Giải pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trên cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 97 - 100)

- Hoàn thiện việc sắp xếp, cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường đảm bảo đúng người, đúng việc, hiệu quả.

3.2.6. Giải pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trên cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo

nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trên cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo viên trên cơ sở đồng thuận và tự giác.

3.2.6.1. Mục đích của giải pháp

- Thông qua đánh giá, xếp loại làm cho GV xác định rõ: phẩm chất chính trị, lối sống; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV so với yêu cầu, so với chuẩn nghề nghiệp, so với đồng nghiệp. Kết quả của đánh giá cho phép đi đến những quyết định mới trong quản lý: Quyết định cải tiến mục tiêu, nội dung, phương pháp, xếp loại trình độ GV, đào tạo, bồi dưỡng lại; Kiểm định tình hình và kết quả khen thưởng kỷ luật. Trên cơ sở đánh giá, xếp loại GV. Hiệu trưởng có hướng bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, sàng lọc và giải quyết chế độ chính sách cho GV.

3.2.6.2. Nội dung của giải pháp

- Kiểm tra, đánh giá GV thực hiện các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định: Giáo án lên lớp, kế hoạch môn học, đề cương bài giảng, sổ tay GV, quy chế chuyên môn, sử dụng thiết bị dạy học ... năng lực sư phạm, thái độ tích cực trong giờ dạy, mức độ hứng thú, phương pháp giảng dạy, việc khai thác, sử dụng thiết bị dạy học ... kỹ năng xử lý tình huống, hiệu quả quá trình lên lớp thông qua kết quả học tập và rèn luyện của HSSV.

- Thực hiện đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp theo quy định tại Công văn số 1329/TCDN – GV ngày 11/8/2011 về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên, giảng viên dạy nghề theo chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề.

- Tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; tham gia các hoạt động cộng đồng trong và ngoài trường.

- Xây dựng quy định cho HSSV đánh giá GV nhà trường.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Trước tiên, cần tạo điều kiện cho GV nắm được các văn bản pháp quy có liên quan, quy định, quy chế chuyên môn, phân phối chương trình, kế hoạch giảng dạy..

a). Lập kế hoạch kiểm, đánh giá đội ngũ giáo viên

Căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể của nhà trường, từ đầu năm học, nhà trường phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá bảo đảm tính thực tiễn, tính khả thi và xác định rõ yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá, đối tượng và thời gian kiểm tra cho GV được biết.

b). Tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

- Xác định rõ lực lượng kiểm tra, đánh giá; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tham gia kiểm tra, đánh giá, cách thức làm việc, thời gian và quy trình tiến hành.

- Phối hợp chặt chẽ giữa Ban Giám hiệu với các tổ chuyên môn, phòng ban với nhiều hình thức kiểm tra như: kiểm tra đánh giá định kỳ, kiểm tra đánh giá đột xuất, kiểm tra chéo ...

- Quy động được tổ chức, lực lượng nồng cốt của trường tham gia vào công tác kiểm tra đánh giá như Công đoàn, đoàn thanh niên, thanh tra nhân dân, GV ...

c). Tổ chức cho học sinh sinh viên đánh giá giáo viên

Hoạt động phản biện là hoạt động quan trọng và chính xác nhất đối với nhà cung ứng, nhà sản xuất, người tổ chức. Trong quá trình dạy học thì HSSV là trung

tâm của quá trình đào tạo, do đó việc đánh giá GV là việc làm dân chủ trong nhà trường.

Triển khai việc này cần cẩn trọng tiến hành từng khâu, từng bước. Trước tiên là thống nhất chủ trương trong Đảng uỷ, Ban Giám hiệu; triển khai cho các phòng, khoa, ban…xây dựng kế hoạch, đặc biệt là lập bảng hỏi; tổ chức tuyên truyền sâu, rộng cho mọi đối tượng nắm chắc chủ trương. Bên cạnh đó, nhà trường phải nâng cao được nhận thức, trách nhiệm cũng như ý thức của HSSV trong đánh giá GV một cách khách quan, công tâm tránh sự tác động của những yếu tố không tích cực.

Nội dung đánh giá cần tập trung vào: tính hữu ích của môn học, thời gian của chủ đề, bài giảng, phương pháp giảng dạy, quan hệ thầy trò...chứ không phải đánh giá con người GV. Về hình thức đánh giá có thể bằng: bảng hỏi, phiếu điều tra, hoặc bỏ phiếu kín...

Bất cứ chế độ xã hội nào cũng đòi hỏi người GV phải có đạo đức chuẩn mực, tận tâm, tận lực, nói đi đôi với làm, có như thế mới giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ trở thành người lao động tốt. Trong quá trình sử dụng, sàng lọc cần loại bỏ những GV có thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm chung với nhiệm vụ, với nhà trường...

- Cần kết hợp thanh tra, kiểm tra với sự tự kiểm tra của cán bộ, GV. Đảm bảo tính dân chủ, công khai, khách quan trong kiểm tra, đánh giá.

d). Chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

- Ban Giám hiệu cần chỉ đạo cụ thể, kịp thời đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp, đảm bảo việc kiểm tra, đánh giá diễn ra thuận lợi, đúng quy trình và mang lại hiệu quả.

- Qua kiểm tra, đánh giá cần nêu gương, khen thưởng kịp thời đối với những GV thực hiện tốt, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, phát hiện và uốn nắn những yếu kém, tồn tại, thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của GV.

- Thực hiện sự phân cấp quản lý, tạo tính chủ động và chịu trách nhiệm cho các thành viên tham gia quản lý trong nhà trường.

- Phải thu thập đầy đủ các nguồn minh chứng của GV để việc đánh giá được công bằng, chính xác, khách quan.

- Cần có kế hoạch kiểm tra, thanh tra, đánh giá Hiệu trưởng, tổ chuyên môn trong năm học một cách cụ thể, rõ ràng để GV biết và chủ động thực hiện.

- Cần có sự phối hợp của Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Thanh tra nhân dân trong việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kiểm tra hồ sơ chuyên môn và các loại sổ sách; kết quả giảng dạy, giáo dục của GV và các mặt hoạt động khác của mỗi GV.

- Cần gắn liền việc kiểm tra, đánh giá GV với công tác thi đua, khen thưởng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w