Quan niệm về đồng dao Tày

Một phần của tài liệu ồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam (Trang 30 - 32)

7. Bố cục luận văn

1.2.2.Quan niệm về đồng dao Tày

Cùng với nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá mang bản sắc riêng từ lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm tự hào dân tộc. Trong tiến trình phát triển văn hoá Việt

Nam, những giá trị văn nghệ dân gian có vai trò đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần ngày càng cao và nhu cầu phát triển từng dân tộc. Đồng dao của dân tộc Việt nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng đều đƣợc coi là những giá trị tinh thần truyền thống và luôn là một phƣơng tiện quan trọng mang ý nghĩa giáo dục và nhận thức.

Theo Hoàng Thị Cành tác giả cuốn Đồng dao Tày cho rằng: “ Đồng dao là di sản folklore của dân tộc Tày, chứa đựng bản sắc dân tộc Tày. Loại thể này chỉ dừng ở “ca dao” chứ chưa phải “dân ca”. Nó chỉ ở mức xướng lên tự do những bài có câu dài câu ngắn khác nhau mà vẫn có vần tuy không chặt chẽ lắm. Nó là bài ca của nhi đồng, ca được nhưng không có điệu khúc nhất định. Nó chưa có làn điệu tương đối cố định như dân ca, là bài hát dân gian truyền miệng. Ta có thể xếp cả những bài “ru em” vào loại đồng dao nhưng cũng không có làn điệu cố định, mỗi người ru theo một điệu ru không giống nhau tuyệt đối” [11, tr. 137 – 138]

Trong lời giới thiệu cuốn Đồng dao Tày tác giả đã nhìn nhận: “ Đồng dao - Đó là những bài ca vui của lứa tuổi nhi đồng đã xuất hiện tự nhiên được xướng lên từ những cuộc sinh hoạt vui chơi của tập thể nhi đồng. Những bài ca ấy có vần, có điệu ít nhiều, tuy không chặt chẽ lắm. Hoặc đó là những bài hát của các bậc cha mẹ, anh chị thương quý các em mà đặt nên lời ru, những bài đồng dao cho lứa tuổi nhi đồng. Đồng dao dân tộc Tày thường tập trung biểu thị tình cảm của tuổi thơ với tự nhiên, với loài vật... Ngoài ra là những bài dùng trong vui chơi tập thể, hoặc những bài dỗ em, ru em ngủ...”

Và “Đồng dao dân tộc Tày thực chất là những bài ca dao của tuổi thơ, với những hình ảnh đẹp đẽ đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của các em phát triển lớn lên từ lòng tôn kính cha mẹ, tình yêu thiên nhiên, từ tấm lòng vị tha, lòng nhân ái, tình yêu lao động... Đó là di sản văn hóa một vùng, mang

bản sắc dân tộc đậm đà ” [10, tr. 5 -6]

Còn trong cuốn sách sƣu tầm, nghiên cứu Cách nói truyền thống của người Tày – Nùng Cao Bằng - Nét đẹp văn hóa trong ứng xử của đồng tác giả Dƣơng Sách – Dƣơng Thị Đào đƣa ra quan niệm về đồng dao: Đồng dao là hình thức nói có vần có điệu của trẻ con (trẻ dưới 10 tuổi) vừa chơi vừa reo hò, nói có vần có điệu kèm theo [56]

Trên cơ sở kế thừa, tổng hợp những kết quả của các nhà nghiên cứu về đồng dao đi trƣớc chúng tôi xin đƣa ra quan niệm về đồng dao Tày: “Trong kho tàng văn học dân gian của người Tày thì đồng dao chiếm một vị trí quan trọng. Đó là những câu, những bài ca của trẻ nhỏ được xướng lên một cách tự nhiên có vần có nhịp điệu tuy nhiên kết cấu còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ. Đồng dao Tày gồm những bài không kèm trò chơi và những bài có kèm trò chơi. Với những bài đồng dao có trò chơi dân gian kèm theo thì giữa chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết, không tách rời và mang nét đặc trưng riêng của người Tày. Có thể coi đồng dao Tày là thế giới được thu nhỏ của cộng đồng người Tày thông qua lăng kính trẻ thơ. Đồng thời, những bài đồng dao còn là nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị về văn hóa, những tri thức dân gian quý báu…mang đậm bản sắc dân tộc Tày ”

Quan niệm về đồng dao dân tộc Tày nhìn chung cũng giống nhƣ đồng dao các dân tộc khác tuy nhiên khi đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu thì có những nét riêng biệt, nó điển hình cho di sản văn hóa một vùng, là những giá trị lành mạnh cho đồng dao ngƣời Tày, mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu ồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam (Trang 30 - 32)