7. Bố cục luận văn
3.1.4. Kết cấu móc xích
Trong quá trình nghiên cứu đồng dao Tày chúng tôi còn nhận thấy một số bài đồng dao có kết cấu móc xích. Đây là dạng kết cấu đƣợc triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển ý câu trƣớc, câu trƣớc tạo tiền đề cho sự phát triển ý của câu sau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trƣớc vào câu sau cứ nhƣ thế đến hết bài.
Chúng tôi điểm qua một số ví dụ sau
Bài đồng dao Dả Dỉn (Mụ phù thủy) đƣợc cấu tạo theo kiểu đối đáp, hỏi và trả lời liên hoàn móc xích với nhau:
Trong trò chơi sẽ có một ngƣời lớn đóng vai mụ phù thủy, miệng nhai nhồm nhoàm. Một ngƣời ít tuổi hơn đóng vai con ngƣời và hỏi mụ phù thủy:
- Dả ghẹo lăng? - Dả ghẹo thúa xẻo - Dả kin lăng - Kin lục lan. - Oan mỉem mỉem, - Kin a !
Trẻ sợ kêu lên và chạy Dịch:
- Mụ nhai gì? - Nhai đỗ rang - Mụ ăn gì ? - Ăn con cháu - Ngon ngọt lắm - Ăn ăn thôi
Bên cạnh đó, có những bài đồng dao cũng đƣợc phát triển theo kiểu kết cấu móc xích liên hoàn nhƣ trên nhƣ bài Tua pu (Con cua)
Tua pu tua nấy Pu tấy gằn nà Pu xa kin khuyết Xa khuyết bấu hăn Tua pu nép cổn
Dịch: (Con cua, con cáy/ Cua chạy ruộng, bờ/ Cáy tìm con ếch/ Không thấy con ếch/ Cáy liền kẹp đít)
Lời bài đồng dao trên móc nối liên hoàn vòng tròn với nhau từ con cua, con cáy, con cua thì chạy ruộng, bờ, con cáy lại tìm con ếch, không thấy con ếch, con cáy quay ra kẹp đít.
Đây là bài đồng dao gắn với trò chơi khi có hai ngƣời một ngƣời lớn và một trẻ nhỏ. Sau đó, trẻ nhỏ nằm bên ngƣời lớn, ngƣời lớn vừa hát vừa sờ trẻ nhỏ, bắt dầu từ bàn chân lên cao dần, đến từ cuối cùng bài thì ta cù vào mông trẻ để trẻ reo lên cƣời.
Hay chúng ta có thể bắt gặp dang kết cấu này trong bài đồng dao Tổm lẩu (Nấu rƣợu)
Tua púp tia tua pép, Tua pép tịa tua pôu, Vầy mà phiôu tua pẻm...
Dịch: (Con úp cõng con ngửa/ Con ngửa cõng con lồi/ Đốt lửa đun con dẹt...)
Điểm lại những dạng kết cấu trong đồng dao Tày mà chúng tôi vừa trình bày ở trên đã cho thấy sự đa dạng và phong phú của các dạng kết cấu. Tuy nhiên, những dạng trên vẫn chƣa đƣợc coi là đầy đủ song điều đó cũng phần nào chứng minh một điều rằng: Tuy những bài đồng dao ra đời là sáng tác của các tác giả dân gian và lƣu truyền qua hình thức truyền miệng nhƣng đã cho chúng ta thấy đƣợc sức sáng tạo và ý thức xây dựng các hình thức nghệ thuật trong đồng dao để kết hợp với nội dung từ đó tạo nên một bài đồng dao hoàn chỉnh.