Mức sẵn lòng chi trả của các hộ điều tra để tham gia xây dựng

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 94 - 97)

dng NHCN “Vi lai chín sm Phù C

a. Mức độ sẵn sàng đóng phí sử dụng NHCN vải lai chín sớm Phù Cừ

sớm Phù Cừ, cụ thể là sản phẩm vải quả của cây vải lai của hộ sẽ mang NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ khi đưa ra thị trường hay không thì có tới 135 người mong muốn tham gia đóng phí sử dụng, chiếm 90,00%. Có 15 người chiếm 10,00% không

đồng ý tham gia xây dựng với lý do là họ không tin tưởng vào dự án.

Bảng 4.14. Mức độ sẵn sàng đóng phí sử dụng NHCN vải lai chín sớm Phù Cừ Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Có nhu cầu 135 90,00 Không có nhu cầu 15 10,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014 b. Mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng NHCN của hộ trồng vải Để đo lường mức kinh phí bằng lòng đóng góp của các hộ trồng vải tại Phù Cừ cho hoạt động xây dựng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”, trong đề tài sử dụng phương pháp CVM. Với phương pháp này, coi NHCN “vải lai chín sớm Phù Cừ” là một hàng hóa đặc biệt. Để sử dụng hàng hóa đặc biệt này, người tiêu dùng phải chi trả chi phí là một điều tất yếu. Dựa trên cơ sởđó, tôi đã tiến hành

điều tra mức sẵn lòng chi trả cho việc tham gia xây dựng và sử dụng NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ theo từng đối tượng và quy mô.

Mức phí bằng lòng đóng góp của nhóm hộ sản xuất được thể hiện qua bảng 4.15 dưới đây: Bảng 4.15. Mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng NHCN của hộ trồng vải TT Mức sẵn lòng chi trả (Nghìn đồng/sào/năm) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 0 15 10,00 2 100 47 31,33 3 200 49 32,67 4 300 19 12,67 5 400 10 6,67 6 500 5 3,33 7 600 5 3,33 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Qua bảng 4.15 cho thấy, trong tổng số 150 hộ được hỏi thì có 15 hộ không

đồng ý đóng góp kinh phí nên coi mức đóng góp là 0 đồng. Trong số 135 hộ bằng lòng đóng góp với mức giá từ 100 đến 600 nghìn đồng/năm. Ta thấy có 47 hộ chiếm 31,33% có mức bằng lòng đóng góp 100 nghìn đồng. Mức 200 nghìn đồng có 49 hộ

tham gia chiếm 32,67%. Mức đóng góp cao nhất là 600 nghìn đồng có 5 hộ lựa chọn mức đóng góp này vì họ rất tin tưởng vào dự án, vào những lợi ích mà NHCN sẽ đem lại cho họ khi tham gia. Mức 500 nghìn đồng có 5 hộ tham gia chiếm 11,76%. Mức 400 nghìn đồng có 10 hộ tham gia chiếm 6,67% và mức 300 nghìn đồng có 19 hộ tham gia chiếm 12,67%. Ngoài những lợi ích đã phân tích ở trên khi tham gia xây dựng NHCN thì các hộ trồng vải còn được các lợi ích như: được hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuẩn đưa lại chất lượng vải quả thương phẩm cao nhất; được hỗ trợ

tham gia thị trường, tìm kiếm thị trường; cấp túi, tem nhãn, đóng gói, mã vạch; sản phẩm mang tên NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ khi đưa ra thị trường,...

Sử dụng công thức tính số bình quân gia quyền, tôi xác định được mức sẵn lòng trả bình quân một hộ trồng vải là 198,00 nghìn đồng/năm.

Như vậy, mối quan hệ giữa mức sẵn lòng chi trả với số hộ có mối quan hệ tỉ lệ nghịch, với mức sẵn lòng chi trả càng cao thì số hộ đồng ý chi trả càng thấp. Nhìn chung, với mức sẵn lòng chi trả này, hộ quy mô lớn và sản lượng lớn, vừa có thể chấp nhận thanh toán được nhưng sẽ khó chấp nhận đối với hộ quy mô nhỏ, sản lượng vải thấp.

c. Quỹ xây dựng, sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”

Bảng 4.16 Tổng quỹ xây dựng và sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Kết quả

Tổng quỹ thực tế của 135 số hộđược điều tra đồng ý chi trả 26,730

Tổng quỹ của 150 hộđiều tra 29,700

Tổng quỹ thực tế thông qua 90% số hộ trồng vải của toàn huyện

đồng ý chi trả 215,622

Tổng quỹ mà chương trình triển khai thành công 239,580

Trên cơ sở có 15 hộ không bằng lòng đóng kinh phí và ước tính mức sẵn lòng chi trả của 135 hộ, tôi thu được kết quả mức chi trả thấp nhất là 100 nghìn

đồng /năm, cao nhất là 600 nghìn đồng/năm và mức chi trả bình quân là 198,00 nghìn đồng/năm/sào (công thức tính bình quân gia quyền).

Dựa trên cơ sở đó, tôi đã ước tính tổng số quỹ do các hộ trồng Vải lai chín sớm Phù Cừđóng góp hàng năm khi triển khai dự án xây dựng và sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”.

Theo thống kê của huyện Phù Cừ 2014, toàn huyện có hơn 1.210 hộ

trồng vải. Sử dụng công thức nhân rộng cho tổng thể với mức chi trả bình quân là 198,00 nghìn đồng/năm. Như vậy, theo kết quả nghiên cứu có 90% đồng ý tham gia đóng góp kinh phí thì tổng số quỹ xây dựng, sử dụng và phát triển NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” hàng năm từ phía người dân đóng góp ước tính khoảng 215,622 triệu đồng/sào/năm. Tổng quỹ mà chương trình triển khai thành công khoảng 239,580 triệu đồng/sào/năm.

Tóm lại, thông qua việc đánh giá nhu cầu xây dựng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”, tôi nhận thấy rằng:

Mức sẵn lòng trả của các hộ phụ thuộc nhiều vào khả năng kinh tế, cách nghĩ, quan điểm, mức độ hiểu biết và sự kỳ vọng của các hộ sau khi có NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”.

Nhu cầu xây dựng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” các hộ rất lớn: 135% hộ đồng ý đóng kinh phí. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết của họ về thủ tục tạo lập NHCN còn rất thấp (1,67%). Vì vậy, giải pháp đặt ra cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân về giá trị và thủ tục tạo lập NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”.

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 94 - 97)