7. Bố cục luận văn
1.3.2. Đặc điểm của trò chơi dân gian
Trƣớc tiên, trò chơi dân gian gắn liền với lễ hội. Đối với ngƣời Việt, trò chơi luôn gắn liền với lễ hội, sau những tháng ngày làm việc vất vả, con ngƣời có nhu cầu nghỉ ngơi và giải trí vì vậy lễ hội là một hình thức để con ngƣời đƣợc thƣ giãn, nghỉ ngơi cho những ngày lao động và mùa vụ tiếp
theo. Những trò chơi gắn với lễ hội mang tính thẩm mỹ cao nó vừa là hoạt động văn hóa vừa là hoạt động vui chơi. Lễ hội phản ánh nét văn hoá của đời sống tinh thần ngƣời Việt , liên quan đến đời sống cộng đồng là các lễ hội tôn giáo và văn hoá trong đó phần hội bao gồm các trò chơi giải trí hết sức phong phú, hấp dẫn. Lễ hội bao gồm hai phần , phần lễ và phần hội . Nếu nhƣ “lễ” có tính chất nghi lễ thiêng liêng, tôn giáo thì “hội” lại là phần sôi động nhất, là nơi mà các trò chơi mang tính chất thƣ giãn đƣợc thể hiện , cũng là lúc mà các trò chơi đƣợc tổ chức, là thời điểm con ngƣời thấy thoải mái, tự do và vui vẻ nhất.
Rất nhiều trò chơi dân gian có nội dung thiết thực, bố cục chặt chẽ, hình thức chơi đẹp, gọn, dễ chơi…ví dụ nhƣ trò chơi Tung còn (tỏt còn) của đồng bào miền núi trong ngày Hội xuân. Trai gái vận những bộ quần áo dân tộc đứng đối diện nhau rồi thi nhau tung còn vào hƣớng hồng tâm tận chót vót cao nhƣ phóng những mũi tên có đuôi ngũ sắc gợi lên ý chí chinh phục mặt trời, lòng ngƣời hòa quyện với thiên nhiên hùng vĩ kèm theo đó là những câu lƣợn cất lên từ hai bên trai thanh gái lịch với những âm điệu trong sáng, ngợi ca tình yêu quê hƣơng bản mƣờng…
Thứ hai, trò chơi dân gian có nguồn gốc phát sinh từ những ƣớc vọng thiêng liêng của con ngƣời về nông nghiệp (ƣớc vọng cầu mƣa; ƣớc vọng phồn thực, ƣớc vọng rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo sức mạnh thể chất,...) điển hình nhƣ xuất phát từ ƣớc vọng rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, rèn sức khoẻ và khả năng chiến đấu có các trò chơi: trò vật tay, vật ngƣời, nhảy dây, đẩy gậy, đua mảng, chơi đu…
Thứ nữa, trò chơi dân gian thƣờng là những trò chơi mang tính chất tập thể cao, tính hợp tác. Ví dụ nhƣ trò chơi Múa rồng, cả nhạc công, ngƣời múa ngọc, ngƣời giữ đầu thân rồng…cả thảy có đến 20 đến 30 ngƣời tham gia, nếu một cá nhân nào đó sơ sẩy trong quá trình múa chẳng hạn nhƣ ngƣời
gõ trống không đúng nhịp thì thì ngƣời múa không biết đi, không biết múa sao cho đúng…lập tức trò chơi sẽ bị gián đoạn, gây ra sự lung túng, hoang mang cho cả đội…dẫn đến bài múa không trọn vẹn và thành công
Đồng thời, trò chơi dân gian cũng phản ánh nhu cầu chung của cộng đồng và nhu cầu cá nhân do đó đòi hỏi tính hợp tác giữa những ngƣời chơi trong cùng thực hiện một nhiệm vụ, giải pháp nào đó mà kết quả là tính thi đua giữa các đội chơi. Đối với bất kì trò chơi nào thì luật chơi, quy ƣớc chơi cũng là yếu tố tạo nên trò chơi, tạo sự liên kết của trò chơi.
Trò chơi dân gian có sự mô phỏng mối quan hệ xã hội giữa con ngƣời - con ngƣời trong lao động sản xuất, con ngƣời - tín ngƣỡng, con ngƣời - tự nhiên,... do đó trò chơi dân gian phản ánh nét sinh hoạt văn hoá xã hội của con ngƣời, phản ánh nhu cầu nguyện vọng của con ngƣời mang tính chất vùng miền rõ nét.
Chúng tôi đƣa ra ví dụ điển hình nhƣ trò chơi mang tính tâm linh rất rõ nét Nàng Rằm (Nàng Cám) của đồng bào miền núi, chủ yếu ngƣời chơi ở độ tuổi thanh niên. Vào những đêm trăng thanh niên thƣờng tụ tập ở sàn nhà, mọi ngƣời ngồi xung quanh một bát cám (cám bình thƣờng), sau đó hai đến ba thanh nữ phả khó cám đang bốc cháy vào miệng và nuốt, rồi bịt mắt, bịt mũi cho vía lên mƣờng trời gặp ma ngƣời thân để giao lƣu. Hay nhƣ trò chơi mang tính dân tộc rất rõ nét, độc đáo chỉ có ở ngƣời Nùng vùng biên giới Việt – Trung đó là trò chơi “xai mạ” lời thoại hoàn toàn bằng tiếng Nùng Giang…
Trò chơi dân gian đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ trƣớc sang thế hệ sau, từ địa phƣơng này qua địa phƣơng khác dƣới hình thức truyền miệng, bắt chƣớc lẫn nhau. Các trò chơi dân gian thƣờng rất dễ chơi, trẻ có thể chơi ở sân đình, sân kho, tại sân nhà,… do đó mà trò chơi dân gian mang tính phổ biến rộng rãi.
Trò chơi dân gian của trẻ nhỏ thƣờng là những trò chơi có lời, gắn liền với những bài đồng dao, đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm thanh đƣợc sử dụng trong khi chơi. Đồng dao thƣờng là những câu mà ý nghĩa không rõ ràng, tản mạn đƣợc ghép lại với nhau không theo một lôgic nào. Trong các trò chơi thì đồng dao chỉ có giá trị nhất định trong trò chơi cụ thể, không tồn tại độc lập ngoài trò chơi và là yếu tố ngôn ngữ bổ sung cho trò chơi.
Ví nhƣ trò chơi Thắc ngạp (Bọ lá)
Đối tƣợng và cách chơi: Khi thấy con bọ lá, hay lúc giải lao ngƣời nông dân thƣờng cùng nhau hát bài đồng dao con bọ lá.
Bân vần tua nộc Tốc vần rằm toong Tha tỏng tha bẻ Rặc rẹ đêng nhèn Ké eng chắc bấu?
Dịch: (Bay thành con chim/ Rơi thành cuộn lá/ Mắt như mắt dê/ Bên nách đỏ hỏn/ Già trẻ biết không?)
Có thể khẳng định một điều chắc chắn: Trò chơi dân gian bao hàm rất nhiều giá trị, giữ vai trò quan trọng trong đời sống con ngƣời nhất là đời sống văn hóa, tinh thần. Trƣớc hết đó là trò chơi dân gian mang tính nhân văn rất cao rất nhiều trò chơi dân gian, yêu cầu ngƣời chơi phải có tính thật thà, có ý thức tự giác, những trò chơi tập thể đề cao tinh thần đoàn kết...Từ đó, đức tính ngƣời chơi đƣợc hình thành, củng cố và phát triển theo hƣớng tích cực. Ngoài ra qua các hoạt động của trò chơi dân gian còn giúp ngƣời chơi nâng cao thể lực, nâng cao trí lực, sự nhạy bén, hơn nữa trò chơi dân gian còn có giá trị về thẩm mỹ và giải trí cao...
1.3.3.Vài nét về trò chơi dân gian dân tộc Tày và mối quan hệ mật thiết với đồng dao Tày