Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 59 - 60)

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thông qua quan sát, thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế, qua các số liệu thứ

cấp, chúng tôi tiến hành thống kê, mô tả lại các hiện tượng trong quá trình sản xuất, tiêu thụ của hộ trồng vải: Tình hình sản xuất vải của hộ (diện tích, năng suất, sản lượng), các kênh tiêu thụ, giá bán, thời gian...

Tìm hiểu nhu cầu của người trồng vải về việc xây dựng và sử dụng NHCN cho vải lai chín sớm Phù Cừ và những khó khăn mà họ đang gặp phải là gì. Dựa trên những thông tin thu thập được chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích nhằm đưa ra

ý kiến, kiến nghị giải pháp để thu hút được người trồng vải tham gia xây dựng và sử

dụng NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian, so sánh giữa các hộ có quy mô khác nhau để thấy được sự khác nhau, từ đó tìm ra nguyên nhân của sự khác biệt đó và đưa ra giải pháp.

3.2.4.3. Phương pháp thống kê kinh tế

Sử dụng để thống kê hiện trạng về đất đai, dân số, lao động, giá trị sản xuất, diện tích, năng suất, sản lượng vải của huyện qua các năm. Đồng thời tính toán các chỉ tiêu về tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân về các chỉ tiêu đó. Thống kê hiện trạng sản xuất, tiêu thụ vải và nhu cầu về xây dựng và sử dụng NHCN của các hộ trồng vải tại huyện Phù Cừ.

3.2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng việc sản xuất vải lai chín sớm cùng với những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể đánh giá mức độ của hiện tượng, tình hình biến động của các hiện tượng, mối quan hệ giữa các hiện tượng qua bảng tính Excel.

3.2.4.5. Phương pháp chuyên gia

- Là phương pháp nghiên cứu kinh tế dựa trên ý kiến của các chuyên gia, trong đó là những người có trình độ, chuyên môn sâu, am hiểu về lĩnh vực mà tôi

đang nghiên cứu. Cụ thể, trong đề tài này tôi tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các nhà quản lý, cán bộ chuyên môn ởđịa phương về các vấn đề liên quan đến cây Vải nói chung và Vải lai chín sớm Phù Cừ nói riêng. Từđó, đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về các vấn đề nghiên cứu giúp cho việc nghiên cứu và đánh giá được chính xác, khách quan, khoa học hơn.

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 59 - 60)