Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ Vải la

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 76 - 79)

Phù C

4.2.4.1. Thuận lợi

Vải cây trồng có nhiều ưu thế, chất lượng vải ngon ngọt, thơm mát, sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương. Thêm vào đó là điều kiện đất đai địa hình, khí hậu phù hợp với phát triển cây vải trên diện rộng.

Cây vải là cây dễ trồng và yêu cầu đầu tư chăm sóc ít. Có một bề dày gắn bó với cây vải từ rất lâu đời nên người dân nơi đây đã có rất nhiều kinh nghiệm về cây vải, rất hiểu cây vải. Hơn nữa ngày nay các phương tiện truyền thông phát triển, người dân có điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn thông tin. Hàng năm các hộ sản xuất được sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, đặc biệt từ năm 2011-2013, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên đã triển khai nghiên cứu thực hiện đề tài “ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh vải lai chín sớm tại Phù Cừ”. Do vậy các hộ trồng vải ở các xã được tham gia các lớp tập huấn kĩ thuật sản xuất, kỹ thuật chăm sóc cho cây vải, có điều kiện được

ứng dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật mới vào thâm canh cây vải, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho quả vải.

Thuận lợi mở ra cho huyện Phù Cừ, năm 2014-2015, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện đề tài “Xây dựng và tạo lập nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Vải lai chín sớm” của huyện Phù Cừ”, bước đầu tạo tiền đề để quảng bá sản phẩm Vải lai chín sớm Phừ Cừ với người tiêu dùng gần, xa, góp phần phát triển thương hiệu đặc sản

của địa phương, tạo được sự liên kết các hộ sản xuất, kinh doanh cùng bảo vệ và phát triển sản phẩm đặc sản của quê hương, giúp người dân tăng thêm thu nhập, tạo thành vùng sản xuất sinh thái bền vững cũng như phát triển một ngành hàng có tiềm năng của địa phương, đồng thời tạo ra nhiều vùng chuyên canh vải với chất lượng giống bảo đảm, hộ trồng vải có thêm nhiều kiến thức thông qua việc tập huấn của các dự án. Khi Vải lai chín sớm Phừ Cừđáp ứng được nhu cầu tiêu dùng Vải lai chín sớm Phù Cừ sẽ ngày càng nhiều, đảm bảo chất lượng của người tiêu dùng là một động lực để tác động trở lại sản xuất và tổ chức cung ứng sản phẩm.

-Nằm gần kề với các thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,...

đây là những thị trường lớn, có nhu cầu tiêu dùng cao. Do đó thuận lợi cho viêc tiêu thụ cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Khó khăn

Thị trường tiêu thụ: Việc tiêu thụ mới chỉ thực hiện theo phương thức cũ phụ thuộc nhu cầu thị trường. Bởi thế mà việc thị trường lên- xuống, tăng- giảm, rồi việc tư thương “làm giá” vẫn diễn ra gây ảnh hưởng lớn tới lợi ích người trồng vải cũng như hiệu quả sản xuất của các địa phương. Việc tiêu thụ

nhanh nhưng vẫn thụđộng, phụ thuộc vào các yếu tố thời điểm.

Chế biến, bảo quản: Quả vải tươi sau khi thu hoạch từ trên cây xuống

nếu không bảo quản tốt thì chỉ sau một thời gian quả sẽ héo và chuyển mầu xấu, đây cũng là một khó khăn cơ bản đối với người sản xuất lớn và người kinh doanh. Trong quá trình sấy khô các hộ gặp khó khăn là do sấy thủ công nên chất lượng quả thấp, độ khô của cùi không đều nên hay bị mốc, màu sắc kém, giá bán không cao.

Khó khăn về giống mới và kỹ thuật chăm sóc: Sự phát triển cây Vải lai chín sớm Phù Cừ trên địa bàn ban đầu mang tính tự phát, sau này khi giá trị kinh tế Vải lai chín sớm Phù Cừđã gia tăng mới được đưa vào kế hoạch, chính vì vậy công tác giống chưa được chú trọng, chưa có các đợt bình tuyển cây ưu tú để

phục vụ công tác nhân giống, chưa có các giới thiệu về tiêu chuẩn giống, chất lượng giống,… Vì vậy trên địa bàn có khá nhiều cây vải sớm rất sai quả, nhưng

cũng không ít cây cũng trong vườn đó hoặc vườn liền kề lại ít quả hoặc không có quả.

- Một số giống vải chín sớm, có năng suất chất lượng cao mới được đưa vào vài năm gần đây, nên lượng giống để lại trong dân chưa nhiều. Hiện nay người dân thiếu thông tin về nơi cung cấp giống, thiếu kỹ thuật chăm sóc và ghép cải tạo.

- Việc áp dụng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc vải do Bộ NN&PTNT ban hành trước đây thiếu đồng bộ (phân bón không đủ chủng loại, không đủ số lượng, bón không đủ số lần trong năm, cắt tỉa không đúng yêu cầu, thiếu phân hữu cơ cho cây, thiếu thuốc BVTV, kỹ thuật khống chế lộc đông chưa đúng,…).

- Sâu bệnh hại trên vải chín sớm đa dạng và nguy hiểm, kỹ năng nhận diện

đối tượng gây hại của nhiều người trồng vải còn thấp, biện pháp đưa ra không kịp thời, dẫn đến rụng hoa, rụng quả, quả bị sâu bệnh, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Bộ thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh hại vải tại cơ sở nghèo nàn, chất lượng không được kiểm soát,… ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phòng trừ sâu bệnh hại vải chín sớm.

- Còn quá ít các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh tăng năng suất, phòng trừ sâu bệnh hại được tổ chức trên địa bàn.

- Thời tiết là yếu tố rất quan trọng tạo ra năng suất quả. Nếu mưa nhiều dẫn đến cây vải không đậu quả trong thời kỳ ra hoa đậu quả.

Khó khăn về cơ sở hạ tầng: Trong giai đoạn cây vải ra hoa và hình thành

quả non luôn cần lượng nước đủ ẩm trong khi đó cơ sở hạ tầng ởđây vẫn chưa

được đầu tư đồng bộ không có nước tưới do đó đã ảnh hưởng đến năng suất của cây.

- Qua điều tra thực tế cho thấy điện sử dụng ở các hộ luôn ở tình trạng quá tải, rất yếu. Vào giờ cao điểm không đảm bảo để sử dụng máy bơm, máy phun thuốc phục vụ chăm sóc vải do hệ thống trạm biến áp rất ít, lại bị

Khó khăn về vốn đầu tư cho sản xuất: Do thị trường tiêu thụ không ổn

định, giá cả bị thương buôn khống chế, sản phẩm chưa có thương hiệu, nhãn mác, bao bì tiêu chuẩn nên hiệu quả kinh tế vườn vải chín sớm bịảnh hưởng rất lớn, dẫn đến khả năng đầu tư cho vườn cây, áp dụng tiến bộ kỹ thuật,… hạn chế.

- Giá sản phẩm vải quả trên thị trường còn thấp, bị canh tranh với vải thiều Thanh Hà, vải thiều Lục Ngạn.

- Sự liên kết từ khâu sản xuất - thu hoạch còn ở mức độ rất thấp, mua bán giữa các tác nhân chưa thông qua hợp đồng kinh tế và các hình thức “mua bán vo” không có tác dụng ràng buộc trách nhiệm giữa các bên trong vấn đề quản lý chất lượng quả vải.

- Vải chín tập trung, thời vụ ngắn nên việc tổ chức và quảng bá sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Khi việc quảng bá sản phẩm có hiệu lực thì mùa vụđã kết thúc. Mặt khác do chín tập trung nên tạo ra mất cân đối giữa cung cầu tại thời

điểm thu hoạch rộ, làm cho giá vải quả xuống rất mạnh tại thời điểm giữa vụ.

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 76 - 79)