Giải pháp về sản xuất và tiêu thụ

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 106 - 108)

4.5.2.1 Giải pháp về sản xuất

Cơ sở đưa ra giải pháp: Các hộ trồng vải sản xuất vải còn manh mún; thường dựa vào kinh nghiệm là chính; chưa có nhiều kiến thức về KH&KT.

Cách thức thực hiện:

- Tại Phù Cừ sản xuất vải đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang còn nhiều tiềm năng để phát triển. Trong những năm tới hộ sản xuất phải tập trung các nguồn lực đầu tư để chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hoá cho cây vải nơi đây. Thay đổi dần thói quen sản xuất, thay vì sản xuất vải theo kinh nghiệm như trước đây sang sản xuất theo khoa học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn ngày càng cao của người tiêu dùng. Nông dân cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức khoa học về sản xuất và bảo quản, thực tiễn hoá kiến thức ấy thành các kĩ

năng sản xuất tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng quả Vải.

- Khâu kỹ thuật chăm sóc là yếu tố quan trọng, quyết định rất lớn đến kết quả sản xuất cuối cùng. Người sản xuất trước hết phải nắm vững được các quy trình sản xuất, cần chủ động chủ động liên hệ với các trung tâm nghiên cứu lớn như Viện nghiên cứu rau quả, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, cơ quan khuyến nông.... để có được sự tư vấn tốt nhất.

- Thông qua các hình thức khuyến nông (hội nghị đầu bờ, tập huấn kỹ

thuật...) phổ biến kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại vải cho các hộ. Tập trung vào nhóm hộ trong độ tuổi 42 – 50. Khuyến khích người sản xuất áp dụng các

tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hạn chế sự tác động của thời tiết. - Trạm khuyến nông huyện cần kết hợp với các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện "Trẻ hóa vườn vải" đối với những vườn vải già cỗi, sâu bệnh, ít quả

thành những vườn vải xanh tốt, khỏe mạnh sai quả bằng cách đốn tỉa đúng quy trình kỹ thuật.

4.5.2.2 Giải pháp về tiêu thụ

Cơ sởđưa ra giải pháp: Hiện nay vấn đề tiêu thụ vải tại Phù Cừ còn gặp nhiều khó khăn, người trồng vải chưa có sự liên kết trong việc phân phối sản phẩm. Hoạt

động kinh doanh mang tính tự túc, mạnh ai nấy làm, chưa có một sự liên kết mạnh mẽ giữa người sản xuất và người kinh doanh, chưa có đơn vị thật sựđứng ra liên kết người sản xuất lại với nhau thành một đầu mối phân phối sản phảm cũng như tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Hình thức phân phối chủ yếu là bán tại nhà hoặc bán tại các địa điểm tập trung, thậm chí giao luôn cho thương lái khâu thu gom sản phẩm và tiêu thụ. Chính điều này làm giảm giá trị của sản phẩm vải lai chín sớm Phù Cừ đi rất nhiều, số lượng tiêu thụ, giá bán sản phẩm không cao, chưa tương xứng với giá trị sẵn có của sản phẩm.

Cách thức thực hiện: Để khắc phục được những khó khăn trên, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các hộ trông vải cần phải thực hiện những biện pháp sau:

- Thiết lập mối quan hệ bền vững với các tác nhân trong kênh tiêu thụ để

có liên kết giúp đỡ nhau cùng phát triển.

- Liên kết với người bán buôn để ký hợp đồng đầu vào ổn định với các hộ

sản xuất chủđộng được nguồn hàng sản phẩm của mình.

- Thường xuyên tìm hiểu thị trường nơi họđang trao đổi mua bán và các thị

trường khác xung quanh. Đồng thời họ nên phối hợp, cộng tác với các cơ quan nghiên cứu có liên quan để khảo sát và tìm kiếm các thị trường tiềm năng.

- Sản xuất cần đi vào chuyên môn hoá nhằm tăng diện tích và sản lượng vải; tìm kiếm những thị trường tiêu thụ mới, nhất là mở rộng vào thị trường miền Trung và thị trường miền Nam.

Thị trường tiêu thụ hoa quả nói chung và vải quả nói riêng không chỉ bó hẹp trong nước mà còn cả thị trường rộng lớn bên ngoài lãnh thổ. Trung Quốc

hàng năm vẫn nhập khẩu một lượng lớn rau quả của Việt Nam qua đường chính ngạch và tiểu ngạch. Hàng năm các thương nhân người Trung Quốc thường về tận xã để thu mua vải quả. Xuất khẩu vải quả sang Trung Quốc cũng là một hướng đi mới nhiều triển vọng mà tác nhân này cần quan tâm.

4.5.3 Gii pháp nhm đáp ng nhu cu v xây dng và s dng Vi lai chín sm Phù C

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 106 - 108)