Mục tiêu, nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 27 - 32)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

1.4.1. Tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề nghề

Mục tiêu phát triển ĐNGV trường CĐN là nhằm tạo ra một ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ để thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của nhà trường, góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện trong xu hướng hội nhập cũng như đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.

1.4.2. Mục tiêu, nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng nghề nghề

1.4.2.1. Mục tiêu: Xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và có cơ cấu hợp lý.

1.4.2.2. Nội dung: Nội dung phát triển ĐNGV phải thực hiện đầy đủ các nội dung của quá trình quản lý nguồn nhân lực như: kế hoạch hóa, lựa chọn, bồi dưỡng, phát triển bền vững ….Đồng thời hướng tiếp cận đảm bảo xuyên suốt trong phát triển ĐNGV là tuân thủ các chức năng cơ bản của công tác quản lý: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Các nội dung chính để phát triển ĐNGV là:

1.4.2.1. Quy hoạch đội ngũ giáo viên

a). Về số lượng đội ngũ giáo viên

Hằng năm, căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề, sẽ xác định được số lượng GV cần có cho một bộ môn, khoa, một trường. Căn cứ vào số lượng GV hiện có; sau khi trừ đi GV nghỉ hưu, bỏ việc, thuyên chuyển ra bên ngoài và cộng thêm số thuyên chuyển từ bên ngoài vào …sẽ xác định được số GV cần bổ sung.

Theo Thông tư 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 Thông tư Hướng dẫn chế độ làm việc của GV DN [5].

- Tiêu chuẩn giờ giảng của GV trong một năm học: từ 380 đến 450 giờ chuẩn đối với GV dạy CĐN; 430 đến 510 giờ chuẩn đối với GV dạy TCN; của GV dạy các môn học chung (Giáo dục quốc phòng – an ninh, Giáo dục thể chất, Chính trị, Pháp luật, Ngoại ngữ, Tin học) trong một năm học là 450 giờ chuẩn đối với GV dạy cao đẳng nghề; 510 giờ chuẩn đối với GV dạy TCN; của GV dạy các môn văn hóa phổ thông trong trường TCN thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của liên bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Định mức giờ chuẩn có vai trò quan trọng đối với vấn đề quản lý ĐNGV. Nó là cơ sở để đánh giá năng suất lao động; đồng thời đảm bảo khả năng tái tạo sức lao động cho GV, là cơ sở để tính biên chế ĐNGV.

Như vậy, ĐNGV với yêu cầu đủ về số lượng phải được đặt trong mối quan hệ hài hòa với các yếu tố kinh tế, tâm lý, chính trị, xã hội; số lượng không thể đơn thuần về mặt số học.

b). Về cơ cấu đội ngũ giáo viên

Phát triển ĐNGV cần đồng bộ góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của nguồn nhân lực. Một cơ cấu hợp lý sẽ tạo ra hoạt động nhịp nhàng cho tổ chức, hạn chế tối đa sự triệt tiêu, tăng cường sự cộng hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố trong tổ chức. Để phát triển ĐNGV, tất yếu phải áp dụng các giải pháp làm dịch chuyển cơ cấu (điều chuyển, cho nghỉ việc, tuyển dụng, đào tạo bổ sung …). Các thành phần cơ cấu ĐNGV được xem xét là:

- Cơ cấu ngành học (theo nhóm đào tạo): là xác định tỷ lệ GV hợp lý giữa các tổ bộ môn (hoặc khoa) với chương trình của các ngành học. Mỗi GV giảng dạy được ít nhất 02 môn và mỗi môn học có ít nhất 02 GV giảng dạy.

- Cơ cấu trình độ đào tạo: Đạt chuẩn trình độ GVDN được quy định tạo Luật DN; Theo Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 29/9/2010 của Bộ LĐ- TB&XH về Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề [8].

- Cơ cấu xã hội:

+ Cơ cấu giới tính đội ngũ: So với các khu vực khác trong các cơ sở đào tạo nghề GV nữ thường chiếm tỷ lệ thấp hơn nam giới. Do đó, về khía cạnh như điều kiện để được đào tạo nâng cao, bồi dưỡng thường xuyên, sinh đẻ, con ốm …có tác động đến hiệu suất lao động của đội ngũ.

+ Cơ cấu thành phần dân tộc, tôn giáo: Là sự phân bố một tỷ lệ tương đối hợp lý về GV là người dân tộc ít người trong các cơ sở DN, cũng như đặc điểm tôn giáo trong ĐNGV.

+ Cơ cấu thành phần chính trị: Đảm bảo tỷ lệ GV là đảng viên một cách hợp lý, làm hạt nhân lãnh đạo trong nhà trường, khoa, tổ bộ môn.

- Cơ cấu theo độ tuổi: Là cơ cấu lao động phục vụ sự thay thế (trẻ, già), đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ, để vừa phát huy được kinh nghiệm của GV cao tuổi vừa phát huy được sự hăng hái, nhiệt tình, năng động, sáng của GV trẻ.

Như vậy, những cơ cấu trên đây bao giờ cũng phải đảm bảo sự cân đối, đồng bộ; nếu phá vỡ sự cân đối này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ĐNGV.

c). Về chất lượng đội ngũ giáo viên

Lao động sư phạm đòi hỏi hết sức coi trọng chất lượng của từng người GV, nhưng mặt khác, sự phân công lao động lại đòi hỏi phải quan tâm đến chất lượng đội ngũ, trước hết là tập thể sư phạm trong mỗi nhà trường. Tiêu chí chủ yếu đánh giá ĐNGV chính là chất lượng đội ngũ – nhân tố quyết định cho sự phát triển của tổ chức. Trạng thái chất lượng đội ngũ mạnh hay yếu, đội ngũ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hay không phụ thuộc rất nhiều vào quy mô số lượng đội ngũ, sự đồng bộ, năng lực, phẩm chất của mỗi thành viên trong đội ngũ. Đi vào cụ thể, chất lượng ĐNGV được thể hiện ở năm yếu tố cơ bản: (1) Tư cách đạo đức của người GV; (2) Trình độ chuyên môn; (3) Nghiệp vụ sư phạm; (4) Số lượng ĐNGV; (5) Cơ cấu ĐNGV [19, tr.47]. Mỗi yếu tố đều có vị trí và tầm quan trọng khác nhau, có sự tác

động qua lại lẫn nhau, tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh giúp ĐNGV tồn tại, phát triển.

Phát triển ĐNGV là làm cho chất lượng ĐNGV ngày càng hoàn thiện ở mức cao hơn. Có nghĩa là chúng ta phải làm cho tất cả các yếu tố cấu thành nên chất lượng ĐNGV phát triển đạt tới một trạng thái cao hơn.

d). Xây dựng đội ngũ giáo viên trở thành một tổ chức đồng thuận, biết học hỏi

Cá nhân mỗi GV không chỉ thực hiện công việc giảng dạy, NCKH, mà phải biết kết hợp, chia sẻ với đồng nghiệp và các thành viên khác của tổ bộ môn, khoa và nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Tính đồng thuận ĐNGV được hiểu là xây dựng tình đoàn kết của GV trong tập thể sư phạm; nghĩa rộng hơn và sâu sắc hơn là xây dựng ĐNGV trong nhà trường trở thành tổ chức biết học hỏi.

1.4.2.2. Xây dựng chuẩn đội ngũ giáo viên

a). Chuẩn về chất lượng giáo viên

ĐNGV phải đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 29/9/2010 của bộ LĐ-TB&XH về Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề.

b). Chuẩn về số lượng giáo viên

Đa số các trường CĐN hiện nay đang thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2006 Nghị định của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Do đó, trường CĐN cần chính sách hợp đồng GV, liên kết trao đổi GV giữa các trường để cân đối giờ chuẩn …Ngoài ra, cần xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp (Theo Thông tư 14/2012/TT – BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ về việc hướng

dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ – CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập).

1.4.2.3. Tuyển dụng đội ngũ giáo viên

Muốn phát triển ĐNGV đảm bảo về mặt số lượng, đồng bộ về cơ cấu, mạnh về chất lượng phải quan tâm đúng mức đến công tác tuyển dụng ĐNGV.

Tuyển dụng ĐNGV phải căn cứ vào các các văn bản pháp lý, theo phân cấp của UBND tỉnh Tiền Giang tại Quyết định số 21/2013/QĐ – UBND ngày 06/6/2013 về việc Ban hành Quyết định phân cấp thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Tiến hành theo đúng quy trình quản lý nhân sự từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra [36].

1.4.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Bất cứ lĩnh vực nghề nghiệp nào, nếu chỉ dừng ở mức đã được đào tạo nơi nhà trường thì năng lực hành nghề sẽ khó có chỗ đứng trong thị trường lao động luôn có tính cạnh tranh khốc liệt, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Trong trường CĐN người GV phải vô cùng năng động, kịp thời nắm bắt nhanh sự thay đổi của công nghệ, năng lực nghề nghiệp phải luôn được nâng cao, hoàn thiện. Vì vậy quá trình BD sau đào tạo là con đường tất yếu. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 2 (khóa XIII) đã chỉ rõ “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặt biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa ĐNGV cũng như đội ngũ CBQL cả về chính trị tư tưởng đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn”[16].

Khi thực hiện hoạt động ĐT, BD ĐNGV phải xác định rõ nội dung, loại hình ĐT, BD. Đồng thời, phải xác định rõ nhu cầu, mục đích, đối tượng để xây dựng triển khai kế hoạch và sử dụng kết quả ĐT, BD; đa dạng hóa các phương thức BD; đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong và sau BD. Xây dựng các điều kiện cho hoạt động ĐT, BD chặt chẽ, đồng bộ bằng các quy định của trường.

1.4.2.5. Tạo mối liên kết giữa phát triển đội ngũ giáo viên với việc sử dụng; tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho đội ngũ giáo viên

Việc sử dụng ĐNGV vừa là một khoa học vừa là nghệ thuật. Khi phân công GV phải đúng chuyên ngành đào tạo, theo dõi, phát hiện các khả năng khác của GV nhằm khai thác tốt tiềm lực của GV vào các hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ …

Trong xây dựng chính sách phải chú ý việc bố trí, sử dụng ĐNGV với nhu cầu ĐT, BD nâng cao trình độ của GV; gắn liền với lợi ích cá nhân của GV với lợi ích tập thể một cách hài hòa để GV yên tâm, gắn bó với trường.

Tạo môi trường thuận lợi cho GV an tâm công tác: trang thiết bị dạy học, cảnh quan môi trường sư phạm, các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w