Nằm ở vị trí thuận lợi, nơi đất phù sa màu mỡ nên Phù Cừ có nhiều điều kiện cho trồng và phát triển các loại cây ăn quả, nhất là cây vải lai chín sớm. Vải lai chín sớm có nguồn gốc từ xã Tam Đa, là loại cây bản địa được trồng theo hình thức chiết cành lấy từ cây vải tổ. Là cây trồng mà yếu tố năng suất phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nên việc đầu tư các biện pháp chăm sóc cho cây vải trong giai đoạn sản xuất kinh doanh là rất cần thiết.
Trước đây, do chưa có sự chuẩn bị chu đáo về đồng đất nên cây vải được trồng rải rác, sản lượng đạt thấp. Hiện nay, tại Phù Cừ, người dân sử dụng phương pháp trồng vải tập trung lẫn phân tán, trong đó trồng xen cây vải và cây lúa tương đối phổ biến. Cây vải là cây dễ trồng, tốn ít phân bón, kỹ thuật chăm sóc khá đơn giản, cho thu hoạch sớm hơn so với vải chính vụ nên bán
được giá cao hơn. Vì vậy, đây là loại cây ăn quảđược coi là cây trồng chủ lực của huyện Phù Cừ. Theo báo cáo của phòng thống kê huyện Phù Cừ, hiện nay, toàn huyện có hơn 400 ha trồng vải trong đó xã Tam Đa có diện tích trồng lớn nhất huyện (120 ha) chiếm gần 40% trong tổng số các xã trồng vải, xã Minh Tiến có diện tích trồng vải lớn thứ hai (110 ha), các xã Tiên Tiến (60 ha), Nguyên Hòa (30 ha), Nhật Quang (khoảng 30 ha). Trong những năm vừa qua, diện tích, năng suất, sản lượng vải phát triển theo hướng tích cực, có xu hướng tăng lên. Năm 2012 diện tích trồng vải là khoảng 308,87 ha đến năm 2014 đã tăng lên 408,87 ha.
Bảng 4.1. Diện tích, năng suất và sản lượng “Vải lai chín sớm” huyện Phù Cừ (2012-2014) Chỉ tiêu ĐVT 2012 (1) 2013 (2) 2014 (3) Tốc độ phát triển (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ Diện tích Ha 308,87 309,89 408,87 100,33 131,95 116,14 Sản lượng Tạ 31230 41620 50530 133,27 121,41 127,34 Năng suất Tạ/Ha 101,11 134,31 123,58 132,84 92,01 107,93
Kết quả điều tra cho thấy, diện tích trồng vải hàng năm có xu hướng tăng. Nguyên nhân do: từ năm 2012, huyện đã có chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây ăn quả, mặt khác bà con nhận thấy rằng trồng vải cho giá trị kinh tế cao hơn cây lúa và các loại cây hoa màu khác. Hiện nay, toàn huyện đã chuyển đổi trên 40% đất nông nghiệp sang trồng vải và các loại cây ăn quả khác, do đó diện tích vải ngày một gia tăng (năm 2014 là 408,87 ha tăng 100 ha so với năm 2012). Diện tích qua các năm có xu hướng tăng do nhận thức được hiệu quả
kinh tế từ cây vải cao nên nhiều người dân mở rộng diện tích trồng vải tại các vườn hoặc trồng xen canh cây lúa, bên cạnh đó họ sẵn sàng bỏ tiền đầu tư cây giống cũng như các chi phí phân bón, làm cỏ, tỉa cành để cây đạt năng suất cao.
Vải là cây trồng mà yếu tố năng suất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu và biện pháp chăm sóc cho cây vải trong giai đoạn sản xuất kinh doanh. Nhìn chung năng suất qua các năm có xu hướng tăng, nguyên nhân do chính quyền địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, các biện pháp kỹ
thuật chăm sóc vải chín sớm đã được phát trên loa đài của các xã đã giúp người trồng vải hiểu rõ hơn các vấn đề kỹ thuật, mạnh dạn áp dụng vào vườn vải gia
đình. Năm 2012: Vải chín sớm toàn khu vực ra hoa và đậu quả khá sai. Các hộ
dân đã phòng trừ triệt để bệnh thán thư, sâu đục quả non và bọ xít nâu. Trước thu hoạch khoảng 1 tháng có khá nhiều cơn mưa rào dẫn đến bệnh thối nâu quả phát triển mạnh, mưa nhiều ảnh hưởng đến thời gian phun và chất lượng thuốc phun trừ
sâu đầu quả, dẫn đến quả vải chín sớm đang lớn, chuẩn bị thu hoạch rụng nhiều, có hộ quả rụng đến 60-80%. Vì vậy, năng suất trung bình chỉ đạt 42,5 kg/cây, giảm 1/3 so với dự kiến. Năm 2013, vải chín sớm toàn khu vực ra hoa và đậu quả
trung bình. Nhiều hộ dân đã áp dụng khá đồng bộ các biện pháp kỹ thuật chăm sóc vải chín sớm, vì vậy năng suất trung bình cây được nâng lên khá cao, đạt 58 kg/cây. Tuy nhiên, sang năm 2014, do điều kiện thời tiết bất lợi nên năng suất vải giảm nhưng sản lượng vải vẫn tăng.
Diện tích, năng suất và sản lượng vải giữa các xã trong huyện không đều nhau, điều này phụ thuộc vào tính chất thổ nhưỡng, điều kiện sản xuất, trình độ
và tập quán canh tác của các hộ trồng vải. Sản lượng vải tăng qua các năm, mỗi năm cây vải to dần, cho sản lượng cao hơn. Qua tìm hiểu, tôi được biết năm 2012, 2013 số cây vải trong giai đoạn xây dựng cơ bản còn nhiều. Tuy nhiên, đến năm 2014 số cây vải trong giai đoạn xây dựng cơ bản đó đã cho thu hoạch, trung bình mỗi cây khoảng 20 – 30 kg. Năm 2013 có thời tiết thuận lợi, số cây vải trong giai
đoạn thu hoạch tăng lên, do đó sản lượng vải cũng tăng theo, từ 312 tấn năm 2012 tăng lên đến 505 tấn năm 2014.