Giải pháp 2: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với thực tiễn và tầm nhìn phát triển nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 79 - 81)

- Thu nhập bình quân đầu người, ngày càng được cải thiện, từng bước thu hẹp khoảng cách với các vùng và cả nước, từ 4,3 triệu đồng (2000) tăng lên 7,

110 105 105 105 b) Phỏng vấn sâu

3.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với thực tiễn và tầm nhìn phát triển nhà trường.

hợp với thực tiễn và tầm nhìn phát triển nhà trường.

3.2.21. Mục đích của giải pháp

Trên cơ sở thu thập thông tin thực tế từ điều tra thực trạng ĐNGV và lập quy hoạch dự báo, nhà quản lý tiến hành quy hoạch đội ngũ sao cho đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo số lượng hợp lý, thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trước mắt, đáp ứng về lâu

dài, đủ về số lượng GV cho từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, sự phát triển của nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

- Căn cứ vào văn bản pháp huy của Nhà nước, bộ LĐ – TB&XH, quy mô đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt và định hướng phát triển của nhà trường trong thời gian tới. Do vậy, trong thời gian sớm nhất Đảng ủy, Ban Giám hiệu cần chỉ đạo xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch phát triển ĐNGV.

- Trong khi thực hiện quy hoạch ĐNGV phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, chức năng của trường, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng ĐNGV hiện có để phân công hợp lý, sử dụng hiệu quả; dự kiến đúng khả năng phát triển của nhà trường trong tương lai để tạo nguồn bổ sung theo ngành nghề đào tạo ... coi trọng việc tạo nguồn, chọn đúng người, vị trí và đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng. ĐNGV phải đạt chuẩn nghề nghiệp GVDN theo Thông tư số 30/2010/TT – BLĐTBXH của bộ LĐ – TB&XH ngày 29/9/2010 về quy định chuẩn GV, giảng viên dạy nghề.

- Xây dựng quy hoạch tổng thể làm rõ số lượng, yêu cầu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, cơ cấu ngành nghề, môn học, trình độ đào tạo ...đào tạo lại, bồi dưỡng trong từng năm và từng giai đoạn; xây dựng quy hoạch theo tổ bộ môn, độ tuổi, thâm niên, giới tính ...Nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ quản lý, GV trong nhà trường với quan điểm: đầu tư phát triển ĐNGV là chiến lược, là đầu tư cho sự phát triển của nhà trường trong hiện tại và tương lai.

- Việc quy hoạch ĐNGV không chỉ giúp trường khắc phục những khó khăn trước mắt về GV mà còn hướng tới thực hiện mục tiêu của trường đề ra; không chỉ đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở những chuyên ngành hiện có mà còn là bước chuẩn bị cho việc mở rộng quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo.

- Trong khi xác định biên chế để lập quy hoạch xây dựng ĐNGV cần chú ý tính toán thật chi tiết thời gian cần thiết để hoàn thành những nhiệm vụ quy định cho từng chức danh, trên cơ sở đó có thể xác định số người cần cho công việc, cần

tránh khuynh hướng cồng kềnh bộ máy, nhiều người mà ít việc. Điều đó chẳng những gây tình trạng lãnh phí, mà còn là nguyên nhân gây ra sự suy bì, mất đoàn kết trong nội bộ.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp

a). Dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên: Để dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu ĐNGV, nhà trường căn cứ vào chủ trương, kế hoạch xây dựng và phát triển trường theo loại hình trường cao đẳng nghề: đa ngành, đa hệ, đa phương thức; liên thông và liên kết trong đào tạo. Theo xu hướng phát triển phù hợp với yêu cầu đổi mới dạy nghề phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh.

b). Phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên trong nhà trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w