy hoạch phát triển thanh long đến năm 2010), sản lượng năm 2009 khoảng 245.000 tấn (tăng 2,4 lần so với năm 2005). Sản xuất và kinh doanh thanh long Bình Thuận đã thu hút trên 20.000 hộ dân, 228 cơ sở thu mua trong đó 11 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, 4 cơ sởđóng gói được Cơ quan Kiểm dịch động, thực vật Mỹ cấp Giấy chứng nhận đủđiều kiện xuất khẩu thanh long qua Mỹ (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2011).

Sản phẩm hoa hồi tươi của Lạng Sơn trước năm 2007 được bán trên thị

trường với giá 3000-5000đ/kg. Sau khi chỉ dẫn địa lý “Lạng Sơn” được đăng bạ

năm 2007 và cùng với việc triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án “Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Lạng Sơn” dùng cho sản phẩm hoa hồi” thuộc Chương trình, đến tháng 6/2010, hoa hồi tươi được bán với giá 12.000- 15.000đ/kg, đến tháng 10/2010 đã đạt 26.000-28.000 đ/kg (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2011).

Đối với sản phẩm Bười Đoan Hùng: đã tổ chức thử nghiệm thành công hoạt động quản lý chất lượng và bán sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, 1500 sản phẩm đáp ứng tiêu chí mang chỉ dẫn địa lý đã được lựa chọn và gắn tem, nhãn, bao bì để đưa ra thị trường (tháng 2/2009 tại Hà Nội và Việt Trì), giá bán sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tăng từ 1,5-1,7 lần sản phẩm bưởi Đoan Hùng không mang chỉ dẫn địa lý (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2011).

Với việc triển khai các hoạt động hỗ trợ quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý được bảo hộđối với sản phẩm quế Văn Yên, dự án đã có tác động tích cực đến bà con nông dân vùng trồng quế. Việc thành lập Hiệp hội sản xuất, chế biến và kinh doanh quế Văn Yên được đông bảo bà con ủng hộ và tích cực đăng ký tham gia. Tuy nhiên, đê đảm bảo chất lượng hoạt động của Hội, Ban Chỉ đạo dự án đã

đặt ra chỉ tiêu trước mắt đưa các hộ có trên 5ha quế tham gia Hội. Giá thị trường 01kg tinh dầu quế tại địa phương trước khi xây dựng dự án dao động từ 250.000

đồng đến 300.000 đồng. Sau khi có chỉ dẫn địa lý, giá bán 01kg tinh dầu dao

động từ 500.000 đồng đến 650.000 đồng, giá bán quế vỏ tăng từ 1,3-1,5 lần (Hà

Đức Anh, 2011).

Sản phẩm nước mắm Phú Quốc đã được quản lý chặt chẽ hơn để bảo đảm chất lượng đặc thù vì sản phẩm hiện nay chỉ được sản xuất và đóng chai tại huyện đảo Phú Quốc (chấm dứt tình trạng đưa sản phẩm về TP. Hồ Chí Minh

đóng chai); Hiện nước mắm Phú Quốc đã được bảo hộ tại 28 nước trên thể giới (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2013).

Với sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột, Công ty TNHH một thành viên 2/9

Đắk Lắk đã và đang cố gắng thoả thuận với tất cả các nhà rang xay cà phê lớn của thế giới để gắn logo chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột nổi tiếng của Việt Nam vào bao bì cà phê xuất khẩu (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2013).

Sản phẩm chè Tân Cương có bao bì mang chỉ dẫn địa lý có giá bán cao hơn khoảng 1,5 lần các sản phẩm cùng loại không có bao bì mang chỉ dẫn địa lý.

Đặc biệt, hệ thống tem nhãn mang chỉ dẫn địa lý đã được Công ty Chè Hoàng Bình (một công ty chè lớn của tỉnh Thái Nguyên) sử dụng rất hiệu quả (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2013).

Sản phẩm quả su su Sa Pa: Sau khi được bảo hộ, sản phẩm quả su su đã

được các bạn hàng từ Trung Quốc yêu cầu đóng bao bì và gắn logo nhãn hiệu tập thể vào trước khi xuất khẩu, đây là tín hiệu rất tích cực vì từ trước đến nay, khách hàng Trung Quốc hầu như chỉ nhập khẩu sản phẩm thô, không cần nhãn mác (Bộ

Khoa học và Công nghệ, 2013).

2.2.3 Mt s ch trương chính sách

Việc Quốc hội ban hành Bộ Luật Dân sự sửa đổi năm 2005 và Luật Sở

hữu trí tuệ năm 2005 đã đánh dấu một bước phát triển mới, thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và hội nhập quốc tế. Để cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Chính phủ đã ban hành 02 chỉ thị đó là Chỉ thị số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36/2008/CT TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và Chỉ thị số 845/CT-TTg ngày 02/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác thực thi quyền

sở hữu trí tuệ công nghiệp; đã ban hành 05 Nghị định, cụ thể: Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Nghịđịnh số

104 ngày 22/09/2006 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng; Nghịđịnh của Chính phủ số 100 ngày 21/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; Nghị định 105/2006/NĐ - CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Nghịđịnh 106/ NĐ - CP ngày 22/09/2006 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp; Thông tư số 01/2007/TT-BKH&CN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghệ; Quyết định số

68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp giai đoạn 2005-2010”; Quyết

định 36/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý chương trình; Quyết định 11/2006/QĐ-BKHCN ngày 01/6/2006 về việc ban hành Quy chế

tuyển chọn các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án.

Với Hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiện hành, đã tạo hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, bảo hộ thành quả lao động sáng tạo kết tinh tại các tài sản trí tuệ. Các hoạt động sở hữu trí tuệ đã đi vào cuộc sống và phát huy được vai trò và giá trị của nó. Đặc biệt, việc Chính phủ ban hành Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 phê duyệt “Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp giai đoạn 2005- 2010” đã tạo ra những chuyển biến tích cực và có tác động rõ rệt đối với đời sống xã hội tại Việt Nam, đồng thời nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về

bảo hộ SHTT; góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm, dịch vụ

PHẦN III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về huyện Phù Cừ - tỉnh Hưng Yên

3.1.1 Đặc đim điu kin t nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Phù Cừ nằm ở phía đông nam của tỉnh Hưng Yên, phía đông giáp huyện Thanh Miện (Hải Dương), phía nam giáp tỉnh Thái Bình và được ngăn cách bằng ranh giới tự nhiên là sông Luộc, phía Tây giáp huyện Tiên Lữ, phía Bắc giáp huyện Ân Thi. Huyện có 14 đơn vị hành chính xã, thị trấn. Có diện tích tự nhiên 9.385,73ha. Trong đó có 6.563,35ha đất nông nghiệp. Thổ nhưỡng các loại đất của huyện cho phép phát triển nông nghiệp toàn diện, có khả năng xoay vòng cao với nhiều loại cây trồng phong phú, đa dạng, đặc biệt là cây có giá trị kinh tế cao. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi, gần những thành phố lớn năng động về phát triển kinh tế. Đặc biệt quốc lộ 38B là điều kiện cho huyện giao lưu, phát triển kinh tế

xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh (Phòng Tài Nguyên & Môi trường huyện Phù Cừ, 2013).

3.1.1.2. Địa hình, đất đai

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, địa hình tương đối bằng phẳng, không có núi đồi. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông (với độ dốc 14cm/km) xen kẽ những ô đất trũng (đầm, hồ, ao, ruộng trũng) thường xuyên bị

ngập nước. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng (Phòng Tài Nguyên & Môi trường huyện Phù Cừ, 2013).

Đất đai trong huyện được hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp. Thành phần cơ giới của đất, từđất thịt nhẹđến đất thịt pha nhiễm chua. Có thể chia làm ba loại:

Loại đất phù sa sông Hồng được bồi: Màu nâu thẫm, đất trung tính, ít chua, đây là loại đất tốt.

sa dày, thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến đất thịt nặng, đất trung tính, ít chua.

Loại đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ, không được bồi lắng: Đất màu nâu nhạt, tầng phù sa mỏng, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, bị

sét hóa mạnh, chất hữu cơ phân hủy chậm, thường bị chua.

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Phù Cừ có diện tích đất tự nhiên là 9.385,73 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 5.691,22 ha, chiếm 60% diện tích đất tự nhiên của huyện và 10,1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đất đai của huyện Phù Cừ cho phép phát triển nông nghiệp toàn diện, có khả năng quay vòng cao với nhiều loại cây trồng

đa dạng, phong phú, kể cả các loại cây có giá trị kinh tế cao (Phòng Tài Nguyên & Môi trường huyện Phù Cừ, 2013).

Trên địa bàn huyện có hệ thống sông ngòi toả rộng trên các xã, đã cơ bản

đáp ứng phục vụ tưới tiêu kịp thời cho sản xuất. Phía bắc có sông Kẻ Sặt, phía nam có sông Luộc. Ngoài ra còn có nhiều sông khác tuy nhỏ, ngắn nhưng cũng góp phần đảm bảo phục vụ tưới tiêu nội đồng được thuận tiện.

3.1.1.4. Khí hậu, thủy văn

Phù Cừ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Bắc Bộ. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 80 - 90%. Tổng lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng 1.500mm - 1.600mm. Ngoài ra còn xuất hiện mưa giông xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11 và tập trung chủ yếu từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tháng 5 đến tháng 9. Hàng năm bão và áp thấp nhiệt đới không đổ bộ trực tiếp như

các tỉnh ven biển, nhưng ảnh hưởng về mưa do bão gây ra là rất lớn. Lượng mưa do bão gây nên tại Hưng Yên chiếm tời 15- 20% tổng lượng mưa năm. Mùa bão bắt

đầu từ tháng 5 và kết thúc tháng 11, nhưng ảnh hưởng với tần xuất lớn nhất trong các tháng 7, 8 và 9 (Phòng Tài Nguyên & Môi trường huyện Phù Cừ, 2013).

3.1.2. Tình hình s dng đất đai

Là một huyện có tới 90% dân số có đời sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy chính quyền địa phương hiện nay đã và đang khuyến khích nhân dân vận dụng trong quá trình canh tác và sử dụng đất sao cho có hiệu quả,

đó là việc quy hoạch vùng sản xuất, chuyên canh cây rau màu, củ quả, cây xuất khẩu phân bố trên địa bàn các xã đều phù hợp với điều kiện canh tác của từng xã.

Đồng thời đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện cho các hộ phát triển kinh tế hộ gia đình theo mô hình trang trại, đồng thời tận dụng, cải tạo một số diện tích đất thâm canh không có hiệu quả chuyển sang trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhìn chung việc sử dụng đất đai trên địa bàn huyện được duy trì nề nếp, sử dụng đúng quy hoạch, ổn định và có hiệu quả.

3.1.3. Tình hình dân s và lao động

Dân số lao động là một nguồn lực không thể thiếu trong hoạt động phát

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 41)