Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng một số nhãn hiệu trên thế

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 37 - 44)

Các sản phẩm đặc sản mang tính truyền thống văn hóa riêng của từng vùng, quốc gia nên vấn đề bảo vệ nguồn gốc xuất xứ của chúng là vấn đề hết sức cần thiết. Vấn đề này đã được các quốc gia trên thế giới quan tâm nhưở Pháp và Indonexia hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý được thiết lập từ năm 1905, đến năm 1992 các quy định của Pháp trong quy chế 2081/92-EU để bảo hộ sản phẩm dưới chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ được tất cả các nước Châu Âu tuân thủ (Hồ

Ngọc Cường, 2010). Tại Mỹ, Hệ thống pháp luật về nhãn hiệu có lịch sử lâu đời với những quy định tương đối đầy đủ, đã được thực thi trong thời gian dài, trong

đó Lanham Act và Luật nhãn hiệu Trademark Act 1905 là các đạo luật có vai trò quan trọng nhất; Còn ở các nước Châu Á, việc tiếp cận vấn đề này còn chậm. Ở

Indonexia luật nhãn hiệu được ban hành năm 2001; ởẤn Độ tháng 9/2003, Luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra đời.

Theo Luật nhãn hiệu của Hoa Kỳ quy định các tên gọi hoặc dấu hiệu về địa lý - một mặt, sẽ bị coi là mang tính mô tả về vùng địa lý và do đó sẽ không

được chấp nhận đăng ký như một nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu tập thể nếu không chứng minh được khả năng phân biệt của chúng tại Hoa Kỳ - mặt khác, lại có thể

đăng ký như một nhãn hiệu chứng nhận. Nhãn hiệu chứng nhận là bất kỳ một từ, tên gọi, biểu tượng hoặc hình ảnh được một bên hoặc nhiều bên không phải là chủ nhãn hiệu sử dụng để chứng nhận một khía cạnh nào đó về sản phẩm, dịch vụ của mình. Có ba loại nhãn hiệu chứng nhận: (i) nhãn hiệu chứng nhận hàng hoá hoặc dịch vụ có nguồn gốc xuất xứ từ một khu vực địa lý nhất định; (ii) nhãn hiệu chứng nhận hàng hoá và dịch vụ đạt tiêu chuẩn về chất lượng, nguyên liệu sản xuất hay cách thức sản xuất; (iii) nhãn hiệu chứng nhận cách thức cung cấp dịch vụ hoặc quy trình sản xuất hàng hoá đáp ứng theo tiêu chuẩn nhất định. Trong đó, nhãn hiệu chứng nhận hàng hoá, dịch vụ có nguồn gốc từ khu vực địa lý có nhiều đặc điểm tương đối gần với chỉ dẫn địa lý. Vì vậy, các chỉ dẫn địa lý của các nước thường đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận về nguồn gốc tại thị trường Hoa Kỳ như Parmigiano Reggiano, Roquefort, Swiss, Darjeeling… (Lê Thị Thu Hà, 2010).

Ở Inđônêxia: Inđônêxia là một trong những nước đi đầu trong việc xây dựng và sử dụng CDĐL cho các sản phẩm nông sản và thực phẩm ở khu vực

Đông Nam châu Á. Là một đất nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp. Inđônêxia có tiềm năng to lớn về những sản phẩm

đặc thù mang tính dân tộc và có nguồn gốc CDĐL như hồ tiêu trắng, cà phê, ca cao … Vì vậy, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm nông sản và thực phẩm là một biện pháp được chính phủ Inđônêxia đánh giá rất cao,

đặc biệt trong việc đưa các sản phẩm chất lượng và danh tiếng của Inđônêxia đến với người tiêu dùng (Trần Thăng Long, 2011).

Ví dụ: Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm càphê vùng Bali ở

Inđônêxia được thực hiện qua các bước sau:

- Trao quyền cho các tổ chức của nông dân: Thành lập tổ chức của người dân bao gồm những hộ nằm trong vùng sản xuất cà phê, thực hiện đúng theo các quy trình sản xuất và trực tiếp được quyền đăng ký kinh doanh, đăng ký sử dụng thương hiệu sản phẩm của cà phê này.

- Thực hiện quy trình thống nhất và nâng cao chất lượng: Quy trình sản xuất từ khâu sản xuất đến khâu chế biến cà phê của vùng Bali được thực hiện

thống nhất, đúng quy trình kỹ thuật. Toàn bộ diện tích cà phê được canh tác theo phương thức hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.

- Thành lập tổ chức quản lý NHTT: Đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo việc sản xuất và sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm cà phê Bali

đúng mục đích, chất lượng, hiệu quả. Nhiệm vụ này được giao cho một tổ

chức của những người sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm cà phê. Tổ

chức này được hoạt động dưới sự bảo trợ của Nhà nước, Chính quyền

địa phương.

Ở Bồ Đào Nha: Vai trò của tổ chức nông dân trong phát huy giá trị

thương hiệu của nông sản - kinh nghiệm tại Bồ Đào Nha (Phùng Thị Hằng Hoa, 2010).

Lê Oeste Rocha của BồĐào Nha là sản phẩm khá đặc biệt so với các giống lê khác trong vùng về hình dáng và chất lượng. Sản phẩm này được nhiều người tiêu dùng quen thuộc nhưng tên gọi Oeste Rocha đã bị những người kinh doanh lạm dụng đối với các giống lê khác trong và ngoài vùng. Kết quả là thương hiệu Lê Oeste Rocha đã dần dần bị mất trong tâm trí người tiêu dùng, giá sản phẩm giảm. Nhưng đã qua một thời gian dài không có người sản xuất cũng như cộng đồng nào

đứng ra bảo vệ giá trị này. Trước tình hình đó, năm 1992, sau khi qui chế 2081/92 của EU ra đời, 50 người bao gồm cả người sản xuất, người đóng gói đã tập hợp nhau lại và thành lập Hiệp hội các nhà sản xuất Lê Oeste Rocha quốc gia. Nội dung hoạt động của hiệp hội là:

- Trợ giúp kỹ thuật, thực hiện một tiêu chuẩn chung về thương mại và nhãn mác.

- Xây dựng hệ thống thương mại chung, chiến lược xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường ra nước ngoài.

- Cùng nhau thực hiện qui trình nhằm giảm chi phí sản xuất, bình ổn giá cả thị trường và tạo lập danh sách cho hiệp hội cũng như cho sản phẩm.

- Nộp đơn yêu cầu được bảo hộ thương hiệu TGXX cho sản phẩm Lê Oeste Rocha theo qui chế EU, quản lý và tổ chức áp dụng thương hiệu TGXX, duy trì kênh hàng chung, bảo vệ quyền sử dụng tên gọi trên thị trường nhằm

chống lại sự lạm dụng thương hiệu.

Kết quả Hiệp hội các nhà sản xuất Lê Oeste Rocha đã khẳng định lại vị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thế của sản phẩm danh tiếng trên thị trường. Thành công này cho thấy tổ chức nông dân đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và quản lý và phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông sản.

Từ kinh nghiệm của Bồ Đào Nha cho thấy: để quản lý và phát triển NHCN cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức của những người sản xuất và kinh doanh ngay tại vùng sản xuất. Hệ thống tổ chức đó bao gồm:

- Bộ máy lãnh đạo để xây dựng và triển khai các phương án hoạt động sản xuất và kinh doanh.

- Bộ máy kiểm soát chất lượng nội bộ nhằm kiểm soát việc thực hiện sản xuất của các thành viên để nâng cao chất lượng, kiểm soát chất lượng trước khi lưu thông, kiểm soát việc sử dụng nhãn mác.

2.2.2. Vn đề xây dng và s dng nhãn hiu chng nhn cho nông sn

Vit Nam

Thực tiễn ở các nước phát triển, sở hữu trí tuệ đã trở thành một công cụ

quan trọng để nâng cao giá trị cho sản phẩm nói chung và đặc sản nói riêng. Việc bảo hộ sở hữu trí tuệđối với đặc sản được thực hiện như thế nào? Do

đặc sản luôn luôn gắn liền với địa danh và mang những đặc tính riêng nên hình thức bảo hộ cũng có những đặc thù. Theo quy định, các địa danh dùng cho đặc sản chỉ có thể được đăng ký bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, NHCN và NHTT nhằm đảm bảo quyền sử dụng của cả cộng đồng, các nhà sản xuất, kinh doanh ở địa phương. Các dấu hiệu này được gắn kèm theo nhãn hiệu riêng của từng doanh nghiệp trên bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau. Để được trao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ này, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện nhất định, sản phẩm phải đảm bảo đáp

ứng các tiêu chí chất lượng cụ thể và phải tuân theo một hệ thống kiểm soát chặt chẽ. Đây là một trong những căn cứ giúp đảm bảo uy tín và danh tiếng của sản phẩm: sản phẩm đểđược lưu thông trên thị trường phải đạt tiêu chuẩn chất lượng và đúng nguồn gốc xuất xứ. Đây cũng là lý do tại sao người tiêu dùng sẵn sàng

trả giá cao hơn nhiều lần cho sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, NHCN, NHTT so với sản phẩm thông thường cùng loại.

Nước ta có tiềm năng rất lớn để sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, phần lớn nông sản của Việt Nam đang được tiêu thụ và xuất khẩu dưới dạng sản phẩm sơ chế (sản phẩm thô), giá trị xuất khẩu thấp. Nhiều sản phẩm đặc sản gắn liền với địa danh chưa được bảo hộ. Theo thống kê của Cục Sở

hữu trí tuệ (2014), hiện cả nước có 964 đặc sản gắn với 733 địa danh được sử

dụng cho các nhóm sản phẩm của các địa phương trong đó cho đến nay đã có 59 nhãn hiệu tập thể, 24 nhãn hiệu chứng nhận và 24 chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm nông sản nổi tiếng. Các hàng hóa sau khi được hỗ trợ

bảo hộ nhãn hiệu dưới nhiều hình thức đã góp phần nâng cao nhận thức và sự

quan tâm của các địa phương về việc xây dựng và quản lý tài sản trí tuệ dùng cho các đặc sản địa phương. Qua đó tạo điều kiện để tổ chức triển khai quản lý, khai thác thương mại sản phẩm, từ đó có thể nâng cao uy tín, chất lượng, giá trị thị

trường của sản phẩm, góp phần hỗ trợ nông dân, nhà sản xuất ổn định và từng bước nâng cao thu nhập, thực hiện chính sách “tam nông” của Đảng và Nhà nước (Trần Thăng Long, 2011).

Hầu hết các sản phẩm được hỗ trợ đều được giới thiệu, quảng bá rộng rãi về sản phẩm, tăng cơ hội xúc tiến thương mại cho sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, giúp người tiêu dùng có thể được tiếp cận dễ dàng hơn với sản phẩm. Cụ thể như sau:

- Gà đồi Yên Thế sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp độc quyền nhãn hiệu chứng nhận cho 2 giống chủ lực là Ri lai và Mía lai, tỉnh đã có những kế

hoạch phát triển nhãn hiệu thông qua tăng số lượng đàn gà và mở rộng thị tiêu thụ sản phẩm qua hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại và các chợđầu mối thụ sản phẩm qua hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại và các chợđầu mối trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay, tổng số đàn gà tại Yên Thế, theo Phòng Nông nghiệp huyện, đã lên tới 5 triệu, cho sản lượng 13-14 triệu con/năm. Toàn huyện có 27.000 hộ nuôi gà với quy mô lớn từ 1.000 con trở lên. Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn nhất chiếm 50% thị phần, có thời điểm lên tới 80-90%. Nhiều nhà hàng, khách sạn ở các thành phố về tận nơi đặt hàng bởi giống gà Yên Thế có ngoại hình đẹp, nhưng điều quan trọng là chất lượng thịt gà có hương vị thơm

ngon rất đặc trưng mà chỉ "Gà đồi Yên Thế" mới có. Uy tín về chất lượng gà đồi Yên Thế ngày càng được người tiêu dùng các vùng miền biết đến và coi như một con đặc sản... Doanh thu từ nghề nuôi gà của huyện khoảng 1.000 tỷ đồng/năm (Thành Nam và cs, 2013). Ngày 08/9 - 11/9/2013, tại Singaporet, sản phẩm “Gà

đồi Yên Thế” còn vinh dự là 1 trong 4 sản phẩm, thực phẩm của Việt Nam lọt vào danh sách nhận Cúp chứng nhận “Sản phẩm, thực phẩm tốt nhất Đông Nam Á - ASEAN BESTFOOD/BESTFOOD PRODUCT” do Ban Tổ chức Chương trình truyền thông quảng bá “doanh nhân ASEAN vì môi trường xanh - sạch -

đẹp” trao tặng. Từ một sản phẩm mang thương hiệu của địa phương, “Gà đồi Yên Thế” đã vững vàng trở thành một nông sản mang thương hiệu mạnh không chỉ ở

thị trường trong nước mà còn vượt ra ngoài biên giới và được vinh danh trên diễn

đàn người tiêu dùng khu vực Đông nam Á (Như Hoa, 2013). Tuy nhiên, thời gian gần đây, lượng tiêu thu giảm mạnh. Tại các siêu thị và sàn giao dịch rau quả chỉ

thi thoảng mới bán. Nhiều công ty ngừng nhập. Nguyên nhân khiến việc việc tiêu sản phẩm sụt giảm tại Hà Nội là do giá cao hơn rất nhiều so với các loại gà khác như: gà ta, gà nuôi ở Ba Vì, Hòa Bình... nhưng chất lượng chưa tương xứng nên người tiêu dùng quay lưng. Thêm vào đó, sự xâm nhập của gà lậu cũng làm nhãn hiệu gà Yên Thế điêu đứng. Hiện nhiều thương lái cố tình mua các gà loại thải, không rõ nguồn gốc ở các vùng biên giới phía Bắc rồi về Yên Thế “rửa trắng” thành gà đồi sạch bán giá đắt, kiếm lời lớn. Mới đây, công an Bắc Giang đã bắt giữ cả một xe tải với 300 kg gà thải loại, không rõ nguồn gốc bán cho các nhà hàng, quán ăn gắn mác gà đồi sạch Yên Thế. Một nguyên nhân nữa cũng khiến thị trường tiêu thụ gà Yên Thế sụt giảm mạnh là Theo nhãn hiệu chứng nhận thì chỉ giống gà Mía Lai và Ri Lai là được cấp chứng chỉ. Tuy nhiên, ở Yên Thế, người ta thường nuôi khoảng 5-6 giống gà khác nhau nhập từ Trung Quốc cho lai với giống gà Yên Thế nên đã cho ra những loại gà lai khác nhau như gà chíp, “gà 5 cha ba mẹ”, gà Tàu, gà tự lai tạo. Theo Ông Phạm Công Vân, Phó Chủ tịch Hội Sản xuất và Tiêu thụ gà đồi Yên Thế, cho rằng, gà Yên Thếđã là đặc sản nổi tiếng từ rất xa xưa. Tuy nhiên, để gà ngon, thịt thơm cần phải tuân thủ theo đúng quy trình nuôi từ 3,5-6 tháng. Trong quá trình nuôi, 21 ngày đầu phải nuôi úm, cho chạy đồi và chỉđược ăn ngô khoai sắn. “Vì vội bán nên nhiều gia đình bán non nên gà không

đảm bảo chất lượng. Việc cấp thiết chúng tôi cần làm trong thời gian này là nâng cao chất lượng gà và mở rộng thị trường tiêu thụ vào miền Trung, miền Nam... ” (Bảo Hân, 2013).

- Với sản phẩm thanh long Bình Thuận được hỗ trợđăng ký và quản lý chỉ

dẫn địa lý, diện tích thanh long của tỉnh Bình Thuận năm 2009 đã tăng trên 11.700 ha (gấp 2 lần so với năm 2005 và vượt mức quy hoạch phát triển thanh long đến năm 2010), sản lượng năm 2009 khoảng 245.000 tấn (tăng 2,4 lần so với năm 2005). Sản xuất và kinh doanh thanh long Bình Thuận đã thu hút trên 20.000 hộ dân, 228 cơ sở thu mua trong đó 11 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, 4 cơ sởđóng gói được Cơ quan Kiểm dịch động, thực vật Mỹ cấp Giấy chứng nhận đủđiều kiện xuất khẩu thanh long qua Mỹ (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2011).

Sản phẩm hoa hồi tươi của Lạng Sơn trước năm 2007 được bán trên thị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường với giá 3000-5000đ/kg. Sau khi chỉ dẫn địa lý “Lạng Sơn” được đăng bạ

năm 2007 và cùng với việc triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án “Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Lạng Sơn” dùng cho sản phẩm hoa hồi” thuộc Chương trình, đến tháng 6/2010, hoa hồi tươi được bán với giá 12.000- 15.000đ/kg, đến tháng 10/2010 đã đạt 26.000-28.000 đ/kg (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2011).

Đối với sản phẩm Bười Đoan Hùng: đã tổ chức thử nghiệm thành công hoạt động quản lý chất lượng và bán sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, 1500 sản phẩm đáp ứng tiêu chí mang chỉ dẫn địa lý đã được lựa chọn và gắn tem, nhãn, bao bì để đưa ra thị trường (tháng 2/2009 tại Hà Nội và Việt Trì), giá bán sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tăng từ 1,5-1,7 lần sản phẩm bưởi Đoan Hùng không mang chỉ dẫn địa lý (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2011).

Với việc triển khai các hoạt động hỗ trợ quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý được bảo hộđối với sản phẩm quế Văn Yên, dự án đã có tác động tích cực đến

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 37 - 44)