Tình hình tiêu thụ vải lai chín sớm Phù Cừ

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 72 - 76)

a. Cơ cấu tiêu thụ vải của các hộđiều tra

Nguồn: Từ số liệu điều tra năm 2014

Đồ thị 4.3. Cơ cấu tiêu thụ vải của các hộđiều tra tại các xã năm 2014

Đồ thị trên cho thấy, sản lượng vải để bán chiếm tới 82%, trong khi đó chỉ

có 7% đểăn và 11% hao hụt. Vải lai chín sớm Phù Cừ trong thời điểm chín ít bị hỏng, chất lượng quả ngon, không bị sâu đầu như vải của các vùng khác. Trong quá trình cây ra hoa đậu quả thì được các hộ phun thuốc trừ sâu, thuốc làm đẹp mã quả đúng dịp nên khi thu hoạch vải có chất lượng ngon, mã đẹp và tỉ lệ hao hụt thấp. Một yếu tố

vải cho chất lượng quả ngon, hương vịđặc trưng.

b. Thị trường tiêu thụ

Vải là loại trái cây được nhiều người tiêu dùng trong cả nước ưa thích, hàng năm lượng vải Phù Cừ tiêu thụước đạt 4-5.000 tấn/năm trong năm trong khoảng thời gian từ 35-40 ngày của vụ thu hoạch. Doanh thu trung bình 60-70 tỷđồng. Phần lớn loại trái cây này được tiêu thụ tại các tỉnh, các thành phố lớn trong khu vực và xuất khẩu, lượng vải tiêu thụ tại địa phương chỉ chiếm một lượng nhỏ. Do điểm đặc trưng của giống vải lai này là quả to, nhiều nước nên hiện tại chưa có hoạt động chế biến nào khả thi mà toàn bộ là tiêu thụ vải tươi.

Để việc tiêu thụđược dễ dàng hơn, qua điều tra, các hộ trồng vải thường phân vải theo 3 loại. Loại 1 là những loại quả to, mẫu mã đẹp, hàng năm đạt khoảng 300- 400 tấn, chiếm 80-85% sản lượng. Loại này chủ yếu được bán ở các thành phố lớn, hoặc được xuất khẩu sang Trung Quốc. Giá bình quân khá cao khoảng từ 20-25.000 nghìn đồng. Còn loại 2 và loại 3 thường được bán ở thị trường nông thôn. Điều này cũng dễ hiểu bởi người có nguồn thu nhập cao thì thường sử dụng các loại sản phẩm có chất lượng cao hơn.

c. Kênh tiêu thụ

Kênh tiêu thụ chủ yếu hiện nay của vải lai chín sớm Phù Cừ là các thương lái. Cứđến khi vải ra hoa hoặc đậu quả non là đã đến đặt cọc mua cả vườn, khi vải chín là đến thu hoạch và đưa đi tiêu thụ tại các thị trường trong cả nước.

Với kênh tiêu thụ này, người sản xuất không chủđộng được trong việc tìm kiếm khách hàng, mà chủ yếu do các thương lái tự tìm đến; bên cạnh đó, với phương thức này người sản xuất thường bị ép giá, giá cả không ổn định, thường phụ thuộc rất lớn vào từng thời điểm.

Ngoài ra, với việc tiêu thụ này, vải lai chín sớm Phù Cừ đến được tay người tiêu dùng có thể mang thương hiệu của nhiều vùng khác trong cả nước như vải tu hú của Chí Linh, hay vải chín sớm của Bắc Giang,…

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Sơđồ 4.1: Kênh tiêu thụ vải của các hộđiều tra năm 2014

Từ sơđồ trên cho thấy tỷ lệ vải quả từ hộ trồng vải được bán cho người tiêu dùng là 6,64%, bán cho các tác nhân thu gom của địa phương 65,10%, bán cho người bán lẻ 7,34%, bán cho người bán buôn trong huyện 12,8%, bán cho người bán buôn ngoài huyện 8,12%. Qua đây cho thấy các tác nhân tham gia kênh phân phối là những cá nhân kinh doanh, do vậy tính ràng buộc trong liên kết giữa các tác nhân kém, người thiệt hại nhiều nhất vẫn là hộ trồng vải.

d. Phương thức tiêu thụ

Kết quảđiều tra cho thấy, các hộ sản xuất vải tiêu thụ vải chủ yếu qua hình thức bán buôn chiếm 86,02%. Sau khi thu hoạch vải các chủ buôn đến mua trực tiếp tại nhà hoặc tại vườn của các hộ sản xuất. Có nhiều hộ sản xuất tự chở vải ra

đường để cân trực tiếp cho các thương buôn người miền Nam và Trung Quốc. Do các thương buôn lớn người miền Nam, Trung Quốc chở cả container về thu mua vải nên các hộ sản xuất vải tại xã chủ yếu chọn phương thức bán buôn, vì vậy tỉ lệ

hao hụt giảm hẳn, tiêu thụ nhanh và thuận tiện.

34,52% Chủ buôn ngoài huyện Người tiêu dùng 12,80% 100%% 65,10% 7,34% 6,64% 80,88% 10,12% Người bán lẻ Hộ trồng vải Thu gom địa phương Chủ buôn trong huyện 100%% % 65,48%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Đồ thị 4.4. Phương thức tiêu thụ vải của các hộđiều tra Phù Cừ năm 2014

Giá bán vải tại các xã điều tra

Qua điều tra phỏng vấn các hộ nông dân, đa số hộ nông dân đều có ý kiến cho rằng giá của quả vải lai chín sớm đắt hơn nhiều so với vải chính vụ.

Vải lai đầu vụ có giá bán lên đến 20 nghìn đồng/kg, lúc thấp nhất cũng

được 6 nghìn đồng/kg. Đây là một động lực lớn thúc đẩy bà con nông dân tăng cường mở rộng diện tích vải. Bảng 4.8: Giá bán vải lai chín sớm (ĐVT: Nghìn đồng/kg) Loại vải Đầu vụ Chính vụ Cuối vụ Vải loại I 18 14 13 Vải loại II 12,5 11 9 Vải loại III 7,5 7 6 Giá bán bình quân 12,67 10,67 9,33 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Nhìn chung, giá vải lai chín sớm đầu vụ cao hơn giá vải lai chính vụ và cuối vụ. Đầu vụ, giá vải lai bình quân đạt 12,67 nghìn đồng/kg, chính vụ giảm

xuống 10,67 nghìn đồng/kg và cuối vụ giảm xuống cón 9,33 nghìn đồng/kg. Sự

biến động giảm giá này là do đặc điểm thị hiếu của người tiêu dùng và sản lượng vải quả sản xuất ra. Đầu vụ, người tiêu dùng ưa chuộng hơn, bên cạnh đó sản lượng vải quả thu hoạch đầu vụ còn ít, do vậy nông dân bán được giá hơn. Chính vụ, sản lượng vải quả nhiều hơn, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn nên giá giảm. Đến cuối vụ, vải quả thông thường cũng bắt đầu vào vụ thu hoạch, cùng với lượng vải lai chín sớm cuối vụ tạo nên một sản lượng tương đối lớn, người tiêu dùng càng có nhiều lựa chọn, do vậy giá giảm hẳn.

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 72 - 76)