Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 97 - 102)

a. Độ tuổi của chủ hộ

Độ tuổi là yếu tố quan trọng trong việc quyết định mức chi trả cho việc sử

dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Thông thường, những người trẻ tuổi thường có mức chi trả "thoáng" hơn những người có độ tuổi lớn hơn.

Điều tra về mức sẵn lòng chi trả cho việc tham gia sử dụng NHCN vải lai chín sớm Phù Cừ tại huyện Phù Cừ theo độ tuổi có kết quả trong bảng 4.17.

Bảng 4.17. Mức sẵn lòng trả của các hộ theo độ tuổi Nhóm tuổi M(ngh.ức sđẵ/hn lòng trộ/năm) ả S(hố hộ) ộ T(%) ỷ lệ Dưới 35 tuổi 175,00 8 5,33 Từ 35 tuổi đến 45 tuổi 177,78 27 18,00 Từ 45 tuổi đến 50 tuổi 204,00 25 16,67 Trên 50 tuổi 204,44 90 60,00 Trung bình 198,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Bảng trên cho thấy độ tuổi trên 50 là độ tuổi có mức sẵn lòng chi trả lớn nhất (204,44 nghìn đồng/hộ/năm). Tiếp đến là người có độ tuổi từ 45 đến 50 (mức sẵn lòng chi trả là 204,00 nghìn đồng/hộ/năm). Độ tuổi dưới 35 có mức sẵn lòng chi trả là 175,00 nghìn đồng/sào/năm và người có độ tuổi từ 35 đến 45 (mức sẵn lòng chi trả là 177,78 nghìn đồng/hộ/năm).

Mức sẵn lòng chi trả khác nhau theo độ tuổi này là do những người có độ

tuổi từ 45 - 50 tuổi và trên 50 tuổi là những người có kinh tế khá, nhiều kinh nghiệm và có vốn lớn hơn, đầu tư cho việc trồng vải lai chín sớm nhiều hơn vì vậy họ sẵn sàng hơn trong việc giúp họ tiêu thụ sản phẩm hay họ sẵn sàng chi trả

cao hơn cho việc tham gia sử dụng NHCN vải lai chín sớm Phù Cừ. Ngược lại, những hộ có mức chi trả thấp hơn là những hộ đầu tư ít vào việc trồng vải, do vậy đối với họ việc tiêu thụ sản phẩm không phải là vấn đề nặng nề, bởi thế mà mức sẵn lòng chi trả cho việc tham gia sử dụng NHCN vải lai chín sớm Phù Cừ

thấp hơn.

b. Giới tích của chủ hộ

Nam giới và nữ giới có hành vi mua sắm sản phẩm không giống nhau. Tuy nhiên, điều tra về mức sẵn lòng chi trả cho việc tham gia sử dụng NHCN vải lai chín sớm Phù Cừ thì thấy sự khác nhau đó là rất lớn. Cụ thể được thể hiện ở

Bảng 4.18. Mức sẵn lòng trả của các hộ theo giới tính Giới tính Mức sẵn lòng trả (ngh.đ/sào/năm) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Nam 201,67 117 78,00 Nữ 184,98 33 22,00 Trung bình 198,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Mức sẵn lòng chi trả cho việc tham gia sử dụng NHCN của nam là 201,67 nghìn đồng/hộ/năm, của nữ là 184,98 nghìn đồng/hộ/năm. Kết quả này cho thấy chênh lệch giữa nam và nữ là tương đối lớn. Điều đó chứng tỏ trong sản xuất kinh doanh, nam giới vẫn là người mạnh dạn, quyết đoán hơn khi đưa ra quyết

định. Đối với nữ, nhận thức được tầm quan trọng của NHCN nên mức sẵn lòng chi trả của họ cho việc này là không quá thấp.

c. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là yếu tố ảnh hưởng lớn tới nhận thức và tiếp thu khoa học công nghệ. Nhận thức của người trồng vải có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “vải lai chín sớm Phù Cừ”. Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và mức bằng lòng đóng góp WTP được thể hiện ở bảng 4.19. Bảng 4.19. Trình độ học vấn cơ bản các hộ trồng vải Trình độ Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Mức sẵn lòng chi trả (nghìn đồng/sào/năm) Cấp I 15 10,00 180,00 Cấp II 56 37,33 190,91 Cấp III 74 49,34 206,88 Trên cấp III 5 3,33 200,00 Bình quân 198,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014 Trình độ học vấn cấp I có mức sẵn lòng chi trả là 180 nghìn đồng/năm. Trình độ học vấn cấp II có mức sẵn lòng chi trả là 190,91 nghìn đồng/năm. Trình

Lý do các hộ này là những hộ có diện tích trồng vải lớn, kinh nghiệm nhiều và nhận thức đúng về lợi ích của NHCN trong việc bảo hộ cho sản phẩm Vải lai chín sớm Phù Cừ.

- Trình độ học vấn trên cấp III có 5 người và mức bằng lòng trả là 200,00 nghìn đồng/năm.

d. Kinh nghiệm sản xuất

Kết quả điều tra mức WTP của các hộ theo năm kinh nghiệm trồng vải

được thể hiện qua bảng 4.20.

Bảng 4.20. Mức bằng sẵn lòng chi trả theo kinh nghiệm trồng vải

Tiêu chí ĐVT Số năm Kinh nghiệm

Năm kinh nghiệm Năm < 10 10 - 15 >15

Số lượng Hộ 63 54 34

WTP BQ Ngàn

đồng/hộ/năm 149,21 230,19 238,24

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Qua bảng 4.20 ta thấy, người dân tại Phù Cừ có kinh nghiệm dày dặn trong việc trồng vải lai chín sớm, có tới 34/150 hộ có trên 15 năm kinh nghiệm trồng vải lai chín sớm và mức sẵn sàng chi trả bình quân của nhóm hộ này là 238,24 nghìn đồng/hộ/năm, bên cạnh đó có 54/150 hộ có kinh nghiệm từ 10 tới 15 năm và họ sẵn sàng chi trả 230,19 nghìn đồng/hộ/năm, các hộ có kinh nghiệm dưới 10 năm có 63/150 và sẵn sàng chi trả của nhóm hộ này chỉ có 149,21 nghìn

đồng/hộ/năm.

Qua đó ta có thể khẳng định yếu tố kinh nghiệm có ảnh hưởng tới WTP cho việc xây dựng và phát triển NHCN vải lai chín sớm Phù Cừ, với kinh nghiệm càng lâu năm thì các hộ nông dân sẵn sàng chi trả với mức phí cho việc tạo lập và phát triển NHCN càng cao.

e. Diện tích trồng vải

Quy mô diện tích trồng vải thực tế của hộ cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng NHCN vải lai chín sớm Phù Cừ. Sự ảnh hưởng này được thể hiện rõ ở bảng 4.21.

Bảng 4.21. Mức sẵn lòng chi trả theo quy mô của các hộ

Chỉ tiêu ĐVT <1500m2 1500-2500m2 >2500m2

Số hộ Hộ 51 57 42

WTP BQ Nghìn đồng/hộ/năm 123,53 194,74 292,96

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Qua bảng 4.21, ta thấy mức bằng lòng đóng góp chi phí cho nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng NHCN vải lai chín sớm Phù Cừ có sự khác nhau giữa các hộ có quy mô sản xuất khác nhau. Các hộ có quy mô diện tích trồng vải dưới 1500 m2 có mức bằng lòng đóng góp bình quân là 123,53 nghìn đồng/năm. Các hộ có quy mô diện tích trồng vải từ 1500 đến 2500 m2 có mức bằng lòng trả là 194,74 nghìn đồng/năm. Còn nhóm hộ có diện tích trồng vải từ 2500 m2 trở lên có mức bằng lòng đóng góp bình quân là 292,96 nghìn đồng/năm. Điều đó cho thấy rằng, các hộ có quy mô sản xuất càng lớn thì mức bằng lòng trả càng cao. Họ cho rằng cần phải có nhãn hiệu cho hàng hóa thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất sau này.

f. Thu nhập từ trồng vải

Qua nghiên cứu điều tra thì nguồn thu nhập từ việc trồng vải của các hộ

trồng vải tại Phù Cừ có ảnh hưởng lớn tới mức WTP cho nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “ vải lai chín sớm Phù Cừ”. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng không chỉ trong việc nâng cao uy tín, danh tiếng cho sản phẩm mà còn xác định làm sao để tăng thu nhập cho các hộ trồng vải tại xã.

Bằng phương pháp thống kê toán học và sử dụng công thức tính số bình quân gia quyền, tôi đã xác định được mức sẵn lòng chi trả trung bình của các hộ

cho kinh phí xây dựng và sử dụng NHCN vải lai chín sớm Phù Cừ ở từng mức thu nhập thể hiện qua bảng 4.22:

Bảng 4.22. Mức sẵn lòng trả của các hộ theo tổng thu nhập từ trồng vải Nhóm thu nhập Nhóm thu nhập (đồng/hộ/tháng) Mức sẵn lòng trả (ngh.đ/sào/năm) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Dưới 3,5 triệu 160,00 15 10,00 Từ 3,5 triệu đến 5 triệu 192,16 51 34,00 Từ 5 triệu đến đến 8 triệu 214,06 64 42,67 Trên 8 triệu 190,00 20 13,33 Trung bình 198,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Qua bảng 4.22, cho thấy với các mức thu nhập khác nhau thì mức đóng góp cũng khác nhau. Trong số 150 hộđiều tra thì số hộ có mức thu nhập từ việc trồng vải dưới 3,5 triệu đồng/tháng có mức sẵn lòng trả trung bình thấp nhất là 160,00 nghìn đồng/hộ/năm. Các hộ trồng vải có thu nhập cao trong khoảng từ 3,5

đến 5 triệu đồng/tháng có mức sẵn lòng trả là 192,16 nghìn đồng/hộ/năm. Và các hộ có thu nhập từ 5 đến 8 triệu đồng/tháng có mức sẵn lòng chi trả cao nhất là 214,06 nghìn đồng/hộ/năm. Còn các hộ có thu nhập trên 8 triệu đồng/tháng có mức sẵn lòng chi trả thấp hơn là 190,00 nghìn đồng/hộ/năm.

Như vậy, ta thấy thu nhập từ việc trồng vải của các hộ càng cao thì mức bằng lòng đóng góp cho nhu cầu xây dựng và sử dụng NHCN “vải lai chín sớm Phù Cừ” càng cao.

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)