Tình hình dân số và lao động

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 48 - 49)

Dân số lao động là một nguồn lực không thể thiếu trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Theo số

liệu của Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, năm 2013, toàn huyện có 79.710 nhân khẩu, trong đó nữ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam. Tuy nhiên, cũng giống như xu hướng chung của cả nước, tỷ lệ nhân khẩu là nữđang giảm. Trong những năm qua, tổng số nhân khẩu của huyện có tăng lên nhưng không nhiều, phần lớn là tỷ lệ sinh của huyện không cao hơn nhiều tỷ lệ người dân trong huyện đi làm

ăn xa hay thanh niên đi học, đi làm ở Hà Nội không quay trở lại quê hương. Tỷ lệ

dân số trong độ tuổi lao động huyện khoảng 70% dân số. Tổng số lao động đang tăng và tỷ lệ tăng ngày càng cao. Năm 2011, toàn huyện có 30.098 lao động, đến năm 2012 tăng thêm 1,77% và đến năm 2013 thì con số lên tới 33.786 lao động, bình quân cả giai đoạn tăng 4,8%/năm. Trong cơ cấu lao động của xã, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn nhưng tỷ lệ này đang có xu hướng giảm, nhường chỗ cho lao động phi nông nghiệp. Cụ thể, năm 2011, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên tổng số lao động là 64,49%, đến nay chỉ còn 58,45% trong khi tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng từ 35,51% lên 41,55%. Lao động phi nông nghiệp ởđây chủ yếu là lao động tiểu thủ công nghiệp như mộc, khảm trai, vải và lao động trong các cơ sở may. Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu lao động này là do những người làm nông nghiệp có thu nhập thấp chuyển sang làm làng nghề hay những công việc phi nông nghiệp khác có thu nhập cao hơn. Song song với đó, số hộ nông nghiệp cũng giảm xuống và số hộ phi nông nghiệp thì tăng lên.

Hiện nay, số hộ nông nghiệp chỉ còn chiếm 62,96% tổng số hộ của huyện (Niên giám thống kê, 2013).

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 48 - 49)