7. Bố cục luận văn
2.3.2. So sánh nội dung đồng dao Tày với đồng dao một số dân tộc anh
qua sự phản ánh về quan hệ trong đời sống xã hội
2.3.2.1.Về hình ảnh con người được phản ánh trong các bài đồng dao người Tày và đồng dao một số dân tộc
Với không gian và môi trƣờng của xã hội nông nghiệp, từ khi sinh ra, lớn lên và trƣởng thành, những ngƣời dân xƣa luôn gắn bó với những lời hát ru ngọt ngào, những khúc đồng dao mộc mạc giản dị nhƣng cũng hàm chứa biết bao tri thức, kinh nghiệm quý báu và cả những ứng xử văn hóa rất tinh tế của cha ông trong đời sống xã hội. Hành trang văn hóa ấy luôn thấm đẫm trong tâm thức của những ngƣời dân Việt Nam chăm chỉ, hiền lành và đầy lòng nhân hậu. G.S.Vinogradov, nhà ngôn ngữ học nghiên cứu văn học dân gian ngƣời Nga đƣa ra khái niệm “giáo dục dân gian”: ông cho rằng nhân dân luôn có những hình dung và cái nhìn về cuộc sống rất minh triết, đƣợc đúc kết hàng trăm năm, ngàn năm mà vẫn rất gần, rất đúng với nhiều thời đại.
Những bài đồng dao chính là môi trƣờng để trẻ em khẳng định đƣợc tính độc lập tích cực, chủ động, sáng tạo và tình cảm yêu thƣơng, gắn bó, đoàn kết cộng đồng. Cả kho tàng phong phú ấy là phƣơng tiện giáo dục trí, đức, thể, mỹ cho các em. Trƣớc hết đó là sự định hình nhân cách.
Đi qua những bài đồng dao các dân tộc chúng ta có thể nhận ra hình ảnh những con ngƣời, mà ở đây là các em nhỏ tràn đầy lòng nhân ái, vị tha
Ví dụ nhƣ trong đồng dao của ngƣời Kinh bài Mong trời mƣa:(Lạy trời mưa xuống – Lấy nước tôi uống – Để ruộng tôi cày – Lấy đầy bát cơm – Lấy rơm đun bếp) hay trong đồng dao dân tộc Thái:
Phôn dớ phôn Phôn nọi cu báu ai Phôn lai cu báu giản Phôn tốôc nôộc kin máh
Táy Mƣớng La kin nặm ỏi [68, tr. 7]
Dịch: (Mưa đi, mưa nhé – Mưa nhỏ tao không hãi – Mưa lớn tao chẳng lo – Mưa xuống cho chim ăn quả - Cho dân Mường La ăn mía) còn với dân tộc Mƣờng thì gọi mƣa:
Mƣa mƣa xoỏ xoỏ Ngay coỏ loọ hè bôốc Ngay coỏ lôốc hè mon
Ngay coỏ con đáy vợi [67, tr. 194]
Dịch:( Mưa mưa gió gió – Ai có lúa thì bốc – Ai có lốc thì cất – Ai có con ngủ thôi... ). Với tính chất là lời cầu khẩn, gọi trời mƣa nên những bài đồng dao trên mang lời lẽ thiết tha, mời gọi chân tình: hãy mƣa, mƣa cho ngƣời này, ngƣời kia, mƣa cho tôi đƣợc thế này, thế nọ...
Vẫn là tấm lòng nhân ái, vị tha ấy nhƣng đối với bài Gọi trời mƣa của trẻ em Tày lại có biểu hiện khác, các em không hề đòi hỏi cho bản thân mình mà chỉ mong, chỉ cầu cho mƣa xuống để làm vui lòng ngƣời khác, mong điều tốt đẹp đến muôn loài... đó chính là tấm lòng hết sức vị tha, biết suy nghĩ, lo lắng cho ngƣời khác, vì ngƣời khác rất đỗi chân thành.
Phạ ơi phân cải Mác lại vần lai Mác cai vần xỏi Co cuổi lồng lừa Rƣờn nƣa khai khẩu Rƣờn tẩƣ khai pja Tua ma háu lảng
Tua ngoảng goảng đông Vỏ Nồng xẻ pản [10, tr. 13]
Dịch: (Trời ơi, mưa lớn/ Cho muỗm quả sai/ Quả lai trĩu cành/ Chuối xanh buồng trổ/ Nhà trên bán gạo/ Nhà dưới bán cá/ Con chó sủa nhà/ Con ve hát vang/ Người Nùng xẻ gỗ”
Ngoài ra, qua các bài đồng dao, đặc biệt là những bài đồng dao gắn với trò chơi dân gian còn xây dựng cho các em ý thức tự giác cao và một đức
tính thật thà, không chơi gian lận nhƣ trẻ em Tày – Nùng có trò chơi phe xum (trò đánh chắt lỗ), nếu có một ngƣời làm động tác giả khi ngƣời khác không để ý gieo sỏi vào lỗ có thể ăn quan, ăn quân của các lỗ khác và dẫn đến thắng cuộc.
Cạnh đó còn là những đứa trẻ sống rất hòa đồng với thế giới tự nhiên và có tình yêu thƣơng đối với muôn loài
Píng quang ơi, quai Mèng lài ơi mìn tẻp Lục đếch khả mầƣ thai Câu tài mầƣ tín
Câu slống mầƣ mừa [10, tr. 54]
Dịch: (Ơi chuồn chuồn xinh đẹp/Nhặng vằn nó đuổi mày/Có đứa tới giết mày/Tao thương nâng mày dậy/Tao tiễn đưa mày về)
Với một con vật rất bé nhỏ nhƣ chuồn chuồn nhƣng cũng đƣợc các trẻ em Tày dành cho nhiều tình cảm, các em rất trân trọng có những hành động, việc làm thể hiện sự yêu quý rất chân thành: “thƣơng, nâng, tiễn đƣa…”
Bên cạnh đó là tình yêu với chú gà chọi của trẻ em Nùng Cáy ơi tò tót
Ha bót cau coi da Ka què cau coi chƣực Chƣực pìn phủ cáy phằn Khăn ó o Khửn tìng thó pay nòn Khửn dà mòn pay dú Khửn pác cú pay khăn Cáy ơi, tót [33, tr. 184]
Dịch: (Gà ơi hãy chọi nhau/Mắt mù tao sẽ chữa/Chân gãy tao sẽ dưỡng/Nuôi thành con gà trống/Gáy ó o/Lên thổ công nằm ngủ/Lên nha môn mà sống/Đứng trước của gãy vang/Gà ơi, hãy chọi, hãy chọi)
Trẻ em ngƣời Kinh cũng vậy, các em thể hiện tình cảm của mình đối với chú trâu:
Hƣ hƣ chựng chựng Chựng vững cho lâu Một con trâu nằm Một trăm bánh giầy Một bầy heo lang Một sàng bánh ú
Bài đồng dao thể hiện sự trân trọng giá trị của con trâu thông qua sự đối sánh với những vật có giá trị khác nhƣ một con trâu tƣơng đƣơng với: Một trăm bánh giầy, một bầy heo lang, một sàng bánh ú,Trong quan niệm của ngƣời dân Việt Nam thì "Con trâu là đầu cơ nghiệp". Chính vì thế, mà họ luôn có ý thức tôn trọng và bảo vệ con vật hiền lành, chăm chỉ.
Từ những tình yêu thƣơng nhỏ các bé đã góp phần vào tình yêu lớn hơn là tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, các bé trẻ em Tày đã có ý thức nhắc nhở những loài vật về ý thức nguồn cội:
Én ơi, én
Tốp pích én bân sung Khang pích én bân sung
Pích én bân đuổi lồm đuổi moóc Tốp pích én mừa lọt Mƣờng Ban Én chứ tẻo mà rƣờn đuổi noọng Én nờ...[10, tr. 29]
Dịch: (Hỡi chim én/Vỗ cánh én bay cao/Giang cánh én bay cao/Vỗ cánh én bay lọt Mường Ban/Én nhớ trở về quê hương/Én nhé…)
Trẻ em Mƣờng cũng vậy, đó là những đứa trẻ ngoan ngoãn biết cám ơn những ngƣời thân thuộc sống xung quanh mình, biết ơn nơi đã sinh ra, nuôi dƣỡng mình lớn lên:
Ơn rá
Ơn bác ơn bả Ơn lủng ơn làng
Đà muôl đầy choo nhà bôổ mệ Báo khà mà rêng
Mà lêng mà thôít
Câyl bằng đôộ cải…[67, tr. 180]
Dịch: (Ơn đấy,/ Ơn bác ơn bá/Ơn xóm, ơn làng/Đà trồng khắp cho nhà bố mẹ/Bảo nhau mà lên/Mà lên mà tốt…)
Cùng nghe trẻ em Thái nhắn bƣơm bƣớm …Dá
Cáp bửa cu quá xia
Xắng tô pho, tô me hảƣ lạn nọi é Va tô pho, tô me báu má
Xin chẩu cáu mắn má nớ [68, tr. 22]
Dịch: (Thôi!/Bướm đẹp của tôi bay mất rồi/Bay đi thì nhắn bướm bố, bướm mẹ về nhé/Bố mẹ bướm không về/Thì bướm đẹp quay lại cùng cháu nhé)
Trên đây chúng tôi đã khắc họa một vài đặc điểm cơ bản của con ngƣời đƣợc nói đến trong đồng dao Tày và đồng dao một vài dân tộc. Đó đều là những con ngƣời, mà ở đây đối tƣợng chính là trẻ em ngay từ khi còn nhỏ đã đƣợc giáo dục, định hình những đức tính tốt đẹp trong việc rèn luyện tu
dƣỡng đạo đức cá nhân. Để từ đó, là cơ sở ban đầu hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ một cách hoàn thiện để khi lớn lên, trƣởng thành các em sẽ trở thành những ngƣời công dân tốt, có ích cho quê hƣơng, bản làng.