Khái quát về trường Cao đẳng nghề Tiền Giang

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 44 - 46)

- Thu nhập bình quân đầu người, ngày càng được cải thiện, từng bước thu hẹp khoảng cách với các vùng và cả nước, từ 4,3 triệu đồng (2000) tăng lên 7,

2.1.3.Khái quát về trường Cao đẳng nghề Tiền Giang

Trường CĐN Tiền Giang tiền thân là Trường Dạy nghề Tiền Giang (được thành lập vào tháng 3/2002). Đến tháng 1/2007 được đổi tên thành Trường TCN Tiền Giang theo quyết định số 422/QĐ-UBND ngày 23/01/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang. Căn cứ Quyết định số 799/QĐ – LĐTBXH ngày 28/6/2010 của Bộ LĐ – TB&XH trường được được nâng cấp thành trường CĐN.

Với chủ trương đưa công trình sớm đi vào khai thác sử dụng, ngay từ 10/2003 trong thời gian dự án đang được đầu tư xây dựng, nhà trường đã chiêu sinh khai giảng khóa học đầu tiên.

Trong 2 năm 2008 và 2009, xuất phát từ nhu cầu của các doanh nghiệp và của người học nghề, Trường đã liên kết đào tạo nghề hệ cao đẳng với Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh theo chỉ tiêu tuyển sinh tỉnh giao và được cấp kinh phí đào tạo như đối với đào tạo chính quy công lập với tổng số 358 sinh viên với các nghề: Điện Công nghiệp, Điện tử Công nghiệp, Công nghệ Ô tô, Quản trị mạng máy tính, Kế toán doanh nghiệp. Hiện nay, trường có chức năng, nhiệm vụ đào tạo lao động kỹ thuật 3 cấp trình độ: CĐN, TCN, Sơ cấp nghề. Kiểm tra, thi nâng bậc thợ cho lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất. Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ vào công tác đào tạo và sản xuất.

Trường chịu sự quản lý và chỉ đạo của UBND tỉnh Tiền Giang, sự quản lý nhà nước về đào tạo nghề của Tổng cục Dạy nghề, sở LĐ – TB&XH Tiền Giang.

Trường đã được bộ LĐ-TB&XH đưa vào đầu tư 4 nghề trọng điểm trong đó có 01 nghề theo chuẩn khu vực Đông Nam Á (Cơ điện tử) và 03 nghề theo chuẩn quốc gia (Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp, Vận hành sửa chữa

thiết bị lạnh, Công nghệ Ôtô). Theo Quyết định số 854/QĐ – BLĐTBXH ngày 06/6/2013 của bộ LĐ – TB&XH phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.

2.1.3.1. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của trường CĐN Tiền Giang được quy định tại Điều 7, chương 2, Điều lệ trường CĐN nghề Tiền Giang (Ban hành kèm theo Quyết định số 848/QĐ- UBND, ngày 29 tháng 3 năm 2011của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang). [35, tr. 2, 3].

2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Cơ cấu tổ chức của trường CĐN Tiền Giang được quy định tại Điều 9, chương 3, Điều lệ trường CĐN nghề Tiền Giang (Ban hành kèm theo Quyết định số 848/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 3 năm 2011của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang). [35, tr. 3- 4].

2.1.3.3. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Tổng diện tích đất của trường 17.100 m2. Tổng diện tích đất xây dựng (diện tích chiếm đất): 14.146,7 m2, tổng diện tích xây dựng 20.269,56 m2 gồm:

- Khu hiệu bộ: 1 trệt 2 lầu, diện tích chiếm đất 402 m2 , diện tích xây dựng: 1.110 m2 . Khối học lý thuyết + xưởng thực hành: 1 trệt 3 lầu, diện tích chiếm đất 898,8 m2 , diện tích xây dựng: 3.595,2 m2. Khối xưởng thực hành: diện tích chiếm đất 2.700 m2 , diện tích xây dựng: 2.700 m2 . Khối nhà hành chính cũ: diện tích chiếm đất 186,48 m2 , diện tích xây dựng: 372,96m2. Hội trường diện tích chiếm đất 507 m2 , diện tích xây dựng: 507 m2. Khối ký túc xá (khu A và B): 1 trệt 3 lầu, diện tích chiếm đất 844 m2 , diện tích xây dựng: 3.376 m2 . Căn tin: 72 m2 ; Nhà xe: 435 m2 ; Nhà kho: 100 m2 ; Nhà bảo vệ: 10 m2 ; Sân đường nội bộ, kết hợp sân thể thao 7.991 m2 .

Nhìn chung, cơ sở vật chất đáp ứng cơ bản nhu cầu đào tạo thời điểm hiện tại.

2.1.3.4. Quy mô đào tạo qua các năm (Bảng 2.3 - phụ lục 1).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 44 - 46)