7. Bố cục luận văn
3.4.1. Thời gian nghệ thuật
Kế thừa những nghiên cứu trên chúng ta có thể nhận định: Thời gian nghệ thuật trong đồng dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng.
Giống nhƣ các thể loại trữ tình của văn học dân gian, thời gian trong đồng dao gắn liền với thời gian diễn xƣớng tác phẩm. Thời gian ấy đƣợc khảo sát trong tính nguyên hợp của nó với môi trƣờng diễn xƣớng. Nhƣng so với các thể loại văn vần của văn học dân gian (nhƣ : ca dao, dân ca, vè, câu đố,), thời gian nghệ thuật trong đồng dao, vì gắn với nhu cầu nhận thức thế giới khách quan của trẻ, nên thƣờng thể hiện tiến trình vận động của thời gian tự nhiên (nhƣ : năm, tháng, mùa, thời,). Về mặt này, đồng dao tỏ ra gần gũi với tục ngữ, bởi ở đó, chúng ta có thể nhận thấy nhận thức, trí tuệ, kinh nghiệm,của dân gian về những khái niệm thời gian.
Thật vậy, nếu nhƣ trong cổ tích, trong thần thoại hay truyền thuyết, thời gian thƣờng là thời gian quá khứ, thƣờng kể về những việc đã qua có thực hoặc không có thực, thì thời gian trong đồng dao chính là thời gian hiện tại gắn chặt vời từng thời điểm diễn xƣớng cụ thể.
Qua khảo sát trong đồng dao Tày hầu hết các bài đều không có từ chỉ thời gian : Trong những trƣờng hợp này, trẻ hát đồng dao vào lúc nào (buổi sáng, trƣa, chiều, tối,), thì đó chính là thời gian của bài (lời) đồng dao ấy , ví nhƣ bài Nàng Hai (Nàng trăng) vào những đêm trăng sáng, các em nhỏ ngồi chơi tụ tập trên sàn, ngoài sân: Vừa ngắm trăng vừa hát:
Nàng hai ơi, nàng hai Mẹ nàng hai lý lạ Mẹ nọong á, nàng cuôi
Nàng cuôi tắc nặm lẩu Nàng cuôi chẩu nặm mí Hại hôn hỉ lồng mà Đuổi áo a, lan lục...
Dịch: (Nàng trăng ơi nàng trăng/ Mẹ nàng trăng lý lạ/ Mẹ cô ả, nàng cuôi/Nàng cuôi múc nước rượu/ Nàng cuôi tưới nước dấm/ Nàng vui vẻ xuống đây)
Hay khi đêm đến các em nhỏ bắt đom đóm về chơi và xƣớng lên bài đồng dao Nai hính hỏi (Van đom đóm):
Hính hỏi ơi hính hỏi Vẳt vẳt lồng suôn ỏi Chỏi chỏi lồng xum qua Mầƣ kin sé bâƣ qua
Nặm tha câu rằm khen sửa Vỏ mẻ đá câu lai [10, tr.50]
Dịch: (Đom đóm ơi, đom đóm/ Nhấp nháy sáng vườn mía/ Chiếu sáng tìm hốc bí/ Mày ăn nát lá bí/ Nước mắt tao ướt đầm tay áo/ Bố mẹ mắng tao nhiều)
Chúng tôi nhận thấy ở tất cả các bài đồng dao nói trên đều không xuất hiện các từ chỉ thời gian cụ thể. Thời gian của những bài đồng dao ấy chính là thời gian hiện tại, thời gian mà trẻ hát hay đọc những bài đồng dao ấy, không bị gò bó bởi thời gian cố định nào cả. Hay nói cách khác, thời gian trong đồng dao là thời gian diễn xƣớng, khoảng thời gian trực tiếp diễn ra các cuộc hát hò, cuộc vui đùa của trẻ nhỏ.
Ngoài ra trong đồng dao Tày còn những bài có thời gian cụ thể nhƣng số lƣợng rất ít có thể điểm qua nhƣ bài Vén noọng (Ru em)
“Ứ à ứ
Ứ noọng nòn
Nòn đắc noọng nòn đí
Dịch: (Ới à ới/ Ới em nằm/ Em ngủ sâu ngủ kỹ/ Ngủ đến chiều chạng vạng mẹ về…)
Hay trong bài Roọng Nàng Hai (Gọi trăng): “…Síp chất mầƣ nhằng kin mẻ pất
Síp pét đếch lét nòn Síp cẩu kin lẩu o Nhỉ síp kin mò thuổn Nhỉ ất kin nguộn thai
Nhỉ soong hốm và lài bố tẻo Xo sam đẳng ngắt nghẻo tẻo mà”
Dịch: (…Mười bảy bánh ăn mẹ vịt mới lên/ Mười tám trẻ đi nằm trăng tỏ/ Mười chín chờ uống rượu hết bình/ Hai mươi bận ăn bò cả con/
Hai mốt như ăn lá ngón chết/ Hai mươi hai trăng đắp chăn hoa không về/
Mồng ba mới lò dò trở lại)
Trong bài đồng dao này, các từ chỉ thời gian từng ngày rất cụ thể. Từng ngày đƣợc gắn liền với những việc làm hiện tƣợng kèm theo một cách rõ ràng, qua sự nhân cách hóa đã là câu trả lời hợp lý cho câu hỏi, sự thắc mắc của các bé: Tại sao nàng Trăng không sáng đều đều? Tất cả đƣợc diễn ra một cách tuần tự, và rất sống động.
Đặc biệt, trong đồng dao Tày chúng tôi còn khảo sát thấy một hiện tƣợng thú vị về thời gian đó là đồng dao có "thời gian kinh nghiệm" và có xu hƣớng gần với những phạm trù chỉ thời gian đƣợc nêu trong tục ngữ. Đó chính là những sản phẩm kinh nghiệm có đƣợc từ sự quan sát, đúc kết và kiểm nghiệm từ hiện thực khách quan. Nó là một trong những giá trị tinh thần quý báu mà ông cha đã để lại cho chúng ta giống nhƣ phần chúng tôi đã trình bày trong nội dung những bài đồng dao phản ánh các hiện tƣợng tự nhiên bởi: Thời
gian trong đồng dao thƣờng là thời gian hiện thực gắn chặt với những hiện tƣợng tự nhiên trong từng thời điểm ấy qua bài Roọng ngoảng (Gọi ve rừng):
“ Ve ơi, ve à
Ve hát vang cả rừng xa
Bố ve chết tháng ba mùa gieo mạ Mẹ ve chết tháng năm mùa đồng...”