Giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu về xây dựng và sử dụng Vả

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 108 - 110)

Cơ sở đưa ra giải pháp: Qua điều tra cho thấy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm của địa phương; chưa có cơ quan đứng ra quản lý NHCN; chưa có cơ chế quản lý việc sử dụng NHCN khi người dân có nhu cầu tham gia sử dụng.

Cách thức thực hiện: Nhằm đáp ứng nhu cầu của người nông dân được tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Vải lai chín sớm Phù Cừ, tôi

đưa ra một số giải pháp như sau:

* Đối vi cơ quan chính quyn địa phương

- Cần xây dựng các cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ người dân trong sản xuất và tiêu thụ vải cũng như hỗ trợ trong việc xây dựng nhãn hiệu vải lai chín sớm Phù Cừ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương nên quan tâm đến chủ thể quản lý NHCN, giúp đỡ chủ thể quản lý NHCN để đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của người dân.

- Hàng năm cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với chính quyền địa phương và người dân tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện về pháp lý cho người dân, giúp người dân về khoa học công nghệ, về khuyến nông, tiêu thụ và phòng trừ sâu bệnh…

- Cần có sự tham gia liên kết giữa các nhà với người nông dân. Đặc biệt là nhà khoa học, giúp người dân tìm ra nguyên nhân mất mùa vải trong những năm qua. Bên cạnh đó nhà nước tạo điều kiện hướng dẫn cho nông dân các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây hiệu quả.

* Đối vi cơ quan qun lý NHCN

Để xây dựng thành công NHCN cũng như quản lý, khai thác tối đa giá trị

chức hoặc một cơ quan quản lý nhà nước đứng ra quản lý. Qua nghiên cứu thực tế hiện nay, tổ chức quản lý NHCN ở một số địa phương áp dụng đã mang lại hiệu quả rõ rệt là Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Hội Nông dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện để quản lý mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, giám sát việc sử dụng NHCN, quy trình kỹ thuật, kiểm soát chất lượng sản phẩm, quản lý việc gắn tem nhãn, sử dụng bao bì đóng gói sản phẩm. Đối với sản phẩm vải lai chín sớm của Phù Cừ, thì chủ thể của nhãn hiệu chứng nhận tốt nhất là Ủy ban nhân dân huyện Phù Cừ. Cơ quan này sẽ tập hợp được các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Phù Cừ

cùng tham gia xây dựng, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ” thành một nhãn hiệu có uy tín của cộng đồng những người trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh vải quả của địa phương.

Để thực hiện được những điều trên, Ủy ban nhân dân huyện Phù Cừ

phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ”;

- Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm vải lai chín sớm Phù Cừ;

- Xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm; quy trình kỹ thuật canh tác, sơ chế và bảo quản vải lai chín sớm Phù Cừ;

- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ” cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng được các điều kiện theo quy định;

- Quản lý và kiểm soát việc sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ” theo đúng quy định.

- Kiểm tra và tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ”.

- Quản lý việc sử dụng nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ”.

- Phát hiện và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm các quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm

Phù Cừ”.

Ủy ban nhân dân huyện Phù Cừ thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân các quy trình trồng vải, các quy định khi tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”, vai trò và lợi ích khi tham gia sử dụng NHCN để người dân có thể hiểu rõ về NHCN góp phần phát triển và nâng cao danh tiếng sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 108 - 110)