Khái niệm về đồng dao

Một phần của tài liệu ồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam (Trang 27 - 30)

7. Bố cục luận văn

1.2.1. Khái niệm về đồng dao

Đồng dao là một bộ phận của văn học dân gian xuất hiện rất sớm và đƣợc lƣu truyền rất rộng rãi. Đó là những bài hát mà chúng ta quen hát nơi cửa miệng từ khi còn rất nhỏ, là những lời ru ngọt ngào dịu êm khi còn nằm trong nôi, là những câu đố giản dị, lí thú,Ngay từ lúc ấu thơ, trong mỗi chúng ta không ai không thuộc một vài bài đồng dao và không thông thạo một trò chơi đồng dao. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về đồng dao một cách chuyên sâu và hoàn chỉnh.

“Đồng dao, đồng diêu”: câu hát chơi, con nít hay hát. Đó là định nghĩa đơn giản nhất của Huình Tịnh Paulus Của, trong đại Nam Quấc Âm Tự Vị, cuốn tự điển đầu tiên của Việt Nam, xuất bản năm 1895 tại Sài Gòn. 36 năm sau, Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến đức khởi thảo Việt Nam Tự điển,

Mặc Lâm xuất bản tại Hà Nội năm 1931 và Nhà In Imprimarie Trung Bắc Tân Văn phát hành, cũng định nghĩa ngắn gọn. Đồng dao: câu hát trẻ con. Hơn thế kỷ sau, tức là cả 103 năm sau, Đại Từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Nhƣ Ý, do Bộ Giáo dục và đào tạo, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành năm 1998, định nghĩa đồng dao: lời hát truyền miệng của trẻ con, nhƣng không đƣa ra một câu nào…”[82]

Công trình nghiên cứu và sƣu tầm đồng dao sớm nhất là của học giả Nguyễn Văn Vĩnh trong "Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt" . Tuy vậy, trong bài viết của mình, Nguyễn Văn Vĩnh không dùng thuật ngữ "đồng dao"

mà gọi là "Trẻ em hát trẻ em chơi". Theo ông, những "câu hát trẻ con" bao gồm những câu vừa hát vừa chơi, sau là những câu hát không phải có cuộc chơi và tiếp nữa là đến những câu hát ru trẻ ngủ. Những nhà nghiên cứu đồng dao sau này đều sử dụng tƣ liệu từ công trình sƣu tập của Nguyễn Văn Vĩnh. Nhƣ vậy, những tác phẩm văn học dân gian đƣợc trẻ em truyền miệng, đƣợc trẻ em hát, trẻ em chơi và đƣợc dùng để ru trẻ ngủ đều đƣợc học giả Nguyễn Văn Vĩnh xếp vào chung một loại tác phẩm. [61, tr.19]

Định nghĩa đồng dao Dƣơng Quảng Hàm (1943), trong Việt Nam văn học sử yếu đã định nghĩa đồng dao là “các bài hát của trẻ con”, với nghĩa của từ dao là “bài hát không có chƣơng khúc”. Tô Ngọc Thanh (1974), ở bài “Đồng dao với cuộc sống dân tộc Thái ở Tây Bắc”, đã viết: “Trong môi trƣờng sinh hoạt, mỗi bài đồng dao là một thể kết hợp văn hoá - văn nghệ dân gian. Thông thƣờng nó gồm ba yếu tố: trò chơi, lời ca văn vẻ, làn điệu âm nhạc. Cũng có một số bài chỉ có hai yếu tố, là lời ca và âm nhạc. Mỗi yếu tố hợp thành đã đóng vai trò của một thành viên không thể cắt rời của thể kết hợp đó”. Từ điển tiếng Việt (1994) nêu định nghĩa của đồng dao: “lời hát dân gian truyền miệng của trẻ em , thƣờng kèm một trò chơi nhất định” . Các trích

dẫn trên cho thấy, đồng dao gồm phần lời ca, phần làn điệu âm nhạc, và có thể kèm phần trò chơi.[85]

Các tác giả Doãn Quốc Sĩ (1969), Nguyễn Tấn Long - Phan Canh đã gọi đồng dao là ca dao nhi đồng. Khái niệm “ca dao nhi đồng” gần đây ít thấy đƣợc nhắc đến, có lẽ vì khái niệm này thiếu chính xác. Mới đây, Nguyễn Nghĩa Dân, ở bài viết “Tìm hiểu về hệ thống đồng dao Việt Nam”, đã đƣa bộ phận “những lời ca dao cho trẻ em” thuộc đồng dao. Tác giả lí giải: “Xét đến cùng, điều phân biệt giữa ca dao cho trẻ em với ca dao cho ngƣời lớn là ở chỗ: ca dao cho ngƣời lớn có một bộ phận quan trọng nhất, chiếm tỉ lệ cao nhất trong kho tàng ca dao Việt Nam là ca dao về tình yêu nam nữ và ca dao về hôn nhân gia đình”. Theo sự nhìn nhận này thì chẳng những bộ phận ca dao trẻ em thuộc kho tàng ca dao sẽ rất lớn mà còn nảy sinh vấn đề quan trọng khác, đó là giữa ca dao và đồng dao có một phần chung (phần giao giữa chúng), không thể tách bạch, vì ca dao về ngƣời lớn không chỉ là chuyện tình yêu và gia đình. Phần giao này sẽ tạo ra sự lúng túng, nếu làm việc sƣu tầm thì dễ dẫn đến chuyện tuỳ tiện muốn chọn ra sao thì chọn: còn nếu làm việc nghiên cứu thì có nhiều khả năng sai lạc, vì phải đƣơng đầu với một đối tƣợng không thuần nhất. [85]

Vũ Ngọc Phan trong cuốn "Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - Văn học dân gian" có hai mục: Hát vui chơi và hát ru em, gồm những tác phẩm dân gian có chung đối tƣợng phục vụ là đồng dao mà không giới thuyết về tên gọi của hai loại tác phẩm này.

Vũ Ngọc Khánh không gọi "bài hát trẻ em" mà dùng thuật ngữ "đồng dao" để chỉ những lời ca dân gian trẻ em và loại trừ các câu sấm mà trƣớc đây các nhà nho xếp vào đồng dao. Theo tác giả, đồng dao cũng là một thể loại văn học dân gian tồn tại bình đẳng với các thể loại khác: tục ngữ, ca dao

Trần Hòa Bình trong bài viết "Từ những bài đồng dao đến thơ cho các em hôm nay" phát biểu ý kiến : "Trong kho tàng văn nghệ dân gian của dân tộc nào cũng có những bài hát dành riêng cho trẻ emđó là những bài đồng dao". Nhƣ vậy, với tác giả này, những tác phẩm dân gian nào đƣợc trẻ em ca hát thì gọi là đồng dao, hay nói cách khác, đó là những "bài hát trẻ em".

Cuốn "Văn học dân gian Việt Nam", tác giả Hoàng Tiến Tựu trong khi nghiên cứu về thể loại ca dao đã dành một phần giới thiệu tƣơng đối ngắn gọn về đồng dao. Theo tác giả, đồng dao còn có thể gọi là ca dao trẻ em và không xếp bài hát ru em hay ru con vào bộ phận này. Tác giả đƣa ra định nghĩa vắn tắt "Đồng dao bao gồm tất cả các hình thức ca hát truyền thống của trẻ em trong nhân dân thuộc các lứa tuổi khác nhau". Vậy, tuy coi đồng dao là một bộ phận của ca dao, song trong quá trình phân tích, phân loại, tác giả đã mở rộng sang cả một số thể loại văn học dân gian khác, chẳng hạn nhƣ : vè, sấm.

Một quan niệm tƣơng đối thống nhất và cụ thể về đồng dao là của Trần Đức Ngôn trong cuốn "Văn học thiếu nhi Việt Nam". Theo tác giả, "đồng dao không thể được xây dựng như một thể loại Văn học dân gian riêng biệt. Đây là một khái niệm tập hợp, bao gồm những tác phẩm từ vài thể loại khác nhau. Chúng bao gồm ca dao cho thiếu nhi (những bài hát ru, những bài ca vui chơi) và những bài vè cho thiếu nhi" [61, tr. 20 -21]

Điểm qua những quan điểm, cách nhìn nhận của các nhà nghiên cứu về đồng dao chúng tôi nhận thấy, có rất nhiều ý kiến, cách đánh giá, cách nhìn nhận khác nhau, mỗi ý kiến đƣa ra đều có cơ sở riêng. Chính vì thế mà việc đƣa ra khái niệm về đồng dao là chƣa có sự thống nhất.

Một phần của tài liệu ồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)