Kiến về công tác quản lý của cơ quan quản lý NHCN

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 87)

ĐVT: % TT Ni dung Đồng ý Không đồng ý

I. Trong công tác tạo lập NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ

1. Thí điểm mô hình tạo lập NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ trước

khi nhân rộng. 58,8 42,2

2. Thành lập Hiệp hội người trồng vải lai làm các nhiệm vụ do cơ

quan quản lý ủy quyền 67,0 33,0

3. Thủ tục liên quan đến đăng ký NHCN phải nhanh chóng, đơn

giản, hợp lý. 100,0 0

4. Kinh phí tạo lập NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ phải được

tính toán dựa trên giá trị thực của NHCN mang lại. 100,0 0

II. Trong hoạt động quản lý NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ

1. Hộđược tham gia vào Cơ quan quản lý NHCN 74,0 26,0 2. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng vải lai chín sớm Phù Cừ theo

đúng quy định 100,0 0

3. Được sử dụng logo, tem nhãn, bao bì cho sản phẩm mang

NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ 100,0 0

4. Được bảo vệ khi NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ bị vi phạm. 100,0 5. Được cơ quan quản lý tư vấn cách khai thác, bảo vệ và phát triển

NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ có hiệu quả nhất. 100,0 0 6. Tổ chức tham gia hội chợ triển lãm các mặt hàng nông nghiệp, 100,0 0 7. Tổ chức tham quan các mô hình tương tựở các địa phương khác 100,0 8. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật từ sản xuất tới đưa ra thị trường

đối với NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ 100,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Từ kết điều tra cho thấy, có trên 58% hộ có mong muốn được làm mô hình thí điểm xây dựng NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ trước khi nhân rộng. Vì số hộ này cho rằng, khi họ làm mô hình thí điểm, họ sẽđược áp dụng các quy trình kỹ thuật thâm canh cây vải, được quảng bá sản phẩm, chất lượng và năng suất sản phẩm của họ sẽđược nâng lên, như vậy, lợi ích họ thu được sẽ không hề nhỏ so với số kinh phí mà họ phải bỏ ra. Họ cũng muốn đảm bảo tính khả thi khi nhân rộng cho tất cả các hộ. Những hộ này là những hộ rất mạnh dạn trong kinh doanh, sẵn

sàng đầu tư, chấp nhận rủi ro.

Có 67% ý kiến cho rằng nên thành lập Hiệp hội người trồng vải lai làm các nhiệm vụ do cơ quan quản lý ủy quyền. Vì họ hy vọng rằng, Hiệp hội này ra

đời xuất phát từ lợi ích người dân sẽ liên kết được các hộ trồng vải, tìm các đầu mối thu mua sản phẩm cho các hộ. Các cán bộ quản lý NHCN phải thường xuyên xuống các hộđể tư vấn cách thức sử dụng, bảo vệ và phát triển NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”, giải thích với họ chi tiết hơn về cách khai thác NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Tất cả các hộđều mong muốn cơ quan quản lý tìm đầu ra cho sản phẩm của các hộ mang NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”. Hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm vải tương

đối dễ so với các sản phẩm vải quả khác nhưng vấn đề về thị trường tiêu thụ lại đang là một vấn đề lớn cần được giải quyết, bởi mỗi năm cứđến vụ thu hoạch rộ các hộ trồng vải thường bị các thương buôn ép giá, lúc đó trên thị trường thu mua vải chủ yếu là các thương buôn người Trung Quốc.

100% số hộ trồng vải đồng ý với ý kiến hướng dẫn quy trình kỹ thuật từ

sản xuất tới đưa ra thị trường trường đối với sản phẩm vải quả mang NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”. Cây Vải lai chín sớm Phù Cừ là cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên muốn có năng suất cao thì phải có các biện pháp kỹ

thuật chăm bón, phòng trừ sâu bệnh kịp thời trong thời gian cây ra hoa đậu quả hợp lý.

Như vậy, tổng hợp các ý kiến của các hộđược điều tra, UBND huyện Phù Cừ sẽ

có trách nhiệm trong việc quản lý như sau:

+ Thành lập tổ quản lý NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”.

+ Hình thành các công cụ để vận hành hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm: quy trình cấp và sử dụng tem nhãn sản phẩm; quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm; quy trình kỹ thuật canh tác, sơ chế và bảo quản sản phẩm; quy trình cấp, thu hồi quyền sử dụng NHCN và quy chế quản lý và sử

dụng NHCN.

+ Quản lý chặt chẽ quyền sử dụng NHCN đã được bảo hộ, bao gồm: quản lý hồ sơ, phối hợp các cơ quan chức năng chống xâm phạm quyền sở

hữu công nghiệp, cho phép quyền sử dụng, cung cấp hệ thống tem nhãn sản phẩm, bao bì sản phẩm để sử dụng cho sản phẩm Vải lai chín sớm Phù Cừ đủ điều kiện mang NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”.

+ Tập huấn và hỗ trợ thực hành về kỹ thuật chăm sóc và bảo quản vải cho tất cả các hộ trồng vải muốn sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” theo quy trình chung.

+ Hướng dẫn tập huấn về cách sử dụng nhãn mác và bao bì sản phẩm cho người trồng Vải lai chín sớm Phù Cừ.

+ Thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất và tiêu thụ Vải lai chín sớm Phù Cừđã mang NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”.

+ Xây dựng hệ thống băng rôn, pa-nô quảng cáo, tờ rơi,... để sử dụng trong quá trình giới thiệu, quảng bá và thương mại hoá cho sản phẩm Vải lai chín sớm Phù Cừ.

+ Tổ chức khai thác, tổ chức tuyên truyền, giới thiệu nhãn hiệu tập thể

trên thị trường. Tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm vào các siêu thị, các thị

trường mới, khai thác và sử dụng quyền độc quyền nhãn hiệu chứng nhận như

tài sản của tập thể vào các hợp đồng sản xuất kinh doanh;

+ Giám sát tất cả các thành viên sử dụng nhãn hiệu tập thể phải bảo đảm các điều kiện của quy chế sử dụng, yêu cầu các thành viên báo cáo và cung cấp các chứng thư cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh để xem xét trong việc sử dụng NHCN;

+ Đề xuất hình thức xử lý thành viên vi phạm trước tập thể các thành viên và tập thể sẽ quyết định mức xử lý thích hợp. Quyết định của tập thể sẽ

là cơ sở đề xuất cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành vi xâm phạm theo quy định pháp luật.

h. Nhu cầu tham gia tập huấn, hội thảo tuyên truyền giá trị NHCN “Vải

lai chín sớm Phù Cừ”

Được tham các khóa tập huấn về quy trình kỹ thuật sản xuất, tham dự các buổi thảo tuyên truyền về giá trị, cách sử dụng, khai thác NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” là nhu cầu phần lớn của các hộ trồng vải. Qua điều tra, có 140 hộ

đều mong muốn được tham gia. Thực tế, trước đây người dân cũng đã được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc Vải lai chín sớm Phù Cừ nhưng chưa được đồng bộ, đầy đủ. Vì vậy, khi sản phẩm vải lai chín sớm Phù Cừđược mang NHCN thì Cơ quan quản lý cần có những chương trình phối hợp với các

đơn vị như Sở KH&CN, Hội Nông dân, Trạm Khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng này của người dân. Giúp họ nắm được quy trình sản xuất Vải lai chín sớm Phù Cừ và hiểu sâu hơn về giá trị của NHCN.

i. Nhu cầu về cơ chế chi trả kinh phí cho xây dựng, sử dụng và phát triển

NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”

Khi đã đồng ý sẵn lòng chi trả kinh phí cho xây dựng và sử dụng NHCN cho Vải lai chín sớm Phù Cừ, tiến hành điều tra 150 hộ về hình thức chi trả mà họ ưa thích nhất, tôi đã tổng hợp lại và có các hình thức chi trả được các hộ lựa chọn là:

+ Đóng góp thông qua chính quyền địa phương xã hàng năm.

+ Đóng góp thông qua Tổ chức quản lý NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” (huyện Phù Cừ)

+ Đóng góp thông qua Hiệp hội người trồng Vải lai chín sớm Phù Cừ sau khi tổ chức này được thành lập.

Kết quả tổng hợp về các hình thức chi trảđược trình bày trong bảng 4.13.

Bảng 4.13 Nhu cầu của các hộ về hình thức chi trả kinh phí xây dựng và sử dụng NHCN

Hình thức chi trả Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

1.Thông qua chính quyền địa phương xã 42 28

2. Thông qua Tổ chức quản lý NHCN

(UBND huyện Phù Cừ) 98 65

3.Thông qua Hiệp hội người trồng Vải lai

chín sớm Phù Cừ 10 6,7

Tổng 150 100,00

Qua bảng 4.13, có 42 hộ (chiếm 28%) có ý kiến về hình thức chi trả thông quan chính quyền địa phương xã; có 98 hộ (chiếm 65%) có ý kiến thông qua tổ

chức quản lý NHCN mà trực tiếp là Ủy ban nhân dân huyện Phù Cừ, hình thức mà các hộ đồng ý thấp nhất là thông qua Hiệp hội người trồng vải 10 hộ (chiếm 6,8%). Theo họ, mọi hoạt động liên quan đến kinh phí xây dựng, sử dụng và phát triển NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” phải do Cơ quan quản lý NHCN và chính quyền xã đứng ra chịu trách nhiệm thu - chi thật hợp lý và đảm bảo sự công khai, minh bạch. Điều này để đảm bảo rằng, những khoản tiền đóng góp đó sẽđược sử

dụng đúng mục đích và hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí.

k. Nhu cầu về sử dụng và quản lý, in ấn tem phiếu

Qua điều tra các hộ dân đồng ý tham gia xây dựng và sử dụng NHCN vải lai chín sớm Phù Cừ cho thấy, các hộ đều mong muốn sản phẩm vải lai chín sớm Phù Cừ có nên dán tem phiếu. Về hình thức, tiêu chuẩn của tem phiếu, 100% hộ được hỏi đều cho rằng tem phiếu cần thể hiện được hình ảnh, thuộc tính của sản phẩm, chất lượng tốt, khác biệt hóa để phân biệt trên thị trường, tránh được sự sao chép, làm nhái, giả.

Còn việc sử dụng tem phiếu như thế nào, cũng thông qua điều tra thì trong tổng số 131 hộ đồng ý tham gia xây dựng và sử dụng NHCN thì có 102 hộ chiếm 78% có ý kiến cho rằng tem được in ấn do Tổ quản lý NHCN quản lý, có 29 hộ chiếm 22% cho rằng nên do chủ sở hữu NHCN quản lý. Vấn đề

cấp phát tem cho những sản phẩm vải lai chín sớm ra sao, qua điều tra các hộ

cũng chỉ xoay quanh hai ý kiến:

Thứ nhất: Tất cả sản phẩm vải lai chín sớm Phù Cừ được sản xuất trên

địa bàn huyện Phù Cừ, có 20 hộ trong tổng số 131 hộ tham gia NHCN chiếm 15% cùng đưa ra ý kiến này.

Thứ hai: Chỉ có sản phẩm vải lai chín sớm Phù Cừ của các hộ dân ở

vùng được chứng nhận sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”, có 111 hộ

chiếm 85% cũng đưa ra ý kiến này.

l. Nhu cầu quảng bá, giới thiệu sản phẩm “Vải lai chín sớm Phù Cừ”

phát triển của nhãn hiệu/NHCN. Hình thức quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng sẽ quyết định một phần tới số khách hàng, cũng như loại khách hàng biết

đến sản phẩm. Ví dụ quảng bá trên các phương tiện truyền thông như báo, tạp chí, mạng, phát hành tờ rơi hay tham gia các hội trợ triển lãm. Xây dựng NHCN cho Vải lai chín sớm Phù Cừ hoàn toàn không phải chỉ là việc xây dựng NHCN, tiến hành đăng ký bảo hộ các yếu tố cấu thành NHCN đó rồi có thể yên tâm khai thác những lợi ích mà nó mang lại. NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” sẽ không thể phát triển thậm chí khó tồn tại nếu chủ sở hữu nó không có các chiến lược hợp lý để duy trì và phát triển NHCN dựa trên những yếu tố thị

trường và định hướng phát triển chung của toàn huyện. Quá trình duy trì và nâng cao uy tín NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” bao gồm nhiều hoạt động liên tục, gắn bó với nhau. Nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm Vải lai chín sớm Phù Cừđến người tiêu dùng, tạo cơ hội để ngày càng nhiều thị trường biết

đến loại quả quý này.

Qua điều tra phỏng vấn các hộ trồng vải, trong số các hộ được hỏi thì chỉ

có 02 hộđã từng quảng bá sản phẩm thông qua việc tham gia Hội chợ… Phỏng vấn cơ sở thu gom, lãnh đạo chính quyền địa phương, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên cho thấy họ chưa tổ chức giới thiệu sản phẩm thông qua các kỳ Hội chợ, triển lãm nào. Nguyên nhân là do vải lai thường chín sớm, lại thu hoạch theo mùa vụ, nên việc quảng bá sản phẩm thông qua các kỳ Hội chợ, triển lãm thường là rất khó. Đây cũng là điều trăn trở của các nhà quản lý ởđịa phương trong việc quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng.

4.3.2.2 Nhu cầu của các tác nhân tiêu thụ vải

Qua điều tra một số người là thu gom, bán buôn và người tiêu dùng. Họ

thường là những người am hiểu về xuất xứ nguồn hàng, chất lượng và đặc điểm

đặc trưng của Vải lai chín sớm Phù Cừ khác so với các loại Vải khác như thế nào. Khi khảo sát nhu cầu của các tác nhân này chúng tôi thu được kết quả như sau:

+ Mức độ hiểu biết về nhãn hiệu của họ là cao hơn so với người sản xuất.

Đây là những người “mùa nào buôn quả ấy”, tức là họ buôn bán nhiều loại hoa quả khác nhau theo mùa vụ từng loại quả. Họ có điều kiện để tiếp xúc nhanh với

các thông tin thị trường, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng theo từng thời điểm. + Mức độ đồng ý tham gia vào chuỗi lưu thông sản phẩm “Vải lai chín sớm” của họ là rất lớn. Trong số 05 tác nhân tiêu thụ vải được phỏng vấn thì 100% các tác nhân này đều đồng ý tham gia vào chuỗi lưu thông sản phẩm cho người trồng vải. Vì trước đây họ tiêu thụ vải cũng gặp nhiều khó khăn.

Qua phỏng vấn, họ cho biết khi NHCN Vải lai chín sớm được bảo hộ đồng nghĩa với việc thị trường tiêu thụ vải được kiểm soát một cách chặt chẽ, chống lại hiện tượng giả mạo sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Khi đó việc tiêu thụ vải lai chín sớm của họ cũng sẽ dễ dàng hơn.

4.3.2.3 Nhu cầu của một số tổ chức liên quan đến xây dựng và sử dụng vải lai

chín sớm Phù Cừ

Việc hoàn thiện các thủ tục hồ sơđăng ký NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ và quản lý, phát triển NHCN sau đó là cả vấn đề phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về công sức trí tuệ, thời gian, kinh phí. Vì vậy để đảm bảo xây dựng thành công NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ cần có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan và sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn như Sở Khoa học và Công nghệ, Phòng Kinh tế và hạ tầng thuộc UBND huyện Phù Cừ,…Do vậy chúng tôi tiến hành khảo sát nhu cầu của một số tổ chức sau:

● Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên

Nhận thức được cây vải lai cho giá trị kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác (chỉ sau nhãn) và với mong muốn được phát triển cây vải theo hướng bền vững, từ sản xuất tới tiêu thụ. Theo ý kiến của giám đốc Sở KH&CN tỉnh Hưng Yên – Ngô Xuân Thái cho biết : “Trong thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên đã rất nỗ lực trong việc phát triển và bảo tồn vải lai. Năm 2011-2013, Sở

KH&CN đã triển khai đề tài Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh vải lai chín sớm Phù Cừ. Kết quả của đề tài này đã xây dựng được quy trình thâm canh vải lai chín sớm từ giai đoạn ra hoa, đậu quả non đến thu hoạch. Chăm

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)