hiệu vải lai chín sớm Phù Cừ
Mặc dù cây Vải lai chín sớm Phù Cừđạt được hiệu quả kinh tế cao, nhưng do quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán trên phạm vi toàn huyện nên rất khó khăn trong khâu thu gom, vận chuyển... nhất là khi thực hiện ký kết hợp
đồng tiêu thụ với số lượng lớn. Vì vậy cần quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây vải. Phát triển sản xuất theo mô hình HTX, từđó mới thực hiện tốt mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Để phát triển sản xuất cây vải cả về năng suất và chất lượng, cần phải có sự hỗ trợ tác động rất lớn từ phía cơ quan tổ chức nhà nước và chính quyền địa phương sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nghiên cứu với chính quyền địa phương với các hộ dân để có được sự tư vấn hỗ trợ, chuyển giao khuyến cáo và hợp tác nhất định về vấn đề giống và kỹ thuật.
Tăng cường hơn nữa các hoạt động tập huấn chuyển giao KHKT cho người nông dân. Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viêc của tổ chức WTO, nông dân và các tác nhân thương mại phải được tập huấn, được hiểu về quy định tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam và thế giới, hướng người sản xuất và người kinh doanh đến nhu cầu của thị trường.
Nếu người trồng vải không mặn mà với việc tạo lập nhãn hiệu thì trong quá trình khai thác NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” sẽ không hiệu quả và không tồn tại nếu không làm tốt việc bảo vệ chất lượng NHCN. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề cạnh tranh hàng hoá khốc liệt rất dễ dẫn đến gian lận thương mại làm cho việc bảo vệ nhãn hiệu khó khăn gấp nhiều lần.
Xuất phát từ những hạn chế và khó khăn đã phân tích ở trên, tôi đã đưa ra một số giải pháp và định hướng trong thời gian tới như sau:
4.5.1 Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng
Cơ sở đưa ra giải pháp: Kết quả điều tra cho thấy trong 150 hộ phỏng vấn có 15 hộ không đồng ý tham xây dựng và sử dụng NHCN vì họ cho rằng họ
không nhận được nhiều lợi ích tham gia. Có 15% số hộ không đồng ý tham gia xây dựng và sử dụng NHCN có trình độ dưới THPT. Vì vậy, để nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề tham gia xây dựng và sử dụng NHCN cần thực hiện thông qua các hình thức tuyên truyền khác nhau.
Cách thức thực hiện:
- Tổ chức các lớp tập huấn hoặc tuyên truyền trên Đài phát thanh của xã hay thông qua chương trình tuyền truyền sở hữu trí tuệ trên Đài phát thanh và
truyền hình của tỉnh hoặc lồng ghép tuyên truyền về SHTT vào các hoạt động của thôn, xóm như các buổi họp xóm, họp thôn từ đó các người dân mới cung cấp được các kiến thức đầy đủ về vai trò, lợi ích của sở hữu trí tuệ nói chung và NHCN nói riêng.
- Khuyến khích người dân chủđộng hơn trong việc tìm hiểu các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển sản phẩm vải theo hướng xây dựng NHCN thông qua hệ thống pano, áp phích, băng rôn, phát thanh của địa phương.
4.5.2 Giải pháp về sản xuất và tiêu thụ
4.5.2.1 Giải pháp về sản xuất
Cơ sở đưa ra giải pháp: Các hộ trồng vải sản xuất vải còn manh mún; thường dựa vào kinh nghiệm là chính; chưa có nhiều kiến thức về KH&KT.
Cách thức thực hiện:
- Tại Phù Cừ sản xuất vải đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang còn nhiều tiềm năng để phát triển. Trong những năm tới hộ sản xuất phải tập trung các nguồn lực đầu tư để chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hoá cho cây vải nơi đây. Thay đổi dần thói quen sản xuất, thay vì sản xuất vải theo kinh nghiệm như trước đây sang sản xuất theo khoa học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn ngày càng cao của người tiêu dùng. Nông dân cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức khoa học về sản xuất và bảo quản, thực tiễn hoá kiến thức ấy thành các kĩ
năng sản xuất tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng quả Vải.
- Khâu kỹ thuật chăm sóc là yếu tố quan trọng, quyết định rất lớn đến kết quả sản xuất cuối cùng. Người sản xuất trước hết phải nắm vững được các quy trình sản xuất, cần chủ động chủ động liên hệ với các trung tâm nghiên cứu lớn như Viện nghiên cứu rau quả, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, cơ quan khuyến nông.... để có được sự tư vấn tốt nhất.
- Thông qua các hình thức khuyến nông (hội nghị đầu bờ, tập huấn kỹ
thuật...) phổ biến kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại vải cho các hộ. Tập trung vào nhóm hộ trong độ tuổi 42 – 50. Khuyến khích người sản xuất áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hạn chế sự tác động của thời tiết. - Trạm khuyến nông huyện cần kết hợp với các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện "Trẻ hóa vườn vải" đối với những vườn vải già cỗi, sâu bệnh, ít quả
thành những vườn vải xanh tốt, khỏe mạnh sai quả bằng cách đốn tỉa đúng quy trình kỹ thuật.
4.5.2.2 Giải pháp về tiêu thụ
Cơ sởđưa ra giải pháp: Hiện nay vấn đề tiêu thụ vải tại Phù Cừ còn gặp nhiều khó khăn, người trồng vải chưa có sự liên kết trong việc phân phối sản phẩm. Hoạt
động kinh doanh mang tính tự túc, mạnh ai nấy làm, chưa có một sự liên kết mạnh mẽ giữa người sản xuất và người kinh doanh, chưa có đơn vị thật sựđứng ra liên kết người sản xuất lại với nhau thành một đầu mối phân phối sản phảm cũng như tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Hình thức phân phối chủ yếu là bán tại nhà hoặc bán tại các địa điểm tập trung, thậm chí giao luôn cho thương lái khâu thu gom sản phẩm và tiêu thụ. Chính điều này làm giảm giá trị của sản phẩm vải lai chín sớm Phù Cừ đi rất nhiều, số lượng tiêu thụ, giá bán sản phẩm không cao, chưa tương xứng với giá trị sẵn có của sản phẩm.
Cách thức thực hiện: Để khắc phục được những khó khăn trên, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các hộ trông vải cần phải thực hiện những biện pháp sau:
- Thiết lập mối quan hệ bền vững với các tác nhân trong kênh tiêu thụ để
có liên kết giúp đỡ nhau cùng phát triển.
- Liên kết với người bán buôn để ký hợp đồng đầu vào ổn định với các hộ
sản xuất chủđộng được nguồn hàng sản phẩm của mình.
- Thường xuyên tìm hiểu thị trường nơi họđang trao đổi mua bán và các thị
trường khác xung quanh. Đồng thời họ nên phối hợp, cộng tác với các cơ quan nghiên cứu có liên quan để khảo sát và tìm kiếm các thị trường tiềm năng.
- Sản xuất cần đi vào chuyên môn hoá nhằm tăng diện tích và sản lượng vải; tìm kiếm những thị trường tiêu thụ mới, nhất là mở rộng vào thị trường miền Trung và thị trường miền Nam.
Thị trường tiêu thụ hoa quả nói chung và vải quả nói riêng không chỉ bó hẹp trong nước mà còn cả thị trường rộng lớn bên ngoài lãnh thổ. Trung Quốc
hàng năm vẫn nhập khẩu một lượng lớn rau quả của Việt Nam qua đường chính ngạch và tiểu ngạch. Hàng năm các thương nhân người Trung Quốc thường về tận xã để thu mua vải quả. Xuất khẩu vải quả sang Trung Quốc cũng là một hướng đi mới nhiều triển vọng mà tác nhân này cần quan tâm.
4.5.3 Giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu về xây dựng và sử dụng Vải lai chín sớm Phù Cừ sớm Phù Cừ
Cơ sở đưa ra giải pháp: Qua điều tra cho thấy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm của địa phương; chưa có cơ quan đứng ra quản lý NHCN; chưa có cơ chế quản lý việc sử dụng NHCN khi người dân có nhu cầu tham gia sử dụng.
Cách thức thực hiện: Nhằm đáp ứng nhu cầu của người nông dân được tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Vải lai chín sớm Phù Cừ, tôi
đưa ra một số giải pháp như sau:
* Đối với cơ quan chính quyền địa phương
- Cần xây dựng các cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ người dân trong sản xuất và tiêu thụ vải cũng như hỗ trợ trong việc xây dựng nhãn hiệu vải lai chín sớm Phù Cừ.
- Các cơ quan chính quyền địa phương nên quan tâm đến chủ thể quản lý NHCN, giúp đỡ chủ thể quản lý NHCN để đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của người dân.
- Hàng năm cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với chính quyền địa phương và người dân tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện về pháp lý cho người dân, giúp người dân về khoa học công nghệ, về khuyến nông, tiêu thụ và phòng trừ sâu bệnh…
- Cần có sự tham gia liên kết giữa các nhà với người nông dân. Đặc biệt là nhà khoa học, giúp người dân tìm ra nguyên nhân mất mùa vải trong những năm qua. Bên cạnh đó nhà nước tạo điều kiện hướng dẫn cho nông dân các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây hiệu quả.
* Đối với cơ quan quản lý NHCN
Để xây dựng thành công NHCN cũng như quản lý, khai thác tối đa giá trị
chức hoặc một cơ quan quản lý nhà nước đứng ra quản lý. Qua nghiên cứu thực tế hiện nay, tổ chức quản lý NHCN ở một số địa phương áp dụng đã mang lại hiệu quả rõ rệt là Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Hội Nông dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện để quản lý mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, giám sát việc sử dụng NHCN, quy trình kỹ thuật, kiểm soát chất lượng sản phẩm, quản lý việc gắn tem nhãn, sử dụng bao bì đóng gói sản phẩm. Đối với sản phẩm vải lai chín sớm của Phù Cừ, thì chủ thể của nhãn hiệu chứng nhận tốt nhất là Ủy ban nhân dân huyện Phù Cừ. Cơ quan này sẽ tập hợp được các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Phù Cừ
cùng tham gia xây dựng, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ” thành một nhãn hiệu có uy tín của cộng đồng những người trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh vải quả của địa phương.
Để thực hiện được những điều trên, Ủy ban nhân dân huyện Phù Cừ
phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ”;
- Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm vải lai chín sớm Phù Cừ;
- Xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm; quy trình kỹ thuật canh tác, sơ chế và bảo quản vải lai chín sớm Phù Cừ;
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ” cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng được các điều kiện theo quy định;
- Quản lý và kiểm soát việc sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ” theo đúng quy định.
- Kiểm tra và tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ”.
- Quản lý việc sử dụng nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ”.
- Phát hiện và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm các quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm
Phù Cừ”.
Ủy ban nhân dân huyện Phù Cừ thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân các quy trình trồng vải, các quy định khi tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”, vai trò và lợi ích khi tham gia sử dụng NHCN để người dân có thể hiểu rõ về NHCN góp phần phát triển và nâng cao danh tiếng sản phẩm của mình.
4.5.4Giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến thương mại
Cơ sở đưa ra giải pháp: Thị trường tiêu thụ sản phẩm Vải lai chín sớm Phù Cừ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh trong cơ chế thị trường. Cần thúc đẩy việc tiêu thụ sản phảm vải quảở huyện Phù Cừ. Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền, đoàn thể về cung, cầu, giá cả, thị hiếu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước đến người sản xuất vải. Giúp họ định hướng sản xuất lâu dài, ổn định có căn cứ phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Cách thức thực hiện:
- Tổ chức hội trợ, triển lãm nhằm quảng bá ưu thế của sản phẩm vải quả ở Phù Cừ. Thông qua hình thức này để tìm kiếm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
- Phát huy vai trò chủ động của nông dân trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ vải tránh tình trạng trông chờ và ỷ lại vào Nhà nước.
- Đẩy mạnh tiến độ xây dựng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” cho huyện Phù Cừ.
- Khuyến khích xây dựng các chợ trung tâm cụm xã, các chợ trung tâm huyện, chợđầu mối nông sản theo quy hoạch đã được phê duyệt ở các vùng sản xuất vải hàng hóa để tổ chức thu mua được thuận lợi, tránh ùn tắc giao thông, tạo
điều kiện cho các hộ gia đình phát triển sản xuất ổn định.
- Xây dựng các kênh thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu với sự
tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm và tham gia vào xuất khẩu.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
5.1. Kết luận
Nhãn hiệu chứng nhận là một trong những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp cần được bảo hộ. Các sản phẩm đặc sản của địa phương, của làng nghề
(trong đó có sản phẩm vải lai chín sớm Phù Cừ, của huyện Phù Cừ) rất cần được bảo hộ dưới dạng NHCN. Có như vậy mới phát huy được giá trị, nâng cao uy tín của sản phẩm, bảo tồn được các sản phẩm đặc sản của địa phương. Theo điều tra, trước đây thu nhập chính của các hộ ở các xã được điều tra chủ yếu từ cây lúa. Trong những năm gần đây, do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăm sóc nên năng suất và chất lượng vải cũng tăng lên do vậy, nguồn thu nhập từ vải lại là chính. Sản phẩm Vải lai chín sớm Phù Cừ không chỉđược tiêu thụ trong tỉnh mà còn được tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt đã được thị
trường ở Trung Quốc chấp nhận. Mỗi vụ cho thu hoạch từ 4000-5000 tấn quả, với tổng số tiền thu được trong toàn huyện khoảng 70 tỷđồng. So với cây lương thực như lúa, ngô, cây màu...vải lai chín sớm Phù Cừ cho hiệu quả kinh tế rất cao, so với nhãn lồng có giá trị gần tương đương. Vì vậy việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm vải lai chín sớm Phù Cừ không chỉ khẳng định
được thương hiệu sản phẩm mà còn duy trì và bảo tồn được sản phẩm đặc sản của địa phương, giúp người dân giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao
động nông thôn đồng thời góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Sau khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã rút ra một số
kết luận sau:
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhu cầu, cầu,nhãn hiệu, nhãn hiệu chứng