Hoạt động kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 71)

- Thu nhập bình quân đầu người, ngày càng được cải thiện, từng bước thu hẹp khoảng cách với các vùng và cả nước, từ 4,3 triệu đồng (2000) tăng lên 7,

110 105 105 105 b) Phỏng vấn sâu

2.3.5. Hoạt động kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

Trường đã thành lập Phòng Thanh tra –Pháp chế và Kiểm định chất lượng dạy nghề. Đánh giá chất lượng dạy học là một bộ phận của việc hình thành chất lượng dạy học ở trường. Việc đánh giá, xếp loại GV về cơ bản đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của GV. Làm rõ được ưu, khuyết điểm. Mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, khả năng phát triển của GV. Thông qua đó giúp Hiệu trưởng bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với GV một cách tương đối, có hiệu quả.

Tuy nhiên, hạn chế trong công tác này là nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận GV và cán bộ quản lý chưa đầy đủ, còn né tránh, nể nang; chưa ban hành kịp thời các tiêu chí đánh giá, thiếu các tiêu chí cụ thể, định lượng nên việc đánh giá chưa thật chính xác, khách quan, chưa phản ánh đúng thực chất về đội ngũ; chưa nhận được ý kiến đánh giá từ nhiều phía, chưa chú trọng hình thức tự đánh giá của GV, chưa tổ chức cho HSSV và người học đã tốt nghiệp đánh giá GV. Có 25.8% số người được hỏi đánh giá việc tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá giáo viên ở mức độ trung bình, yếu (bảng 2.15 – phụ lục 2).

Nhận định về Phương pháp đánh giá, phân loại GV hiện nay còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao 7.8% GV coi đây là vấn đề rất bức xúc và 53.9 % GV coi đây là vấn đề bức xúc cần giải quyết (bảng 2.16 – phụ lục 2).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w