7. Bố cục luận văn
1.2.3. Phân loại đồng dao Tày
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về đồng dao các tác giả đã có ý thức phân chia đồng dao ra những kiểu, những dạng riêng để thuận lợi hơn cho công việc nghiên cứu. Tuy nhiên với thể loại này đến nay vẫn chƣa có sự
thống nhất về cách phân loại. Những nhà nghiên cứu về đồng dao bằng quan niệm riêng của mỗi ngƣời lại đƣa ra những cách phân loại khác nhau, xét trên nhiều tiêu chí…Phân loại đồng dao nói chung và đồng dao Tày nói riêng là việc làm không hề đơn giản bởi khái niệm về đồng dao chƣa đƣợc thống nhất hơn nữa “Đồng dao không được xác định như một thể loại văn học dân gian riêng biệt. Đây là khái niệm tập hợp những tác phẩm từ vài thể loại khác nhau. Chúng bao gồm ca dao cho thiếu nhi (những bài hát ru, những bài ca dao vui chơi) và những bài vè cho thiếu nhi”. Mặt khác, đồng dao còn là những câu, những bài đƣợc xƣớng lên một cách tự do, thoải mái của con trẻ nên rất khó khăn cho ngƣời tìm hiểu, nghiên cứu để đƣa ra cách phân loại hợp lý và đi đến thống nhất.
Đứng trƣớc khó khăn nhƣ vậy, mỗi nhà nghiên cứu về đồng dao lại cố gắng để đƣa ra những cách phân loại hợp lý nhất theo quan niệm riêng, chúng tôi điểm qua một số những cách phân loại sau:
Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến Tựu đã phân loại đồng dao:
- Bộ phận đồng dao gắn với công việc trẻ em phải đảm nhiệm hằng ngày nhƣ việc chăn trâu, bò, việc giữ em
- Bộ phận đồng dao gắn với các trò chơi trẻ em
- Bộ phận đồng dao gắn với nhu cầu hiểu biết, học hỏi, mở mang trí tuệ
- Sấm truyền, sấm ký do trẻ em hát [61, tr.24] Còn Nguyễn Văn Vĩnh lại phân chia nhƣ sau: - Trƣớc hết là những câu vừa hát vừa chơi
- Sau là đến những câu hát không phải cuộc chơi - Thứ ba nữa là đến những câu ru trẻ ngủ [61, tr. 23]
Hay trong cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt tác giả đƣa ra cách sắp xếp:
A. Đồng dao (xếp theo chủ đề) + Về thế giới quan ta và cuộc sống + Quan hệ gia đình và xã hội + Lao động và nghề nghiệp + Châm biếm và hài hƣớc B. Đồng dao – Chị ru em
C. Đồng dao – Hát vui chơi [61, tr. 24]
Với riêng đồng dao Tày bài viết Câu đố và đồng dao Tày của Lục Văn Pảo trong cuốn Văn hóa dân gian Cao Bằng cho rằng: Đồng dao của ngƣời Tày có thể chia thành hai loại lớn
- Loại thứ nhất do những lớp ngƣời sống ở tuổi nhi đồng hát là chính - Loại thứ hai có thể không phải là nhi đồng mà là các phụ huynh hát cho những ngƣời từ tuổi hai, ba đến tuổi nhi đồng nghe. Và căn cứ phân chia theo đối tƣợng sử dụng nhƣ vậy thì ông đã chia đồng dao Tày thành mấy loại nhƣ sau:
Đồng dao chủ yếu do nhi đồng hát + Đồng dao hát để chơi trò bịt mắt bắt dê + Đồng dao hát nhử động vật
+ Đồng dao hát để cầu khẩn +Đồng dao hát để chơi đùa Ru con
+Ngƣời mẹ hát ru con
+ Ngƣời anh, ngƣời chị hát ru em mình [45, tr. 128]
Từ cơ sở những cách phân chia của những nhà nghiên cứu về đồng dao ở trên chúng tôi đƣa ra cách phân chia về đồng dao Tày nhƣ sau:
Thứ nhất, căn cứ vào chức năng diễn xƣớng
+ Hệ thống những bài đồng dao không có trò chơi dân gian kèm theo + Hệ thống những bài đồng dao có trò chơi dân kèm theo
Thứ hai, căn cứ vào nội dung phản ánh:
+ Những bài đồng dao phản ánh về thế giới tự nhiên
+ Những bài đồng dao phản ánh về đời sống xã hội ngƣời Tày