- Thu nhập bình quân đầu người, ngày càng được cải thiện, từng bước thu hẹp khoảng cách với các vùng và cả nước, từ 4,3 triệu đồng (2000) tăng lên 7,
110 105 105 105 b) Phỏng vấn sâu
2.3.3. Công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên
Qua bảng số liệu khảo sát ở bảng 2.15 – phụ lục 2 và qua trao đổi, phỏng vấn trong cán bộ, giáo viên chúng tôi có một số nhận xét, đánh giá về công tác tuyển dụng giáo viên như sau:
2.3.3.1. Về quy trình tuyển dụng
Trước đây, trường thực hiện theo Quyết định số 27/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2008 của UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quy định thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Quyết định số 05/2009/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2009 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ban hành kèm theo Quyết định số 27/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
Từ ngày 16/6/2013, trường thực hiện tuyển dụng theo Quyết định số 21/2013/QĐ – UBND ngày 06/6/2013 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc Ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Việc tuyển dụng trong các năm qua có 02 nguồn chủ yếu là các cử nhân, kỹ sư mới tốt nghiệp từ các trường SPKT, trường kỹ thuật trong cả nước và một số chuyển nơi khác về trường. Công tác tuyển dụng được tiến hành theo quy định với hình thức chủ yếu là xét tuyển. Hình thức công khai, đơn giản, gọn nhẹ. Tuy nhiên, chưa đánh giá hết trình độ thực sự của người được tuyển dụng.
2.3.3.2. Về số lượng
Kết quả khảo sát cho thấy về số lượng GV tuyển dụng không hợp lý 6.8%, hợp lý một phần 39.9%. Ngoài những yếu tố khách quan thì một trong những nguyên do mà cán bộ, GV đánh giá về số lượng tuyển dụng GV chưa đảm bảo là tiêu chí về tuyển dụng GV chưa thể hiện yêu cầu cao, chưa có nhiều tiêu chí riêng theo đặc thù (ví dụ về yêu cầu sức khỏe, yêu cầu đào tạo sau đại học, ngoại ngữ, tin học đối với GV để đáp ứng cho việc thực hiện phương pháp dạy học hiện đại và NCKH).
Có 42.2% phiếu khảo sát cho rằng có sự hợp lý một phần hoặc trung bình và
10.8% cho rằng rất hợp lý, song lại có 7.8% cho là không hợp lý. Thực tế cho thấy lãnh đạo trường cũng rất muốn tuyển được ĐNGV đủ về số lượng, đảm bảo sự cân đối giữa các bộ môn để chủ động trong quản lý chuyên môn. Tuy nhiên, chỉ tiêu biên chế có hạn, thông tin tuyển dụng chưa được quảng bá rộng rãi, chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” chưa hấp dẫn và đôi khi lãnh đạo rất khó từ chối bởi sự gửi gắm người thân vào làm việc. Từ đó, dẫn đến hiện tượng thừa, thiếu cục bộ GV của trường.
2.3.3.4. Về chất lượng tuyển dụng
Nhà trường coi trọng về chất lượng GV được tuyển dụng, bởi nó là điều kiện tiên quyết cho chất lượng đào tạo. Các tiêu chuẩn bắt buộc theo quy định của Nhà nước. Hội đồng xét tuyển viên chức của trường cũng có phần phỏng vấn các ứng viên về việc xử lý các tình huống sư phạm, về ứng xử trong giao tiếp, về ngoại hình, tác phong, giảng thử …Qua thực tế giảng dạy cho thấy vẫn còn những GV còn hạn chế về năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học, còn hụt hẫng trong kiến thức chuyên môn. Điều này cho thấy, trong tuyển dụng, các tiêu chuẩn cụ thể chưa được nhà trường xây dựng chặt chẽ hoặc tuân thủ nghiêm ngặt. Kết quả khảo sát trong cán bộ, GV cũng cho thấy chất lượng tuyển dụng GV có đến 34.3% cho là trung bình và 4% cho là yếu.
2.3.3.5. Về sử dụng đội ngũ giáo viên
Tất cả GV đều được bố trí giảng dạy đúng với chuyên môn được đào tạo. Có
53.9% phiếu khảo sát cho rằng có sự hợp lý và 11.8% cho rằng rất hợp lý, song lại có 31.4% cho là hợp lý một phần.
Tóm lại: trong công tác tuyển dụng viên chức nói chung, GV nói riêng, lãnh đạo nhà trường đã có sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện khá nghiêm túc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập do cơ chế, do chưa cụ thể hóa từng tiêu chuẩn chức danh cụ thể, chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định trong tuyển dụng và nhất là chưa thực hiện được việc thi tuyển viên chức nên về số lượng, chất lượng, cơ cấu
GV được tuyển chưa được như mong muốn. Điều đó phù hợp với kết quả khảo sát trong cán bộ, GV. Đa số chỉ nhận xét ở mức độ khá hoặc hợp lý. Đây là điều mà nhà quản lý phải trăn trở, tích cực hơn nữa trong tham mưu với các cấp thẩm quyền về việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị trong quản lý nhân sự; bổ sung và hoàn chỉnh các quy định cụ thể trong quy trình tuyển dụng viên chức của Trường, tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo tính công khai, chất lượng, yêu cầu cao và khả thi.
Thực tế cho thấy ngay trong tỉnh Tiền Giang hoạt động liên kết ĐNGV để sử dụng chung GV ít được quan tâm, đa số chỉ thực hiện hợp đồng thỉnh giảng cá nhân, nên các trường không thể kiểm soát khối lượng giảng dạy ngoài trường. Cùng hệ thống các trường dạy nghề với nhau, mỗi trường có ưu thế riêng về ngành nghề đào tạo, xưởng thực hành ...nhưng lại yếu trong vấn đề liên kết, trao đổi GV nhằm mang lại hiệu suất sử dụng GV cao nhất.