7. Bố cục luận văn
2.1. Những bài đồng dao phản ánh về thế giới tự nhiên
2.1.1.Đồng dao phản ánh về thế giới động vật
Tìm hiểu nội dung của các bài đồng dao, điều ta dễ nhận ra là số bài đồng dao về động vật phong phú hơn cả. Thế giới loài vật trong đồng dao hiện lên đầy ngộ nghĩnh, hấp dẫn và thật sinh động, náo nhiệt. Những con vật nhỏ bé dễ thƣơng gần gũi trong đời sống hàng ngày đã đƣợc thể hiện ở một số bài đồng dao dƣới nhiều dạng khác nhau.
Trong đồng dao, trẻ thƣờng có nhu cầu nhận thức đối tƣợng một cách hệ thống (nhiều loài cùng một lúc), các em chú trọng việc thể hiện đặc điểm của từng loài vật đặt trong mối tƣơng quan với các loài khác, để từ đó hiểu sâu sắc hơn về chúng, phân biệt chúng một cách rạch ròi, trên cơ sở căn cứ vào các đặc trƣng nổi bật của từng loài. Mặt khác, đối tƣợng hƣớng tới của các em thƣờng là các loài vật trong thế giới hoang dã, nhƣng chủ yếu là những loài tồn tại gần gũi với chúng ta (các loài chim, châu chấu, kiến,). Điều này thể hiện, trẻ nhỏ có nhu cầu rất lớn trong việc khám phá thế giới. Các em muốn giao hòa cùng muôn loài không bó buộc trong phạm vi vật nuôi gia đình, mà rộng hơn, xa hơn, phong phú hơn. Đây là một nhu cầu rất thiết thực của các em, là đôi cánh chắp thêm cho trẻ trên con đƣờng bay đến tƣơng lai, là khát vọng lớn lao nhƣng không xa vời của trẻ nhỏ.
Qua đồng dao, các em nhƣ lạc vào vƣờn bách thú với đủ các loài chim muông, chúng có mối quan hệ thân thiết, ruột thịt giống nhƣ con ngƣời qua bài đồng dao Slắng cáy (Nhắn gà)
Gà ơi chọi đi Mắt mù ta sẽ chữa
Chân què ta sẽ nuôi
Nuôi làm gà trống quản nhà Ban ngày gáy ò ó o....[10, tr. 48]
Gà là loài vật rất gần gũi với đời sống chúng ta, nhất là những ngƣời dân ở thôn quê. Họ không cần dùng đồng hồ mà chỉ căn cứ vào tiếng gà gáy là biết đƣợc giờ giấc để làm việc, sinh hoạt. Thuở xa xƣa, cha ông ta chƣa biết đến đồng hồ hiện đại nhƣ ngày nay, thì gà chính là loại đồng hồ sinh học thông báo giờ giấc cho con ngƣời trong mọi hoạt động.
Chính bởi sự gần gũi ấy, mà chú gà đã đi vào đồng dao một cách rất đƣờng hoàng, tự nhiên. Trong cặp mắt trẻ thơ, gà là loài vật rất đáng yêu, chúng hiền lành, chăm chỉ và hữu ích. Gà nhƣ một ngƣời bạn, ngƣời thân của trẻ. Đối với chúng, trẻ luôn có tình cảm trân trọng, thƣơng mến.
Tiếng gáy của gà đánh thức giấc ngủ trẻ thơ, báo hiệu cho các em phải thức dậy để đi học, đi làm,Tiếng gáy ấy dần đi vào tiềm thức của trẻ, và nhƣ một phản xạ không cần điều kiện : Hễ nghe tiếng gà gáy là trẻ thức dậy. Tiếng gáy trong trẻo ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ nhỏ (nói riêng), của con ngƣời (nói chung), đặc biệt là ngƣời dân ở nông thôn.
Bài đồng dao thể hiện tình cảm đẹp đẽ, thắm thiết của các tác giả đồng dao đối với chú gà trống đẹp đẽ, hữu dụng. Tất cả đã thể hiện sự trân trọng rất lớn của tác giả đối với chú gà trống.
Từ những nhận thức đơn giản ban đầu về chú gà trống, đây là sự hiểu biết ở dạng đơn lẻ, dần dần sự nhận thức của trẻ sẽ đƣợc phát triển cao hơn khi quan sát thế giới động vật xung quanh, trẻ sẽ nhận biết đƣợc biết rất nhiều loài cùng một lúc ngay từ thủa nằm nôi với những câu hát ru của bà, của mẹ và chị:
Ứ, ứ bấu nòn cáy tót tha Bấu nòn ma khốp cổn Nòn mẻ pây rẩy au qua
Nòn đây mẻ pây nà au luổm Đảy mẻ luổm pác đeng
Au mà chò lục eng chắng cọm [35, tr.134]
Dịch: (À ơi, không ngủ gà mổ mắt/ Không ngủ chó liếm đít/ Ngủ để mẹ đi nương lấy dưa/ Ngủ để mẹ ra đồng bắt muỗm/ Được con muỗm răng đỏ/ Đem về dỗ trẻ nhỏ nín ngay)
Với những câu hát ru gần gũi, thân thuộc các em nhỏ đã hình dung và nhận biết đƣợc đặc trƣng riêng của từng con: con gà thì mổ, con chó thì liếm, còn con muỗm thì chỉ có ở ngoài đồng...
Không chỉ dừng lại ở mức độ miêu tả, quan sát và nhận biết, các tác giả dân gian khi nói về những con vật còn gửi gắm những tình cảm của trẻ thông qua đó là sự giáo dục ý thức biết yêu thƣơng, quý trọng động vật của các bé, nhƣ bài: Roọng ngoảng (Gọi ve rừng):
Ngoảng ơi, ngoảng à
Ngoảng giú chang đông ngoảng á Vỏ ngoảng thai bƣơn sam hoán chả Mẻ ngoảng thai bƣơn hả mùa nà Bƣơn xốc noọng lồng nặm piến đa
Bƣơn chất noọng khỉn phya piến ngoảng Ngoảng á á bố chắc tháng tảng mà [10, 31]
Dịch: (Ve ơi, ve à/Ve hát vang cả rừng xa/Bố ve chết tháng ba mùa gieo mạ/Mẹ ve chết tháng năm mùa đồng/Tháng sáu ve xuống nước làm con cà cuống/Tháng bảy biến thành ve hát rừng xa/ Ve mải hát không tìm đường trở lại)
Đây là bài đồng dao gắn với câu truyện cổ từ xƣa kể rằng: Con ve rừng (tua ngoảng) có giọng hát rất thanh và hay nhƣng xƣa kia nó vốn mồ côi cha mẹ, làm ăn vất vả, ốm chết biến thành thân ve, đến mùa hè lại hát những
lời than thở. Trẻ em Tày thƣơng lắm, khi chiều tà từ rừng xa vọng lại tiếng hát của ve rừng, các em địu em nhỏ đi đón mẹ ở đầu bản thƣờng cùng nhau ca bài “Gọi ve rừng” thật thƣơng cảm. Bằng sự thông minh, thể hiện cho sự sáng tạo của trẻ đã diễn xƣớng lên các bài hát vui chơi để minh họa cho các câu truyện cổ thần kỳ về sự tích các loài vật, nửa thực nửa hƣ trong thế giới của trẻ thơ.
Từ những hiểu biết về mối quan hệ giữa các loài vật, bằng cách sử dụng các biện pháp nhân cách hóa,tác giả dân gian đã nảy ra ƣớc mơ chế ngự đƣợc các con vật, để phục vụ cho cuộc sống của mình nhƣ một số bài hát để nhử ong, nhử kiến, nhử chim trời cá nƣớc:
Oí rằng một rằng mèng Ói rằng phen rằng tó
Cạ lạo quan hua đó lồng mà Mà kin tắp mèng mọt
Mà kin poót mèng day Mà kin vầy cáy khƣớng Cáy khƣớng pây đăm nà Nộc sloa pây ván chả Mẻ mạ pây hang keng
Mẻ lình pây háp nặm [35, 129]
Dịch: “ Ơi tổ ong tổ kiến/ Ơi ong khoái, ong trâu/ Mời ông quan đầu trọc cùng về/ Về ăn gan con mọt/ Về ăn quả tối con tò vò/ Về “ăn chim” gà mái tơ/ Mái tơ đi cấy lúa/ Gà lôi đi gieo mạ/ Bà ngựa đi nấu canh/ Bà khỉ đi ghánh nước”
Bài đồng dao tập hợp những con vật quen thuộc: con kiến, con ong, con mọt, con tò vò, gà mái, gà lôi, con ngựa, con khỉ...hiện lên rất sống động qua những lời ca của các bé khi hát nhử ong, nhử kiến. Đặc biệt, bằng những hình
ảnh đã đƣợc nhân cách hóa lên “ mái tơ đi cấy lúa, gà lôi đi gieo mạ, ngựa đi nấu canh, khỉ gánh nƣớc) đã cho thấy ẩn ý của tác giả dân gian khi viết lời bài đồng dao này đó là khát vọng chế ngự các loài vật để giúp và phục vụ cho công việc của nhà nông, những công việc đồng áng, công việc gia đình quen thuộc của ngƣời Tày. Từ đó, nó sẽ góp phần giáo dục trẻ ƣớc mơ chế ngự đƣợc tự nhiên, bắt thiên nhiên phải phục vụ cho đời sống con ngƣời. Đây là bƣớc nền tảng để hình thành cho các em những khát vọng đẹp đẽ, lớn lao trong tƣơng lai.
Trẻ em là những mầm non của đất nƣớc, là tƣơng lai của Tổ quốc mai sau. Chình vì lẽ đó mà đồng dao càng chứng tỏ vai trò to lớn của nó trong việc hun đúc tâm hồn trẻ thơ. Trẻ yêu đồng dao qua những hình ảnh cây cỏ, hoa lá, các loài động vật trong thiên nhiên. Và qua đó, trẻ bộc lộ những hiểu biết, những ƣớc mơ giản dị và tràn đầy ý nghĩa của mình: Đó là ƣớc mơ về một cuộc sống thân thiện, gần gũi cho muôn loài.
Đồng dao còn phản ánh mối quan hệ gần gũi giữa các loài động vật trong tự nhiên. Thông qua đó, thể hiện ƣớc mơ về một cuộc sống gần gũi, thân thiết của muôn loài, những bài đồng dao thể hiện tình cảm mẹ - con, anh - em thật đậm đà, đằm thắm nhƣ bài Đuổi quạ (Tẻp ca):
Quà ... quà
Mẻ mầƣ thai gẳm ngòa Vỏ mầƣ thai gẳm cón Au tôm đeng mà già Au tắp gà mà hốm Quà... quà.... [10, tr. 44]
Dịch: (Quà .... quà.../Mẹ mày chết đêm qua/Cha mày chết đêm trước/Lấy đất đỏ về che/Lấy gắp gianh về đắp/Quà .... quà...)
Các em mong rằng các loài vật sẽ sống hòa thuận với nhau nhƣ một gia đình vậy! Ƣớc mơ ấy thật đẹp! Nó không còn dừng lại ở phạm vi cá nhân, gia
đình mà nó mở rộng ra toàn xã hội. "Hãy sống yêu thƣơng, hòa thuận, đoàn kết với nhau" là thông điệp mà các tác giả muốn gởi gắm. Thông qua đó, chúng ta thấy đƣợc đời sống tình cảm tốt đẹp của trẻ. Các em sớm cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của tình yêu thƣơng và rất trân trọng nó. Điều đó xuất phát từ thực tế cuộc sống hòa thuận, phong phú của muôn loài.
Song song đó còn có những bài đồng dao những bài hát ru phản ánh sự hiểu biết phong phú về các loài trong tự nhiên, ngay từ trong nôi đã cho các em nhỏ hòa đồng, gắn bó với thiên nhiên, các tác giả đồng dao bằng cái nhìn trẻ thơ đã tạo nên thế giới loài vật khá sống động: Ở đó các loài vật có mối liên hệ với nhau thân thiết, gắn bó, cùng nhau lao động, làm việc chăm chỉ...Thế giới ấy có những đặc điểm ngộ nghĩnh, dễ thƣơng phù hợp với tƣ duy của trẻ đồng thời tạo nên cả một không gian sống gần gũi với trẻ thơ, phù hợp với nhận thức trẻ nhỏ.
“ … Nổc choóc đảy lai tua Tua nâng pây mí ỏm Tua nâng pây nhọm mây Tua nâng pây huây ứ
Tua nâng pây khoáng thú viầu ngài Tua nâng tẻp mò hoài khảu lảng Tua nâng nẳng pác táng huây eng
Tua nâng mà nòn ghèng xảng noọng” [10, tr.89]
Dịch: (…Chim sẻ được nhiều con/ Một con đi giặt tã/ Một con đi nhuộm chỉ/ Một con về đưa nôi/ Một con rửa bát đũa sớm trưa/ Một con đuổi trâu bò về trại/ Một con ngồi cửa sổ/ Một con ghé lại nằm cạnh bé)
Còn có cả những bài đồng dao thể hiện tình cảm thân thiết, tƣơng thân, tƣơng ái giữa các loài trong tự nhiên :
Khảm khắc roọng tềnh khau tiểng siếc Queng quý xui mủa viểc bƣơn sam Xui hẩƣ gần thế gian lồng chả Xui hẩƣ gần thiên hạ hất nà
Dịch: (Chim sáo đồng nội hót buồn/Chim khảm khắc hót cô đơn quả là/Queng quý xui việc tháng ba/Xui người gieo mạ dần dà mùa công/ Xui khắp thiên hạ làm đồng) [57]
Nhìn chung, nhận thức tinh tế và tỉ mỉ của các tác giả đồng dao đã thâu tóm một cách sinh động thế giới các loài động vật vào đồng dao. Chúng ta không thể phủ nhận sự phong phú, đa dạng của mảng đồng dao thể hiện nội dung, đề tài này. Những bài đồng dao mà ở đó, ta không chỉ khám phá tƣ duy nhận thức của trẻ mà còn là chiếc chìa khóa mở cửa thế giới tâm hồn, tình cảm của các em : Hồn nhiên mà nhân ái, sắc sảo mà nhạy cảm, nghiêm túc mà hóm hỉnh. Chƣa kể đến những bài đồng dao ấy khi đƣợc diễn xƣớng còn là những trò chơi "trí tuệ" của trẻ khi nó nằm trong hệ thống những yếu tố nguyên hợp của mình đã rèn cho trẻ trƣởng thành về nhận thức, học đƣợc những bài học bổ ích về thiên nhiên, về sự tồn tại của con ngƣời trong thế giới tự nhiên.
2.1.2. Đồng dao phản ánh về các hiện tượng tự nhiên
Trẻ thơ có khả năng kì lạ trong việc nhập cuộc vào thế giới vô tri, vô giác, biến chúng thành những vật có hồn để làm bầu bạn. Vũ trụ huyền bí, cao siêu, nhiều điều bí ẩn, khó lí giải ngay đối với ngƣời lớn, nhƣng đối với trẻ thơ nó lại rất giản dị, ngộ nghĩnh và thân quen.
Trăng ở tận trên trời cao, nhƣng hình ảnh trăng với chị Hằng Nga, chú Cuội đã đi vào tiềm thức của trẻ ngay từ khi còn ấu thơ, các trẻ nhỏ còn có ngày hội rằm trung thu để rƣớc đèn ông sao, để lại đƣợc nghe câu chuyện cổ tích về chị Hằng, chú Cuội. Chính vì vậy mà hình ảnh trăng trong thiên nhiên không quá xa lạ, mà rất gần gũi đƣợc các em nhỏ coi nhƣ ngƣời bạn thân thiết. Vào những đêm
đêm trăng sáng, trời đầy sao, trẻ em Tày thƣờng “gọi trăng”, “gọi sao” vì ngƣời ta vẫn quan niệm rằng trăng treo ngay trên đầu, rất gần về khoảng cách nên càng gần gũi về tình cảm hơn.
Hai ơi, hai! Lồng mà câu gạ Câu gạ viểc quan
Câu xam mầƣ lăng bấu rủng lìn lìn...[10, tr. 22]
Dịch: (Trăng ơi, trăng!/ Xuống đây ta hỏi/ Ta hỏi việc quan/ Tại sao không sáng đều đều...)
Hay : Hai ơi hai
Kin viầu rƣờn noỏc Pẻng toóc mà xo
Coóc mò mà câu dự [10, tr. 24]
Dịch: (Trăng hời, trăng hỡi/ Ăn cơm tối nhà ngoài/Có bánh toóc tao xin/ Có coóc mò ta mua)
Trong nhận thức của trẻ nhỏ thì ranh giới giữa con ngƣời và đấng siêu nhiên bị xóa nhòa. Đấng siêu nhiên cũng trần tục, có cuộc sống sinh hoạt nhƣ con ngƣời vậy: trăng cũng ăn cơm tối, cũng có những loại bánh đặc trƣng nhƣ của ngƣời Tày có “bánh toóc, coóc mò”, có hoạt động mua, bán...
Ở đó, những bài đồng dao về đấng siêu nhiên đã thể hiện ƣớc mơ, khát vọng chinh phục tự nhiên của con ngƣời qua những ƣớc mơ của trẻ thơ. Trong quan niệm của ngƣời xƣa, họ tin rằng luôn có thần linh tồn tại trong cuộc sống của họ, vạn vật đều có linh hồn. Tuy nhiên, tƣ duy cổ xƣa ấy đã không ngăn đƣợc những ƣớc mơ ƣớc mơ chinh phục và chiến thắng tự nhiên của ngƣời xƣa - qua ƣớc mơ tƣởng chừng rất ngộ nghĩnh, rất trẻ con.
muông,Đó là nơi các em vui chơi, ca hát, sinh hoạt và lao động. Chính vì thế mà trẻ luôn quan tâm đến từng bƣớc chuyển mình của thời gian trong bài Gọi trăng, các em nhỏ đã gọi trăng xuống hỏi rõ ngọn ngành tại sao trăng không sáng đều đều:
“...Síp chất mầƣ nhằng kin mẻ pất Síp pét đếch lét nòn
Síp cẩu kin lẩu o Nhỉ síp kin mò thuổn Nhỉ ất kin nguộn thai
Nhỉ soong hốm và lài bố tẻo
Xo sam đẳng ngắt nghẻo tẻo mà” [10, tr. 22]
Dịch: (...Mười bảy bánh ăn mẹ vịt mới lên/ Mười tám trẻ đi nằm trăng tỏ/ Mười chín chờ uống rượu hết bình/ Hai mươi bận ăn bò cả con/ Hai mốt như ăn lá ngón chết/ Hai mươi hai trăng đắp chăn hoa không về/ Mồng ba mới lò dò trở lại)
Sau đó là một loạt những câu trả lời vì sao trăng không sáng đều, từ ngày mƣời bảy đến ngày hai mƣơi trăng đều bận bịu với những công việc riêng, rồi đến khi có thời gian rảnh rỗi trăng mới “lò dò” trở lại, để thắp sáng cho các bạn nhỏ vui chơi
Bài đồng dao phản ánh bƣớc chuyển mình của thời gian khá tuần tự, đi từ thời gian đến những sự kiện xảy ra sau đó. Sự phát hiện bƣớc chuyển mình nhịp nhàng của thời gian này đã phản ánh khả năng quan sát khá tinh vi của tác giả đồng dao. Bằng cách này, trẻ nhỏ sẽ nắm bắt đƣợc từng bƣớc chuyển đổi vi diệu của thời gian. Hơn nữa, tác giả đồng dao đã dẫn dắt trẻ quan sát, liên tƣởng trong sự tƣởng tƣợng vừa phong phú, vừa tinh tế. Đồng dao mang đến cho trẻ thơ những nhận thức mới mẻ, hấp dẫn, lí thú về thế giới tự nhiên. Điều này