7. Bố cục luận văn
3.5. Một số biểu tƣợng, hình ảnh trong đồng dao dân tộc Tày
3.5.1 Biểu tượng con trâu
Con trâu là con vật quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống lao động ở nông thôn Việt Nam. Một thời với nhà nông “ con trâu là đầu cơ nghiệp”, hình ảnh của những chú trâu đã đƣợc đi vào ca dao, dân ca, đƣợc xây dựng trong các tác phẩm văn học…
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày,vợ cấy con trâu đi bừa
Đối với riêng ngƣời Tày thì con trâu cũng là ngƣời bạn vô cùng thân thiết, gắn bó với nhà nông, đặc biệt là gắn bó với các em nhỏ nơi đây, hình ảnh những buổi chiều tà khi các em nhỏ lùa trâu về chuồng cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng mõ trâu vang lên khắp bản làng ngƣời Tày đã trở thành nét đặc trƣng riêng có, để sau này lớn lên, khi các em đi học, đi làm xa quê hƣơng thì những hình ảnh của tuổi thơ, của những buổi chăn trâu cùng bạn bè…trở thành những ký ức đẹp nuôi dƣỡng tâm hồn các em, làm cho các em thêm yêu quê hƣơng bản làng, biết trân trọng những con vật nuôi đã cực nhọc giúp gia đình các em việc đồng áng, biết quý trọng những giá trị lao động của ông bà, cha mẹ…những ngƣời nuôi dạy các em khôn lớn.
Chính vì thế, trong các bài đồng dao Tày, con trâu chiếm một vị trí quan trọng và mật độ khá dày. Trẻ em miền núi hầu nhƣ đều là con nhà nông nên ngay từ khi còn nhỏ các em đã đƣợc ông bà, bố mẹ dạy bảo các công việc trong gia đình để giúp đỡ cha mẹ, sau mỗi buổi học trên lớp thời gian buổi chiều là các em có nhiệm vụ lùa trâu ra khỏi chuồng đi chăn để đỡ đần mẹ cha. Trong những buổi chăn trâu các em thƣờng hay chơi trò Chọi trâu:
Coóc mầƣ lạc mạy khoang Đang mầƣ đang mạy roỏc Mạy roỏc tín tềnh tàng Cóc mạy khoang nàn tắc Đang mạy roỏc đúc điêm.
Dịch: (Ú lểu... ú lểu ... tùm/ Sừng mày như rễ trúc/ Thân mày như gỗ roỏc/ Gỗ nghiến mọc trên sừng/ Gỗ roỏc mọc bờ đường/ Sừng thân trúc khó gãy/ Thân gỗ roỏc đáng lo)
Về mặt sinh hoạt, vui chơi giải trí, trẻ em Tày có lối chơi riêng phù hợp với điều kiện xã hội vùng dân tộc thiểu số. Đây là trò chơi hấp dẫn nên đƣợc trẻ em yêu thích, chúng thƣờng tụ tập chia làm hai phái, mỗi phải cử ra một ngƣời cùng “chọi trâu”. Ở ngoài bạn bè cùng vỗ tay hò reo, ca bài đồng dao Ú lểu (Gọi trâu) nhƣ đang xem trâu chọi nhau thật. Cuối cùng phái thua phải cõng phái thắng chạy một đoạn đƣờng.
Hay các em thƣờng xƣớng lên bài Oài khao (Trâu trắng) khi vừa đi nhặt củ hẻo ở ngoài ruộng vừa hát (Củ hẻo là củ của một loài cỏ thân thảo, lá hình mác, có cuống dài 15 cm, mầu xanh thẫm, mọc vào tháng ba ở các đám ruộng có nƣớc, tháng 6 bừa đất củ hẻo trôi nổi trên mặt ruộng, củ tròn nhƣ đầu ngón tay út, màu trắng, có mầm nhú nhọn hoắt nhƣ hình sừng con trâu.. Củ hẻo nƣớng chín ăn bùi, thơm)
Oài khao cóc tọc, Lằn lọc chang nà, Eng xa nâƣ gẳm Eng ếp nâƣ gẳm
Dịch: (Trâu trắng một sừng/ Lăn lóc trong ruộng/ Trẻ tìm sớm chiều/ Trẻ nhặt sớm chiều)
Tua vài coóc lẹ Tua bẻ coóc com Com đắc com đỉn
Com pín nổc phjây [55, tr.31]
Dịch: (Con trâu sừng cụp/ Con dê sừng cong/ Vừa cong vừa uốn/ Uốn mỏ chim ri)
3.5.2 Biểu tượng trăng sao
Trăng, sao là những hình ảnh của thế giới siêu nhiên, mỗi ngày ta đều có thể nhìn thấy chúng trên bầu trời, nhƣng lại khó có thể nắm bắt chúng. Đặc biệt, là ở những thời điểm mà đồng dao ra đời, khoa học kĩ thuật chƣa phát triển thì khoảng cách ấy lại càng xa hơn.
Nhƣng trong đồng dao, hình ảnh ấy lại rất quen thuộc, gần gũi. Các vì tinh tú nhƣ những ngƣời bạn, ngƣời thân trong gia đình của trẻ nhỏ. Trăng sao đã trở thành những biểu tƣợng nghệ thuật trong đồng dao. Các tác giả đồng dao đã mƣợn những hình ảnh ấy để gởi gắm những ƣớc mơ, khát vọng to lớn của con ngƣời lúc bấy giờ. Không chỉ có thế, đó còn là sự thể hiện ƣớc mơ về một cuộc sống tốt đẹp, đại đồng, "vạn vật cùng giao hòa" trên trái đất này.
*Tiểu kết
Nhìn chung, thế giới biểu tƣợng trong đồng dao khá đa dạng: Đó là những hình ảnh rất quen thuộc, gắn bó với cuộc sống mỗi chúng ta. Nhƣng khi vào đồng dao qua lăng kính và trí tƣởng tƣợng phong phú của trẻ thơ những cái quen thuộc ấy đã trở nên đẹp đẽ vô cùng. Nó tạo cho ta cảm giác vừa quen và vừa lạ. Nó không chỉ khoác trên mình tấm áo mộc mạc hàng ngày, mà nhƣ có thêm một lớp áo mới tƣơi tắn hơn, rực rỡ hơn.
Tựu trung lại, thế giới biểu tƣợng trong đồng dao thƣờng là những hình ảnh của đồng nội thân quen, đặc biệt, trong thế giới biểu tƣợng ấy còn có cả những vì tinh tú nữa. Đi vào đồng dao, chúng là hình ảnh của những đứa
trẻ ngoan ngoãn, chăm chỉ, sớm biết yêu lao động; là hình ảnh của những ngƣời nông dân cần cù, chăm chỉ, một nắng hai sƣơng với ruộng đồng. Đó còn là hình ảnh của những ƣớc mơ, những khát vọng lớn lao, đẹp đẽ,Thế giới biểu tƣợng ấy sẽ góp phần làm phong phú thêm cho đồng dao Việt Nam, và làm cho kho tàng đồng dao ngày càng đẹp đẽ, trong sáng và phổ biến hơn.
KẾT LUẬN
Trong nhịp sống hối hả, của một thời đại đƣợc coi là “cuộc sống số” cùng với sự du nhập, giao lƣu văn hóa từ nƣớc ngoài vào nƣớc ta. Bên cạnh những mặt tích cực đáng để trân trọng, đáng để học tập thì cũng có những mặt trái khiến cho những giá trị truyền thống, những giá trị tốt đẹp ngày càng bị quên lãng và dần mất đi…Những giá trị thuộc về văn hóa, văn học dân gian đang đứng trƣớc tình trạng báo động.
Nói riêng về nền văn học dân gian, mà ở đây chúng tôi muốn nói đến thể loại đồng dao của dân tộc Tày thì cũng chịu tác động và ảnh hƣởng trong dòng chảy chung đó. Cùng với sự yêu thích, đam mê tìm hiểu, nghiên cứu kho tàng văn hóa, văn học dân gian dân tộc và mong muốn góp một phần nhỏ bé, khiêm tốn để chung tay gìn giữ những gì thuộc về bản sắc dân tộc chúng tôi đã quyết định tìm hiểu đề tài “ Đồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam”
Qua những tài liệu chúng tôi thu thập đƣợc thì chúng tôi có thể khẳng định chƣa có một nghiên cứu nào hoàn chỉnh về đồng dao Tày ở Việt Nam mà chỉ là những bài viết ngắn ở một vài khía cạnh ngoài ra chỉ có một số ít những cuốn sách giới thiệu, sƣu tầm đồng dao Tày. Vì vậy, mà khi thực hiện đề tài này chúng tôi ngoài những thuận lợi thì cũng gặp không ít khó khăn.
Khó khăn với chúng tôi khi đến với đề tài này đó là ngƣời Tày phân bố và cứ trú khá nhiều nơi nhƣng chủ yếu là ở các tỉnh phía Bắc nƣớc ta, tuy nhiên với điều kiện, hoàn cảnh không cho phép chúng tôi đi đƣợc nhiều tỉnh để trực tiếp thu thập nguồn tài liệu về đồng dao mà chúng tôi chỉ có khả năng tìm kiếm tài liệu cũng nhƣ trực tiếp đi tìm hiểu, sƣu tầm một phần các bài đồng dao trong tỉnh Cao Bằng. Trong quá trình đi tìm hiểu đồng dao thì chúng tôi lại gặp phải khó khăn là các cụ ông cụ bà do tuổi cao nên trí nhớ đã kém đi, nhớ đƣợc rất ít bài đồng dao còn hầu nhƣ các thế hệ đi sau không còn
“mặn mà” với thể loại này nữa…Ngoài những khó khăn thì chúng tôi cũng có những thuận lợi: có cuốn sƣu tầm Đồng dao Tày của Hoàng Thị Cành, một số những bài đồng dao trong cuốn sƣu tầm, nghiên cứu công phu của hai tác giả Dƣơng Sách – Dƣơng Thị Đào... vô cùng quý báu để chúng tôi tiến hành khảo sát, phân loại, tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật đồng dao Tày. Hơn nữa, những tác giả kể trên đều là ngƣời Cao Bằng nên tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trực tiếp trao đổi thông tin và đƣợc cung cấp thêm tài liệu để phục vụ nhu cầu nghiên cứu. Do đó, chúng tôi có đƣợc những định hƣớng bƣớc đầu cần thiết cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đào sâu thế giới đồng để có thể khám phá một cách hiệu quả nhất những đặc sắc nội dung và nghệ thuật đồng dao.
Bắt tay vào quá trình nghiên cứu một công trình khoa học, với trình độ và năng lực hạn hẹp; kiến thức và sự am tƣờng lịch sử, xã hội khiêm tốn, chúng tôi không dám khẳng định mình sẽ cống hiến một công trình nghiên cứu hoàn hảo. Song, bằng nhiệt huyết và sự cần cù ham học hỏi, ham khám phá, từ những tiền đề nhất định, chúng tôi xin đem đến một vài đóng góp khiêm tốn trong hành trình khám phá vẻ đẹp và những giá trị to lớn của đồng dao Tày đồng thời góp thêm một tiếng nói để gìn giữ và phát huy những giá trị văn học dân gian.
Qua quá trình khảo sát, luận văn đã góp phần khẳng định giá trị không thể phủ nhận về nội dung và hình thức nghệ thuật của đồng dao Tày, khẳng định vai trò to lớn của đồng dao trong đời sống văn hóa tinh thần tộc ngƣời Tày. Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thế giới đồng dao Tày Việt Nam nổi bật lên những điểm đáng chú ý sau:
Về khái niệm : Ngƣời viết đƣa ra một quan niệm riêng dựa trên cơ sở những nhà nghiên cứu đi trƣớc để từ đó chúng tôi có thể phần nào khái quát những đặc trƣng cơ bản của riêng đồng dao Tày
Những bài đồng dao có sức sống trong lòng mỗi con ngƣời dân tộc, nhƣ những bài học “vỡ lòng” từ thuở ấu thơ, nó là nguồn nuôi dƣỡng văn hóa dân gian hơn nữa đồng dao còn có khả năng, vai trò to lớn trong việc hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ nhỏ. Chính vì lẽ đó mà thế giới nội dung trong đồng dao vô cùng phong phú và đa dạng. Nó phản ánh hiện thực đời sống, sinh hoạt văn hóa ngƣời Tày một cách chân thực và sinh động qua lăng kính trẻ thơ.
Về hình thức nghệ thuật : Thế giới nghệ thuật trong đồng dao vô cùng phong phú và đặc sắc. Mặc dù mục tiêu hƣớng tới của đồng dao là trẻ nhỏ, nhƣng không phải vì lẽ đó mà nghệ thuật đồng dao kém phần hấp dẫn. Ngƣợc lại, nó vô cùng đa dạng, sống động và đặc sắc. Đó không chỉ làkết cấu lặp lại hết sức phức tạp và lí thú, mà đó còn là thế giớingôn ngữ hàm súc, sống động, gợi hình gợi cảm, sử dụng nhiều phép so sánh, nhân hóa; là không - thời gian mang phong vị riêng của đồng bào miền núi…
Chúng tôi rất mong muốn có thể trở lại đề tài này trong những công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn dƣới sự định hƣớng, hỗ trợ của các học giả đi trƣớc và sự dẫn dắt nhiệt tình của quý thầy cô. Dẫu rằng trong những bƣớc chân chập chững đầu tiên này không thể tránh khỏi sự vấp váp, vụng về. Nhƣng chúng tôi tin rằng, dù thiếu sót hay hoàn chỉnh thì những kiến giải của công trình nghiên cứu này cũng trở thành kinh nghiệm quý báu trong hành trình tìm vẻ đẹp của văn học dân gian. Chúng tôi xin gửi sự tri ân sâu sắc đến những mảnh đất giàu truyền thống không chỉ về lịch sử, văn hóa mà còn là nơi lƣu giữ kho tàng quý báu về văn học dân gian, thấm đẫm tình ngƣời giữa các dân tộc anh em… đã cho chúng tôi đƣợc kế thừa kho tài nguyên tinh thần vô giá, vĩnh hằng. Với niềm trân trọng, tin yêu xin đƣợc góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào quá trình tìm kiếm, gìn giữ và phát huy thể loại Đồng dao – thể loại có vị trí, vai trò quan trọng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Triều Ân (1994 ), Sƣu tầm, tuyển d ịch, giới thiệu, Ca dao Tày Nùng, Nxb Văn học.
3. Triều Ân (2011), Sƣu tầm, kể lại, Huyền thoại dân tộc Tày, Nxb Thanh niên
4. Triều Ân (2004), Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại, Nxb Văn học 5. Triều Ân – Hoàng Quyết (1995), Tục cưới xin người Tày, Nxb Văn hóa dân tộc
6. Phƣơng Bằng, Lã Văn Lô (1992), Sƣu tầm, phiên âm, d ịch, Lượn slương, Nxb Văn hoá dân tộc.
7. Phƣơng Bằng (1994), sƣu tầm, phiên âm, chỉnh lý biên soạn và dịch thuật, Phong Slư, Nxb Văn hóa dân tộc
8. Lƣơng Bèn (2011), Từ điển Tày – Việt, Nxb Đại học Thái Nguyên 9. Trần Hòa Bình (1989), Từ những bài đồng dao đến thơ cho các em hôm nay, Tạp chí Văn hóa dân gian, H, số 1, tr. 15 – 18
10. Hoàng Thị Cành (1994), Sƣu tầm, tuyển d ịch, biên soạn, Đồng dao Tày, Nxb Văn hoá Dân tộc.
11. Hoàng Thị Cành (1993) Nét đẹp của tâm hồn thơ ngây trong đồng dao dân tộc Tày, Văn hóa dân gian Cao Bằng, tr. 137 – 149
12. Nông Quốc Chấn (1994), Chủ biên, Hợp tuyển văn học dân gian các dân tộc, tập 1, Tày - Nùng - Sán Chay, Nxb Văn hóa dân tộc.
13. Nông Quốc Chấn (2004), Chủ b iên, Tinh tuyển văn học Việt Nam - Tập 2 -quyển 1, Văn học các dân tộc thiểu số, Nxb Khoa học xã hội.
14. Nông Minh Châu (1973), sƣu tầm, tuyển d ịch, Dân ca đám cưới Tày Nùng, Nxb Việt Bắc.
15. Nguyễn Nghĩa Dân (2006), Tìm hiểu về hệ thống đồng dao Việt Nam, Tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 1, tr. 51-59
16. Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề Thi pháp văn học dân gian, Nxb Khoa học xã hội
17. Hà Minh Đức (chủ biên), (2006), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục 18. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2002), Chủ biên,
Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia.
19. Vi Văn Hồng (1971), Mấy nhận xét nhỏ về sự biến đổi thơ ca dân gianTày - Nùng, Tạp chí văn học, số 2.
20. Vi Văn Hồng (1976), Vài suy nghĩ về hát Quan lang, Lượn, Phong Slư, Tạp chí văn học, số 3.
21. Kiều Thu Hoạch (2006), Văn học dân gian người Việt góc nhìn thể loại, Nxb Khoa học xã hội
22. Nguyễn Chí Huyên (2002), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
23. Đinh Gia Khánh (2002), Chủ biên, Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục.
24.Vũ Ngọc Khánh – Phạm Minh Thảo (1997), Diễn xƣớng dân gian Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
25. Nguyễn Xuân Kính (2007), Thi pháp ca dao, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
26. Trần Gia Linh (2006) tuyển chọn, giới thiệu, Đồng dao Việt Nam, Nxb Giáo dục
dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc, Luận án Tiến sĩ, Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Thái Nguyên
28. Lèng Thị Lan, Nhân cách hóa trong đồng dao Tày, Nùng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Tập 71, số 09, Trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, tr. 57 -61
29. Lèng Thị Lan (2012), Diễn xướng đồng dao trong các hoạt động lao động của trẻ em dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, Tạp chí Khoa học Công nghệ, Tập 91, số 03, tr. 33 – 37
30. Hoàng Ngọc La - Vũ Anh Tuấn - Hoàng Hoa Toàn (1993), Văn hóa dân gian Tày (Dưới góc độ lịch sử), Bản đánh máy, ĐHSP Việt Bắc.
31. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dântộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội