- Thu nhập bình quân đầu người, ngày càng được cải thiện, từng bước thu hẹp khoảng cách với các vùng và cả nước, từ 4,3 triệu đồng (2000) tăng lên 7,
2.1.2. Nhu cầu về nguồn nhân lực và công tác đào tạo nghề tỉnh Tiền Giang
cận các nền văn hóa như Trung Quốc, Hồi giáo, Khơ me,...tất cả đều được liên kết một cách phong phú trong nền văn hóa Việt Nam.
- Hoạt động tín ngưỡng có các tôn giáo như: Phật giáo, Công giáo, Cao đài,... tuy nhiên đa phần người dân theo phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên. Với con người thân thiện, cởi mở, dân cư chủ yếu là người Kinh đã hòa quyện cư trú đan xen với hơn 5.000 người Hoa và một số ít dân tộc khác như: Khơ me, Ấn, Chăm ...với số lượng trên 1.700 người (chiếm tỷ lệ 0,39 % dân số toàn tỉnh).
- An ninh- chính trị trật tự an toàn xã hội, môi trường, vệ sinh đô thị được đánh giá khá tốt so với các tỉnh trong khu vực. Đây là nhân tố tích cực tạo môi trường thuận lợi để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, thu hút cư dân từ bên ngoài, đặc biệt cư dân từ các thành phố công nghiệp và thu hút nguồn nhân lực trình độ cao.
2.1.2. Nhu cầu về nguồn nhân lực và công tác đào tạo nghề tỉnh Tiền Giang Giang
2.1.2.1. Nhu cầu về nguồn nhân lực
Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 [33], Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 – 2020 [34], dự báo nhu cầu nhân lực cho tăng trưởng, trong đó bao gồm nhân lực qua đào tạo và nhân lực cho phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp như sau:
Nhu cầu nhân lực đáp ứng mục tiêu tăng trưởng dự báo đến năm 2015 là 1.069.000 người và đến năm 2020 là 1.107.000 người.
Song song đó, với quá trình công nghiệp hóa sẽ diễn ra mạnh hơn, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng dần quy mô và tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp cũng diễn ra nhanh hơn, cụ thể đối với từng khu vực kinh tế như sau:
- Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, giảm về tỷ trọng và cả tuyệt đối với quy mô từ 580.756 người (58,81%) năm 2008 giảm còn 499.000 người (46,7%) vào năm 2015 và 310.000 người (28%) vào năm 2020.
- Khu vực công nghiệp - xây dựng, tăng từ 142.818 người (14,46%) năm 2008 lên 259.000 người (24,2%) vào năm 2015 và 410.000 người (37%) vào năm 2020.
- Khu vực dịch vụ, tăng từ 263.890 người (26,72%) năm 2008 lên 311.000 người (29,1%) vào năm 2015 và 387.000 người (35%) vào năm 2020.
Cùng với quá trình tăng trưởng đòi hỏi gia tăng quy mô nguồn nhân lực, quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn Tiền Giang trong những năm tới cũng đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Dự kiến lao động qua đào tạo lên 534.500 người (50%) vào năm 2015, và 694.850 người (65%) vào năm 2020.
Dự báo nhu cầu nhân lực qua đào tạo nói chung và nhân lực qua đào tạo nghề nói riêng đặt ra yêu cầu đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo trong đó có các cơ sở đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn của thị trường lao động.
2.1.2.2. Công tác đào tạo nghề tỉnh Tiền Giang
a). Quá trình hình thành và phát triển ngành dạy nghề
Năm 1956, Chính phủ đã cho thành lập bộ phận Quản lý nhân công và Đào tạo công nhân kỹ thuật. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 172/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của bộ Lao động (bộ LĐ – TB&XH ngày nay) trong đó Chính phủ đã giao bộ Lao động chỉ đạo công tác đào tạo công nhân kỹ thuật và bổ túc nghề nghiệp cho công nhân kỹ thuật theo kế hoạch nhà nước.
Tại Nghị định 187/CT ngày 20-12-1963, Chính phủ đã cho phép bộ Lao động thành lập Vụ Đào tạo công nhân kỹ thuật trực thuộc Bộ. Đến năm 1967, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 24/CP thành lập Cục Quản lý cán bộ và công nhân kỹ thuật đi học nghề ở các nước XHCN thuộc bộ Lao động. Để tăng cường
công tác đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng cho yêu cầu phát triển KT – XH của đất nước, Đảng, Nhà nước ta xác định: đào tạo công nhân kỹ thuật và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động là nhiệm vụ cách mạng cực kỳ trọng yếu. Vì vậy, Chính phủ đã có Nghị định số 200/CP ngày 9-10-1969 thành lập Tổng cục Đào tạo công nhân kỹ thuật về trực thuộc Hội đồng Chính phủ và đổi tên là Tổng cục Dạy nghề. Từ tháng 2 -1987, Tổng cục Dạy nghề sát nhập vào bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và đến năm 1990 tiếp tục sát nhập với GD&ĐT. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về việc giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo nghề từ bộ GD&ĐT sang bộ LĐ – TB&XH, Chính phủ đã có Nghị định số 33/1998/NĐ – CP về thành lập Tổng cục Dạy nghề trực thuộc bộ LĐ – TB&XH. Từ đây, dạy nghề trở lại cơ quan quản lý ban đầu là bộ LĐ – TB&XH.
Theo báo cáo của bộ LĐ – TB&XH, tính đến cuối năm 2013 cả nước có 1.339 CSDN, trong đó: 162 trường CĐN, 302 trường TCN, 875 TTDN.
b). Hệ thống cơ sở đào tạo nghề tỉnh Tiền Giang
Tính đến thời điểm 01/2014 toàn tỉnh Tiền Giang có 33 CSDN, trong đó có 07 cơ sở đào tạo cao đẳng, trung cấp nghề; 8 trung tâm dạy nghề cấp huyện; 18 cơ sở tham gia hoạt động dạy nghề. Tổng quy mô đào tạo trình độ trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp là 4.600 học sinh/năm và sơ cấp nghề hơn 7.000 học sinh/năm [21,tr.1]. (Bảng 2.1- phụ lục 1).
c). Công tác tuyển sinh
Trong các năm qua, công tác tuyển sinh hệ TCN và TCCN của các trường đạt kết quả thấp so với quy mô đào tạo được xây dựng. Ngoài Trường CĐN và Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Tiền Giang đạt trên 85%, các trường ở huyện phần lớn đạt dưới 50%. Một số trường trung cấp có xu hướng học viên ngày càng giảm (như Trường Trung cấp nghề khu vực Cai Lậy, Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ Thuật Tiền Giang). Một số ngành, nghề không tuyển sinh được (Cơ khí, hàn, công nghệ May, công nghệ may và thời trang) hoặc chỉ tuyển được từ 1 đến 3 học viên (ngành sửa chữa thiết bị may công nghiệp). Trong khi những nghề như hàn, tiện, sửa chữa máy …rất
cần trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới [21,tr.3]. (Bảng 2.2- phụ lục 1).
d). Kết quả và chất lượng đào tạo nghề
Mặc dù thực trạng giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua còn non trẻ về mọi mặt nhưng các CSDN đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
- Một số CSDN liên kết với doanh nghiệp thông qua việc nhà trường đào tạo và đưa học viên thực tập tại các doanh nghiệp, học viên có điều kiện tiếp cận với công việc thực tế, tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo, doanh nghiệp đánh giá chương trình, kết quả đào tạo trước khi nhận học viên vào làm.
- Theo thống kê có hơn 80% học sinh tốt nghiệp có việc làm ổn định và thu nhập tương đối khá tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đa số các doanh nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo nghề của các trường tương đối đảm bảo, những học viên sau khi thực tập được doanh nghiệp nhận vào làm đã nắm bắt và tiếp cận công việc của doanh nghiệp khá nhanh, nhất là những CSDN có liên kết với doanh nghiệp trong công tác đào tạo. Tuy nhiên, do số học sinh ra trường ít nên không thể đánh giá toàn diện [21, tr. 2].
e). Về đội ngũ giáo viên dạy nghề
Hiện toàn tỉnh có 350 GV cơ hữu, phần lớn là GV của các CSDN do trung ương quản lý và các trường CĐN, TCN trực thuộc sở LĐ – TB&XH. Về trình độ chuyên môn, đa số đều đạt chuẩn, có nhiều kinh nghiệm trong công tác dạy nghề.
TTDN của huyện, các trường TCCN, các trung tâm của đoàn thể còn thiếu nhiều GV cơ hữu, nhất là GV dạy những ngành, nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp. Mặc dù vậy, trong những năm qua công tác tuyển dụng của các cơ sở gặp nhiều khó khăn, do các chế độ, chính sách còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều GV giỏi về trường nghề công tác.
Riêng đối với các trường TCCN thuộc sở GD&DT quản lý, do được thành lập từ các Trung tâm tổng hợp - kỹ thuật - hướng nghiệp nên đội ngũ cán bộ quản lý và GV thiếu kinh nghiệm năng lực thực tế và lúng túng khi chuyển tiếp từ quản lý, dạy nghề phổ thông sang dạy nghề chuyên nghiệp.