Giải pháp 3: Đào tạo, bồi dưỡng; tự bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 83 - 88)

- Hoàn thiện việc sắp xếp, cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường đảm bảo đúng người, đúng việc, hiệu quả.

3.2.3.Giải pháp 3: Đào tạo, bồi dưỡng; tự bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

3.2.3.1. Mục đích của giải pháp

- Xác định yêu cầu ĐT, BD ĐNGV là nhiệm vụ chiến lược của trường trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. GV có quyền lợi và trách nhiệm được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- Xác định ĐT, BD cán bộ, GV là khâu đột phá để Trường hội nhập và phát triển, nâng cao vị thế của mình. Việc ĐT, BD nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực của người GV sẽ có ý nghĩa chiến lược, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Tránh tình trạng ĐT, BD chuyên môn, nghiệp vụ chỉ là hình thức hợp lý hóa về trình độ đào tạo.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

- Xây dựng kế hoạch ĐT, BD là một khâu quan trọng, một chức năng cơ bản của người quản lý.

- Trên cơ sở đánh giá, phân loại GV hằng năm, gắn kế hoạch công tác ĐT, BD với công tác quy hoạch. Nhà trường xác định nhu cầu ĐT, BD GV với các loại yêu cầu sau: i). Nhu cầu đạt chuẩn trình độ; ii). Nhu cầu đạt chuẩn kỹ năng nghiệp vụ sư phạm; iii). Nhu cầu đạt chuẩn GV đầu đàn. Sau đó xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng; Tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNGV.

+ Trong công tác đào tạo, trước mắt cần tập trung cho mục tiêu ưu tiên của trường là đào tạo GV có trình độ thạc sĩ, nhất là các ngành đến nay chưa có GV đạt học vị này, chú trọng đào tạo GV có học vị tiến sĩ trong cơ cấu tổng thể từ nguồn GV trong quy hoạch gửi đi đào tạo ở các trường đại học trong nước và nước ngoài theo chương trình dự án.

+ Các nội dung về bồi dưỡng được xác định bao gồm: a). Bồi dưỡng chuẩn hóa

Chuẩn hóa ĐNGV DN cấp độ quốc gia theo hướng đạt chuẩn trình độ đạt chuẩn theo chức danh quy định, Bồi dưỡng chuẩn hóa là bồi dưỡng bắt buộc đối với GV chưa đạt chuẩn. Chuẩn hóa ĐNGV dạy các nghề đạt cấp độ khu vực và quốc tế theo hướng chuẩn về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới.

Nội dung bồi dưỡng chuẩn hóa gồm: Kiến thức chuyên môn; Kỹ năng nghề; Nghiệp vụ sư phạm; Ngoại ngữ; Tin học; Những nội dung khác mà chức danh quy định.

b). Bồi dưỡng nâng cao

- Bồi dưỡng nâng cao thực hiện đối với GV đã đạt chuẩn nhằm nâng cao năng lực của mỗi GV. Bồi dưỡng nâng cao cũng là một trong các nhiệm vụ của người GV. Nội dung bồi dưỡng nâng cao bao gồm: Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn; Nâng cao năng lực và trình độ sư phạm dạy nghề; Nâng cao năng lực thực hành, nâng cao tay nghề; Nâng cao năng lực bổ trợ: năng lực ngoại ngữ, tin

học, phương pháp NCKH …Những nội dung khác theo quy định của chức danh cao hơn.

c). Tự bồi dưỡng về chuyên môn của đội ngũ giáo viên

- Để làm tròn nhiệm vụ, chức năng của mình người GV không có con đường nào khác ngoài con đường tự giác cao trong việc tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Người GVDN ngoài trình độ chuyên môn, sư phạm thì phải có trình độ tay nghề bậc cao, đây là đặc trưng về năng lực sư phạm GVDN mà GV các bậc học khác không thể có. Đối với trường nghề thời gian thực hành tại xưởng chiếm phần lớn chương trình đào tạo nên nó ảnh hưởng rất lớn đến tay nghề của HSSV. Cần xác định việc đào tạo, bồi dưỡng để có GV có bậc nghề cao có khi còn khó khăn hơn đào tạo sau đại học vì nó còn phụ thuộc vào năng khiếu nghề nghiệp của mỗi người. Các khoa, tổ bộ môn cần có kế hoạch, giao chỉ tiêu, động viên GV sắp xếp thời gian để chủ động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và đây là con đường ngắn nhất có khả năng thực thi.

- Hiện nay, số GV có bậc nghề cao của trường rất ít, dù nhà trường rất trân trọng GV có bậc nghề nhưng giải pháp kích thích động viên chưa hấp dẫn. Lực lượng này có khả năng giải quyết những công việc phức tạp của nghề, chế tạo được những sản phẩm có chất lượng tốt, độ chính xác kỹ thuật cao. Do đó, cần thường xuyên tổ chức các kỳ thi tay nghề cho GV, bổ sung các chính sách hợp lý để GV hăng hái tham gia các kỳ thi bậc thợ như: nâng lương sớm, khen thưởng, đề bạt...cho GV có bậc nghề cao. Hình thành ĐNGV đầu đàn và kế cận.

- Kết hợp việc đào tạo với việc tự đào tạo, bồi dưỡng theo phương thức: Cung cấp nội dung, tài liệu và yêu cầu GV tự học, tự nghiên cứu và tiến hành đào tạo, bồi dưỡng. GV thực hành tự bồi dưỡng ở các cơ sở sản xuất, xưởng thực hành. Có chế độ khuyến khích và bắt buộc đối với việc tự học, tự nghiên cứu, kết hợp với việc kiểm tra định kỳ kiến thức và nghiệp vụ đối với ĐNGV. Tổ chức giao lưu giữa

các trường trong cùng hệ thống để tìm hiểu, học tập kinh nghiệm quản lý theo các chủ đề nhất định thông qua hội thảo.

d). Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở nước ngoài

- Bên cạnh việc phát huy nội lực để nâng cao chất lượng ĐNGV. Muốn theo kịp với trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới cần mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao số lượng GV được đi đào tạo và thực tập ở nước ngoài nguồn lực từ chương trình mục tiêu quốc gia, học bổng một phần, toàn phần... nhất là các nghề trọng điểm được chọn đầu tư của trường. Những GV dạy các nghề trọng điểm đầu tư cấp độ khu vực ASEAN phải được đào tạo nâng cao kỹ năng nghề tại các nước có trình độ tiên tiến về dạy nghề trong khu vực và trên thế giới như: Malaysia, Nhật Bản, CHLB Đức, Anh, Mỹ...

- Cần có sự tính toán, lựa chọn chính xác trong việc đưa GV đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài từ kinh phí của nhà trường, ngân sách của Nhà nước. Những GV này sau khi được đào tạo, bồi dưỡng sẽ trở thành những GV đầu đàn, truyền thụ lại những kiến thức đã được học cho các GV khác.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các dự án, nhất là các dự án do Bộ LĐ – TB&XH chủ trì để GV đi thực tập, trao đổi, dự hội nghị khoa học và học tập ở nước ngoài (nếu có).

e). Hợp tác, liên kết đào tạo

Là giải pháp không thể thiếu trong chiến lược phát triển của Nhà trường. Mặc dù hiện nay, việc quan tâm liên kết trong đào tạo còn chưa ngang tầm với yêu cầu, song trong vài năm tới cần thiết đẩy mạnh liên kết đào tạo giữa nhà trường và các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước nhằm cập nhật tri thức, công nghệ mới trong đào tạo và thực hiện hội nhập sâu, rộng để tranh thủ “chất xám” và công nghệ đào tạo tiên tiến góp phần thực hiện chương trình đào tạo rút ngắn.

- Tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm về đào tạo GVDN; tiến hành lựa chọn và thí điểm áp dụng các mô hình và chương trình đào tạo GVDN tiên tiến.

- Trong những năm tới, Trường phải chuẩn bị tiềm lực cho ĐNGV đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ để mở rộng và từng bước đẩy mạnh hợp tác đào tạo, nghiên cứu với các trường cao đẳng, đại học, các cơ quan nghiên cứu có uy tín trong nước. Thông qua các đề án của Chính phủ, các dự án của Bộ LĐ – TB&XH, Bộ GD&ĐT …, của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ của các nước để gửi các GV đi đào tạo trình độ cao ở trong nước và quốc tế để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, GV.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Căn cứ vào việc phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ để thiết lập nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn, tránh tình trạng đào tạo, bồi dưỡng ồ ạt gây khó khăn cho việc bố trí chuyên môn.

- Công khai kế hoạch, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng GVDN ở từng giai đoạn để các bộ phận, cá nhân sắp xếp chủ động trong công việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng chủ động, hiệu quả. Nếu GV đi đào tạo nhiều sẽ gây khó khăn trong công tác đào tạo tại đơn vị cũng như quá tải đối với GV còn lại ở trường phải gánh vác thay nhiệm vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giao cho phòng Tổ chức – Hành chính phối hợp với Phòng đào tạo, các khoa chuyên môn theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch ĐT, BD và đề xuất phương án điều chỉnh kế hoạch (nếu cần).

- Tạo các điều kiện thuận lợi để GV đã giảng dạy lâu năm có cơ hội cập nhật những kiến thức mới mang tính hiện đại, những GV mới ra trường tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy và từ các đồng nghiệp. Các hoạt động này được tiến hành bằng nhiều cách như:

+ Cử giáo viên tham gia các khóa bồi dưỡng do các Bộ, các Ngành tổ chức nhằm chuyển giao công nghệ, tri thức mới, phương pháp mới để về thông tin, báo cáo lại cho ĐNGV nhà trường. Phân công GV có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn kèm cặp những GV mới theo sự phân công của nhà trường và quy định

của Nhà nước. Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc, khoa học trong ĐNGV nhà trường.

+ Phân công những GV có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và NCKH hướng dẫn các GV trẻ trong việc phát hiện ra những vấn đề khoa học phù hợp với yêu cầu thực tiễn và định hướng cho họ tiếp tục nghiên cứu giải quyết vấn đề.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Về nhận thức: Hình thành cho được trong ĐNGV nhà trường một nhu cầu cần phải học tập để nâng cao trình độ và năng lực là điều kiện để họ gắn bó lâu dài với sự nghiệp đào tạo của nhà trường.

- Nhà trường cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng GV cụ thể hóa đưa vào nghị quyết, phương hướng, nhiệm vụ hàng năm. Có chính sách khuyến khích về nâng lương, bố trí công việc phù hợp với trình độ và năng lực, hỗ trợ kinh phí cho những GV tham gia đào tạo, bồi dưỡng trên chuẩn.

- Ngoài Ngân sách Nhà nước cấp theo chế độ, nhà trường cần thêm các nguồn kinh phí hỗ trợ, tận dụng triệt để các dự án để tạo thêm các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ.

- Cần thực hiện đào tạo, bồi dưỡng GVDN trong mối quan hệ biện chứng với việc lập quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh gía đội ngũ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 83 - 88)