KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG 1 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 37 - 38)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, nằm trải dài trên bờ Bắc Sông Tiền với chiều dài trên 120 km; có tọa độ địa lý 105o49'07'' đến 106o48'06'' kinh độ Đông và 10o12'20'' đến 10o35'26'' vĩ độ Bắc. Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP.Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên là 2.508,5 km2 (chiếm 0,76% diện tích cả nước, 6,2% diện tích ĐBSCL), dân số năm 2012 là 1,692 triệu người, chiếm khoảng 9,7% dân số vùng ĐBSCL và 1,9% dân số cả nước.

Tiền Giang gồm 11 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố Mỹ Tho, 01 thị xã Gò Công, 01 thị xã Cai Lậy và 8 huyện). Trong đó, thành phố Mỹ Tho - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh, đồng thời cũng là trung tâm, là hội điểm giao lưu văn hoá, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu đời của các tỉnh trong vùng, nằm cách TP Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách TP Cần Thơ 90 km về hướng Bắc.

- Vị trí cửa ngõ giao thương của 2 vùng kinh tế động lực của cả nước là vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cửa ngõ giao thương ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và các nước trong Tiểu vùng Sông Mê Công mở rộng. Nằm trên các trục hành lang kinh tế đô thị quan trọng của quốc gia về đường bộ, đường thủy và tương lai là đường sắt sẽ đóng vai trò quan trọng trong trung chuyển hàng hóa, thuận lợi cho giao thương và phát triển kinh tế.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc điểm nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão. Địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy hải sản. Đa dạng sinh học của các vùng sinh thái tự nhiên khác nhau như rừng ngập mặn ven biển, rừng nước lợ, thảm thực vật Đồng Tháp Mười. Cảnh quan Cù Lao trên sông và vườn cây ăn trái dọc sông Tiền thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái sông nước.

- Với ưu thế có 120 km sông Tiền, 25 km sông Vàm Cỏ, và hệ thống kênh rạch chằng chịt. Bờ biển dài 32 km gắn với 2 cửa sông lớn và hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng thủy hải sản và phát triển kinh tế biển.

- Tài nguyên đất phù sa chiếm 54,9% thuận lợi phát triển nông nghiệp chuyên canh cây ăn trái là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Là tỉnh giàu tài nguyên nhân văn, văn hóa truyền thống, có tiềm năng về phát triển du lịch văn hóa lịch sử và du lịch sinh thái.

Tuy nhiên, tài nguyên khoáng sản nghèo về chủng loại. Vị trí xa các đầu mối hạ tầng kết nối quốc tế như cảng biển, sân bay quốc tế.

- Địa hình cao trình tương đối thấp, chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu. Một phần lãnh thổ của tỉnh thường xuyên trong tình trạng ngập lũ, xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt, ảnh hưởng tới đời sống dân cư và hoạt động phát triển kinh tế và môi trường.

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng khá nhanh, giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 9,0%/năm, giai đoạn 2006-2010 tăng 10,9%/năm; bình quân 10 năm 2001-2010, tăng 10,0%/năm, trong đó, nông lâm nghiệp (KVI) tăng 5,3%, công nghiệp-xây dựng (KVII) tăng 18,2%; khu vực dịch vụ (KV III) tăng 11,6%.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 37 - 38)