Xác định hình thức bảo hộ nhãn hiệu

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 27 - 28)

Việc xác định chính xác hình thức bảo hộ cho các sản phẩm là đặc sản địa phương sẽ góp phần quan trọng trong việc đăng ký bảo hộ thành công, ít tốn kém về chi phí, thời gian thực hiện. Nhất là đối với các sản phẩm mà có gắn liền với tên địa danh. Hiện nay có ba hình thức bảo hộ cho sản phẩm có tên địa danh đi kèm sản phẩm. Đó là đăng ký nhãn hiệu tập thể, đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và đăng ký chỉ dẫn địa lý.

- Bảo hộđịa danh dưới hình thức NHTT được áp dụng khi (Cục Sở hữu trí tuệ, 2008):

+ Sản phẩm được sử dụng nhãn hiệu có thị trường, tiềm năng phát triển; có nhiều nhà sản xuất, kinh doanh với chất lượng, mẫu mã khác nhau và chưa

được kiểm soát; danh tiếng, uy tín của sản phẩm giảm; có tình trạng hàng gỉa, hàng nhái…

+ Các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm: Nhận thức được sự cần thiết phải giữ gìn uy tín chất lượng sản phẩm từđịa phương mình; tự nguyện tham gia cùng xây dựng nhãn hiệu chung cho sản phẩm; đóng góp kinh phí xây dựng và phát triển nhãn hiệu.

+ Về chính quyền địa phương: có chủ trương phát triển sản phẩm; hướng dẫn, hỗ trợ thành lập tổ chức tập thể và tiến hành thủ tục đăng ký, quản lý nhãn hiệu tập thể.

- Bảo hộ địa danh dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận khi (Cục Sở hữu trí tuệ, 2008):

+ Sản phẩm: có thị trường, tiềm năng phát triển; có nhiều nhà sản xuất, kinh doanh với chất lượng, mẫu mã khác nhau và chưa được kiểm soát; có tình trạng hàng giả, hàng nhái…

+ Các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm: Chưa nhận thức được sự cần thiết phải giữ uy tín chất lượng sản phẩm từ địa phương mình; khó khăn trong việc tập hợp các nhà sản xuất cùng tình nguyện xây dựng nhãn hiệu chung; khó khăn về kinh phí xây dựng, phát triển nhãn hiệu.

+ Chính quyền địa phương: có chủ trương phát triển sản phẩm và sẵn sang hỗ trợ việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu; cho phép hoặc thành lập các tổ

chức có đủđiều kiện để đăng ký và quản lý nhãn hiệu chứng nhận về nguồn gốc

địa lý.

- Bảo hộđịa danh dưới hình thức chỉ dẫn địa lý khi (Cục Sở hữu trí tuệ, 2008): + Sản phẩm: có danh tiếng hoặc chất lượng đặc thù do các điều kiện tự

nhiên, con người vùng sản xuất mang lại; ngành sản xuất sản phẩm cần duy trì và phát triển; có thị trường, tiềm năng phát triển; có nhiều nhà sản xuất, kinh doanh với chất lượng, mẫu mã khác nhau và chưa được kiểm soát; danh tiếng, uy tín của sản phẩm giảm, có tình trạng hàng giả, hàng nhái…

+ Các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm: Nhận thức được sự cần thiết phải giữ gìn uy tín chất lượng sản phẩm từ địa phương mình; có khả năng tập hợp các nhà sản xuất để xây dựng CDĐL; có khả năng huy động kinh phí cùng nhau xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý.

+ Về chính quyền địa phương: có chủ trương phát triển sản phẩm, sẵn sàng hỗ trợ xây dựng và phát triển CDĐL; đầu tư xây dựng hệ thống quản lý chỉ

dẫn địa lý.

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 27 - 28)