7. Bố cục luận văn
3.1.3. Kết cấu liên kết theo vần
Vần trong đồng dao thể hiện chủ yếu trong các thể thơ ngắn từ 2 – 4 tiếng, phù hợp với động tác theo nhịp đơn và nhịp đôi.Vần trong đồng dao vẫn thể hiện tất cả các loại vần truyền thống nhƣng nó gieo tự do, không bị gò bó vào vị trí gieo vần, miễn là cho vần vè. GS. Phan Đăng Nhật có lí khi cho rằng: “Đồng dao thực chất là ngôn ngữ có tính thơ ca, có vần, có nhịp nhưng niêm luật còn lỏng lẻo”.
Đây là dạng kết cấu nhấn mạnh vai trò quan trọng của vần trong việc tạo thành sự liên kết trong lời các bài đồng dao. Đặc điểm của các bài đồng dao đó là tính phi logic, với những lời đồng dao chủ yếu không có chủ đề liên kết mà mỗi câu mang nội dung, tính chất riêng biệt, nhƣng lại có kết cấu vần hợp lý nên sắp xếp những câu rời rạc lại vào với nhau trong một bài đồng dao, điều đó rất phù hợp cho sự nhận thức của trẻ. Cùng với vần thì nhịp cũng góp phần tạo cho bài đồng dao có giai điệu, có sức sống hơn…Với mỗi bài đồng dao có nhiều bài không mang nghĩa nhƣng phải có vần. Đồng thời, kiểu liên kết này đƣợc coi là cơ bản nhất của đồng dao. Các hình ảnh sự vật, các vế nối nhau nhờ sự liên kết vần. Nếu không có vần, các sự vật và hình ảnh trở nên rời rạc, vô nghĩa. Vần của tiếng cuối dòng trƣớc gọi hình ảnh cho dòng sau và cứ thế kéo dài liên tục. Tuỳ vị trí gieo vần mà tên gọi sự vật và hình ảnh ở dòng sau phải hợp vần với tiếng cuối dòng trƣớc.
Vần gồm: vần lƣng và vần chân
Vần lƣng
- Vần vào tiếng thứ hai dòng dƣới: Hất rƣờn (Làm nhà) Rƣờn ngọa pha suông
Rƣờn luông pha thính
Phân bấu thâng lồm bấu thúc [55, tr.]
Dịch: ( Nhà ngói lưng ván/ Nhà to tường trình/ Con người có viên ngói che đầu/ Gió không lùa mưa chẳng biết)
- Vần vào tiếng thứ nhất dòng dƣới: Nhắm nháy
Xáy gòn Nhắm nhòn Xáy pất
Dịch: ( Ăn, ăn/ Trứng ung/ Ăn lòng/ Trứng vịt)
- Vần gieo vào tiếng thứ ba dòng dƣới: Căm gàng ngỏ dẳng hí
Căm mào mí bấu lao
Ngoài ra còn có cả vần gieo hỗn hợp nhƣng xét trong ba loại vị trí gieo vần trên thì vị trí gieo vào tiếng thứ hai là phổ biến hơn hai vị trí còn lại.
Vần chân
- Vần theo cặp liền nhau: Hính hỏi ơi hính hỏi
Vặt vặt lồng suôn ỏi
Chỏi chỏi lồng sum qua
Mầƣ kin slé bâƣ qua…[10,tr.50] - Vần cách tiếng:
Nựa pja ma méo
Ám bẻo chẳm lẩu [55, tr.200]
Dịch: (Thịt cá chó mèo/ Miếng béo chấm rượu)
Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy trong đồng dao Tày sự kết hợp luân phiên vần lƣng và vần chân trong bài đồng dao là đặc trƣng
Ói ní nẳc
Chắc nỉ chăn
Pẳn cả lì cả lẻt
Oóc đét nủng sửa lƣơng
Tằng mƣờng nủng sửa quảng Tẳng bản nủng sửa phít Lằm lít lồng roỏng khuổi Khuổi bốc khỉn pài vù Vù tốc vù pây tầƣ Mầƣ mà pâu nhỏt nhả Mầƣ giá chê nhỏt mủ Ói, ói ní nắc Ói, òi ní nắc...[10, tr.33]
Dịch: (Hỡi ve sầu/ Tao biết mày rất rõ/Đậu đâu cứ xoay tròn/Ra nắng mặc áo vàng/Cả làng mặc áo thụng/Cả bản mặc áo lụa/Bỗng chốc bay xuống khe/Thấy khe cạn lên đồi/Đồi hết đồi trở lại/Rừng hết rừng đi đâu/Mày về bâu ngọn cỏ/Mày chớ chê ngọn chit/Ve sầu ơi, lại lại!/Ve sầu ơi, lại lại!)