Việc Quốc hội ban hành Bộ Luật Dân sự sửa đổi năm 2005 và Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2005 đã đánh dấu một bước phát triển mới, thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và hội nhập quốc tế. Để cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Chính phủ đã ban hành 02 chỉ thị đó là Chỉ thị số
36/2008/CT TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và Chỉ thị số 845/CT-TTg ngày 02/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác thực thi quyền
sở hữu trí tuệ công nghiệp; đã ban hành 05 Nghị định, cụ thể: Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Nghịđịnh số
104 ngày 22/09/2006 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng; Nghịđịnh của Chính phủ số 100 ngày 21/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; Nghị định 105/2006/NĐ - CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Nghịđịnh 106/ NĐ - CP ngày 22/09/2006 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp; Thông tư số 01/2007/TT-BKH&CN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghệ; Quyết định số
68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp giai đoạn 2005-2010”; Quyết
định 36/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý chương trình; Quyết định 11/2006/QĐ-BKHCN ngày 01/6/2006 về việc ban hành Quy chế
tuyển chọn các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án.
Với Hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiện hành, đã tạo hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, bảo hộ thành quả lao động sáng tạo kết tinh tại các tài sản trí tuệ. Các hoạt động sở hữu trí tuệ đã đi vào cuộc sống và phát huy được vai trò và giá trị của nó. Đặc biệt, việc Chính phủ ban hành Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 phê duyệt “Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp giai đoạn 2005- 2010” đã tạo ra những chuyển biến tích cực và có tác động rõ rệt đối với đời sống xã hội tại Việt Nam, đồng thời nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về
bảo hộ SHTT; góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm, dịch vụ
PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU