Tình hình sản xuất các hộ điều tra

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 65 - 72)

4.2.2.1 Một số thông tin cơ bản về các hộđiều tra

Để phản ánh thực trạng sản xuất vải lai chín sớm trong các hộ điều tra tại các xã Tam Đa, Minh Tiến, Nguyên Hòa, Tiên Tiến và Nhật Quang, tôi tiến hành thu thập một số thông tin cơ bản của hộ trong bảng 4.2:

Bảng 4.2. Thông tin cơ bản của các hộđiều tra

Diễn giải ĐVT Chung 1. Số hộđiều tra Hộ 150 2. Giới tính Nam Người 117 Nữ Người 33 3. Nhân khẩu BQ 1 hộ Người 4,43 4. Lao động sản xuất vải BQ 1 hộ Người 2,27 5. Tuổi bình quân Tuổi 50,67 6. Số năm kinh nghiệm trồng vải Năm 11,65 7. Trình độ văn hóa Cấp 1 Người 15,00 Cấp 2 Người 56,00 Cấp 3 Người 74,00 Cao đẳng Người 4,00 Đại học Người 1,00 8. Mức độ kinh tế Khá, giàu Hộ 62,00 Trung bình Hộ 88,00 Nghèo Hộ 0,00 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Đồ thị 4.1. Thông tin cơ bản của các hộđiều tra

Qua bảng 4.2, số nhân khẩu trung bình mỗi hộ có khoảng 4,43 nhân khẩu. Số lao động tham gia sản xuất vải trung bình trong các hộđiều tra là 2,27 người. Có thể nhận thấy rằng lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất vải là rất lớn.

Điều này vừa là thuận lợi nhưng cũng đầy thách thức đối với người trồng vải khi mà thị trường tiêu thụ vải chưa ổn định, thu nhập của các hộ trồng vải phần lớn phụ

thuộc vào sản xuất vải.

Tuổi đời bình quân tham gia sản xuất vải lai chín sớm Phù Cừ khá cao, khoảng 50,67 tuổi với số năm kinh nghiệm bình quân là 11,65 năm. Kết quả này cho thấy, kinh nghiệm trồng vải của các hộ là khá dày dặn. Tuy nhiên, ởđộ tuổi này thì sức khỏe lao động nông nghiệp, độ nhanh nhạy, khả năng tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật là hạn chế. Vì thế cần phải có các biện pháp đểđộng viên các thành viên trẻ tuổi mặn mà hơn với cây vải, một cây trồng chủ lực hứa hẹn sẽ

phát triển hơn trong tương lai.

Trình độ văn hóa của người được điều tra tương đối cao: số người có chuyên môn theo điều tra có 5 người chiếm 3,33%; số người đã tốt nghiệp cấp 3 có 74 người, chiếm 49,33%; số người tốt nghiệp cấp 2 có 56 người, chiếm

37,33%; còn lại là các hộ có học vấn cấp 1 chiếm 10,01%. Việc người dân có trình độ văn hóa ở mức khá này sẽ giúp cho việc hướng dẫn, triển khai xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ” được dễ dàng hơn.

4.2.2.2 Tình hình sản xuất của các hộđiều tra

a) Tình hình sn xut

Với giá trị kinh tế đem lại khá cao thì vải lai chín sớm đang được phát triển khá mạnh tại các xã của huyện Phù Cừ. Qua điều tra cho thấy, mấy năm gần

đây nhân dân trong các xã Tam Đa, Minh Tiến, Tiên Tiến, Nguyên Hòa và Nhật Quang mở rộng diện tích vải lai chín sớm. Theo báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện qua các năm, rất nhiệu hộ dân đã chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng vải. Qua điều tra 150 hộ trồng vải tại 5 xã, ta thấy tổng diện tích là 291.727,9 m2, toàn bộ diện tích vải lai cho thu hoạch khoảng 440 tấn. Do nhiều hộđiều tra mới chuyển đổi đất sử dụng nên cây vải cũng đang vào tuổi phát triển, cho năng suất cao nên người dân chưa phát triển thêm diện tích xây dựng cơ bản.

Qua bảng 4.3 ta thấy, diện tích vải bình quân chung 1 hộ là 1944,85 m2. Diện tích vải đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản là 496,51 m2. Trung bình mỗi hộ có khoảng 63 cây vải, trong đó vải cho thu hoạch khoảng 51 cây. Năng suất trung bình mỗi cây này đạt 57,36 kg/cây. Sản lượng vải quả trung bình của mỗi hộđược điều tra đạt 2936,31 kg/hộ.

Bình quân số cây vải trong giai đoạn cho thu hoạch quả của 1 hộ trồng vải trung bình có khoảng 63 cây, cây vải sau thời gian xây dựng cơ bản khoảng 2 - 3 năm đầu, tới năm thứ 4 bắt đầu cho thu hoạch. Trong thời kỳ đầu giai đoạn cho thu hoạch quả, cây vải có năng suất rất cao, cây 4 - 6 tuổi đạt năng suất trung bình 20 - 30kg/cây, cá biệt nếu được chăm sóc tốt và gặp thời tiết thuận lợi, có thể cho năng suất 40kg/cây. Cây bắt đầu cho năng suất ổn định khi cây vải 7 - 10 tuổi, năng suất trung bình đạt 40 - 50kg/cây. Càng về sau, cây vải càng to lên thì năng suất cây tăng dần, cây 11 - 13 tuổi cho năng suất trung bình 50 - 60 kg/cây.

Bảng 4.3. Diện tích, sản lượng vải quả của các hộđiều tra năm 2014 Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Chỉ tiêu ĐVT Số lượng 1. Diện tích cây - Xây dựng cơ bản - Sản xuất kinh doanh m2 1944,85 m2 496,51 m2 1448,34 2. Số cây bình quân - Xây dựng cơ bản - Sản xuất kinh doanh Cây/hộ 63,24 Cây/hộ 12,05 Cây/hộ 51,19 3. Năng suất TB Kg/cây 57,36 4. Sản lượng TB Kg/hộ 2936,31 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014 Đồ thị 4.2. Diện tích, sản lượng vải quả của các hộđiều tra năm 2014

Kết quả điều tra cho thấy, đa số hộ trồng Vải lai chín sớm Phù Cừ hiện vẫn trồng và canh tác vải theo quy mô gia đình, diện tích vải chủ yếu vẫn trong giai đoạn vừa cho thu hoạch. Ở mỗi giai đoạn tuổi cây vải thì năng suất và chất lượng khác nhau, hay nói cách khác với cùng điều kiện chăm sóc và chất đất thì tuổi cây vải càng cao thì chất lượng và năng suất quả càng tăng.

b) Điều kiện sản xuất

Để tìm hiểu điều kiện kinh tếở các hộ trồng vải, tôi dựa trên các yếu tố sau:

Bảng 4.4 Tình hình sử dụng đất cho trồng vải của các hộđiều tra năm 2014 ĐVT: sào Chỉ tiêu Tổng Bình quân/hộ Tổng diện tích đất nông nghiệp 1209 8,06 Diện tích đất trồng vải 725 5,82 Sở hữu 686 4,58 Thuê 39 0,26 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Qua bảng 4.4 ta thấy diện tích đất nông nghiệp bình quân cho một hộ là 8,06 sào/ hộ. Diện tích đất trồng vải bình quân là 5,82 sào/hộ, chiếm 60% diện tích đất nông nghiệp. Vì diện tích đất trồng vải chiếm tỷ lệ khá cao trên tổng diện tích đất nông nghiệp nên khả năng mở rộng diện tích trồng vải trong thời gian tới là rất thấp. Trong tổng số diện tích trồng vải thì có 0,26 sào/ hộ là thuê, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ

là 3,2%. Vì đa số các hộđều trồng vải trên số diện tích mà mình sở hữu. d) Công cụ, dụng cụ

Các công cụ, dụng cụ thiết yếu (cuốc, xẻng, xô, chậu) để dùng cho sản xuất vải cũng không nhiều. 100% số hộ được điều tra đều có các vật dụng thiết yếu trên do giá trị của chúng không lớn lắm chỉ khoảng từ 50 – 70 nghìn đồng. Theo điều tra, có 120 hộ có máy bơm nước chiếm 80% và trị giá khoảng từ 700 – 1.200 nghìn đồng; 60 hộ có máy tỉa cành chiếm 40%.

Bảng 4.5 Tình hình sử dụng công cụ, dụng cụ cho sản xuất vải

ĐVT: hộ

Diễn giải Số lượng

Số hộ có các vật dụng thiết yếu (cuốc, xẻng, chậu xô) 150

Số hộ có máy bơm nước 120 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hộ có máy tỉa cành 60

* Vốn sử dụng cho sản xuất vải lai chín sớm

Theo điều tra 150 hộ sản xuất vải thì 100% các hộ chỉ sử dụng số tiền gia

đình có để phục vụ cho sản xuất, chứ không đi vay. Bình quân số vốn sử dụng của mỗi hộ là khoảng 1235,51 nghìn đồng/1sào.

* Chi phí và kết quả sản xuất

Bảng 4.6 Chi phí sản xuất vải lai chín sớm của hộ

(Tính bình quân cho 1 sào trồng vải)

Chỉ tiêu Giá trị (1000đ) Cơ cấu(%)

1. Chi phí trung gian 616,17 50,00

Phân chuồng 15,10 1,20 Đạm Urea 37,33 3,02 Kali 175,00 14,16 Lân 71,54 5,79 Thuốc BVTV 211,87 17,50 Thuê cắt tỉa cành vải 105,33 8,50 2. Chi phí khác 48,00 4,00 Khấu hao 48,00 4,00 3. Chi phí lao động 571,34 46,00 LĐ gia đình 415,23 33,60 Lao động thuê 156,11 12,40 Tổng chi phí 1235,51 100,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Qua bảng 4.6 cho thấy, chi phí trung gian chiếm tỷ lệ cao nhất là 50,00%, sau đó đến chi phí lao động chiếm 46,00% và chi phí khấu hao chỉ chiếm một phần nhỏ khoảng 4,00%.

Theo tổng hợp điều tra, tổng thu của các hộ bình quân trên 1 sào là 3587 nghìn đồng so với mức chi phí bình quân trên 1 sào là 1235,51 nghìn đồng thì lợi nhuận khá cao, khoảng 2351,49 nghìn đồng/1 sào. Tỷ suất lợi nhuận/vốn là 1,90

nghĩa là bỏ ra một đồng vốn thì thu về lợi nhuận là 1,90 đồng.

Qua phân tích trên, lợi nhuận từ cây vải đem lại là không đáng kể bởi bỏ

ra một đồng vốn nhưng thu về lợi nhuận là 1,90 đồng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây vải cần phải nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và danh tiếng cho sản phẩm vải lai chín sớm này. Một trong những giải pháp hiệu quả mà nhiều nơi đã áp dụng, đó là tham gia xây dựng NHCN “vải lai chín sớm Phù Cừ”. Tuy nhiên để xây dựng hiệu quả NHCN này thì cần phải có các điều kiện cần thiết. Một trong những điều kiện quan trọng đó là phải xác định được đúng mức nhu cầu của người sản xuất vải khi tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “vải lai chín sớm Phù Cừ”.

e) Khó khăn trong sản xuất Vải lai chín sớm

Khi được hỏi về những khó khăn trong sản xuất vải mà các hộ trồng vải gặp phải thì 100% đều trả lời là có. Bảng 4.7. Những khó khăn trong sản xuất Vải lai chín sớm của các hộđiều tra năm 2014 Đơn vị tính: hộ Diễn giải Số lượng Giá rẻ 120 Sâu bệnh 115 Thiếu thị trường 130 Thời tiết không thuận lợi 150 Thiếu thủy lợi 65 Thiếu kỹ thuật trồng 90 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Qua bảng 4.7 ta thấy có khá nhiều khó khăn trong việc sản xuất Vải lai chín sớm mà các hộ đã gặp phải như: giá rẻ, sâu bệnh, thiếu thị trường, thời tiết không thuận lợi, thiếu thủy lợi, thiếu kỹ thuật trồng,.. Trong các khó khăn đó thì 100% hộ đều cho rằng thời tiết không thuận lợi là khó khăn lớn nhất trong sản

xuất vải. Vì giống nhưđặc điểm của mọi nông sản thì vải lai chín sớm cũng là một cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết khí hậu. 90% hộ cho rằng, thiếu thị

trường cũng là khó khăn mà các hộ gặp phải. Những diễn biến khó lường của thị

trường thì họ chịu không nắm bắt được. Do việc tiêu thụ hoàn toàn phụ thuộc vào tư thương nên những người trồng vải luôn phải chịu cảnh được giá mất mùa,

được mùa mất giá. Việc tìm được thị trường tiêu thụ ổn định, nhiều tiềm năng luôn là mơước của những người trồng vải cũng như chính quyền và ngành chức năng nơi đây.

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 65 - 72)