Đồng dao Tày – trong mối quan hệ đối sánh với đồng dao các dân tộc

Một phần của tài liệu ồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam (Trang 98 - 107)

7. Bố cục luận văn

2.3.Đồng dao Tày – trong mối quan hệ đối sánh với đồng dao các dân tộc

anh em

Theo tâm lí học, so sánh là đối chiếu, xem xét mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tƣợng, từ đó tìm ra những cái chung và những cái riêng của sự vật hay hiện tƣợng. So sánh là để hiểu biết đầy đủ hơn các đặc điểm của sự vật hay hiện tƣợng. So sánh là cơ sở của sự khái quát hoá đồng thời theo Từ điển Thuật ngữ văn học: “ So sánh là một biện pháp nghệ thuật quan trọng, góp phần tạo cho người đọc những ấn tượng thẩm mỹ hết sức phong phú” [18, tr.282]. Từ cơ sở trên chúng tôi lấy đồng dao Tày làm đối tƣợng trọng tâm để so sánh, đối chiếu với đồng dao các dân tộc anh em: Kinh, Nùng, Thái, Mƣờng…để từ đó tìm ra những điểm chung, điểm riêng, nét đặc trƣng khác biệt, sự tƣơng tác, mối quan hệ qua lại giữa nội dung đồng dao Tày và đồng dao các dân tộc. Từ đó, khẳng định: Kho tàng văn hóa, văn học dân gian nƣớc ta vô cùng phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.

2.3.1 So sánh nội dung đồng dao Tày với đồng dao một số dân tộc anh em qua sự phản ánh thế giới tự nhiên và lao động sản xuất

Trẻ em các dân tộc từ khi sinh ra và lớn lên đã sống trong khung cảnh thiên nhiên, hùng vĩ, thơ mộng, đặc biệt lại đƣợc thƣởng thức những làn điệu

dân ca riêng có của dân tộc mình… đó là những món ăn tinh thần góp phần nuôi dƣỡng tâm hồn trẻ thơ. Thế giới thiên nhiên xung quanh các em vô cùng kỳ diệu mà cũng rất bình dị. Qua đôi mắt trẻ thơ cùng với sự tò mò, muốn khám phá thế giới xung quanh thì thiên nhiên gắn bó với các em nhƣ những ngƣời bạn thân thiết, giống nhƣ ngƣời chị, ngƣời anh trong gia đình. Trong đồng dao không có sự cách biệt giữa thiên nhiên và trẻ nhỏ: Trăng, sao…ở tít trên bầu trời đến những chú ve rừng hay những con vật nuôi gần gũi ở mặt đất trở thành đối tƣợng vui chơi, giao lƣu với các em. Đó là sự giao cảm đặc biệt giữa tâm hồn con trẻ với thế giới tự nhiên.

Trong thế giới của các em, những con vật rất đỗi bình thƣờng trở nên rất sống động, các em thổi hồn vào mỗi con vật, biến chúng thành những con vật biết nói, biết nghe, biết cảm nhận, có tâm trạng giống nhƣ con ngƣời, đặc biệt trở thành ngƣời bạn nhỏ để chơi đùa với các em.

Cáy ơi tò tót

Tha bót khỏi gỏi gia Tha gòe rà gỏi dƣợng

Dƣợng vần cáy phủ cáy vằn Tằng vằn khăn ó ò o...[10, tr. 48]

Dịch :(Gà ơi chọi đi/Mắt mù ta sẽ chữa/Chân què ta sẽ nuôi/Nuôi làm gà trống quản nhà/Ban ngày gáy ò ó o)

Trẻ em Tày ngay từ nhỏ thƣờng mỗi ngƣời đƣợc bố mẹ cho nuôi riêng một con gà (gọi là cáy tắc). Bài hát này đƣợc hát khi trò chơi gà chọi nhau đƣợc tổ chức hoặc mỗi khi trẻ thấy gà chọi nhau

Hay nhƣ trẻ em ngƣời Mƣờng bắt con cào cào, cầm hai chân giơ lên cho nó ngọ ngoạy gọi là gảy đàn môi, vừa chơi các em vừa hát:

Mọ Mƣờng Clào Báo da bẳng dơỉn

Bẳng oó rêng Mọl Mƣờng Clêng

Báo da bẳng lại [67, tr. 149]

Dịch:(Chấu cào cào/Người Mường Trào/Bảo gảy đàn môi/Gảy không nên/Người Mường Trên/Bắt mày gảy lại)

Ở đây những cuộc vui chơi của các em với những con vật diễn ra rất vui nhộn, cách các em gọi chúng, trò chuyện, xƣng hô ta – mày; tao - mày nhƣ những ngƣời bạn cùng lứa, bằng ngôn ngữ, hành động rất đáng yêu, điều đó đƣợc xem nhƣ là phi lý nhƣng qua sự nhân cách hóa khéo léo của tác giả dân gian đã khiến cho nó phù hợp với bản chất tƣ duy còn non nớt của trẻ.

Trong đồng dao, trẻ em sống hoà đồng vào thế giới tự nhiên và biến thiên nhiên ấy cũng trong trẻo, hồn nhiên và tƣơi sáng nhƣ tâm hồn trẻ thơ, các em đã nhập vai một cách biệt tài trong việc hoà nhập với thế giới tự nhiên. Trăng, sao,...ở trên trời tƣởng nhƣ xa xôi, huyền bí vậy mà với các em mọi thứ trở nên rất nhẹ nhàng, gần gũi, cảm tƣởng nhƣ các em đã lôi kéo đƣợc thế giới kì bí ấy xuống du ngoạn vui chơi cùng với các em nhỏ, đến cả những hiện tƣợng thời tiết nhƣ: nắng, gió, mƣa...cũng đƣợc các em kết bạn vui đùa:

Phạ ơi, phạ

Phạ chứ giá lài mèo Lao lạo keo thai giác

Tán lạo Hác đảy kin [10, tr. 27]

Dịch: (Trời ơi, trời hỡi/Trời chớ chuyển về lắm mây mưa/Sợ người Keo buôn xa chết đói/Riêng người Hác ở lại được ăn)

Trong đồng dao Nùng vào những ngày râm hoặc mƣa, các mẹ, các chị ở trong nhà vừa dong em vừa hát bài đồng dao Trời hãy nắng hoặc khi trẻ em Nùng muốn cầu trời nắng:

Cau tức chét hử mƣng còi Cau xai mòi hử mƣng tinh Hói lình kháng kháng Pay háng slùm slùm

Cặt nùm me Keo [33, tr. 173]

Dịch: (Trời ơi hãy nắngTao đánh chắt cho mày coi/Tao xai mòi cho mày ăn/Gõ khánh vang vang/Đi chợ rộn, rộn ràng/Sờ tí, tí bà Kinh)

Hay với trẻ em ngƣời Thái mỗi khi trời nổi gió các em lại cất lên bài đồng dao:

Lốm dớ, phạ lốm dớ

Lốm má toỏng co muông quan piu Lốm má toỏng co líu quan lộm

Lốm má toỏng co hủ hắc un! [68, tr.7]

Dịch: (Gió lên, trời gió lên/Gió lên rung cây muỗm quan bay/Gió lên lay cây chanh quan đổ/Gió lên thổi cây sấu gãy ầm)

Ngoài ra, đó còn là những bài đồng dao có nội dung phản ánh sự hiểu biết về nắng, về gió nói riêng, về thời tiết - khí hậu, thời gian gắn với công việc mùa màng, nông vụ của nhà nông nói chung:

…Vỏ ngoảng thai bƣơn sam ván chả Mẻ ngoảng thai bƣơn hả mủa nà Bƣơn sốc noọng lồng nặm piến đa

Bƣơn chất noọng khỉn phja piến ngoảng…[10, tr. 31]

Dịch:“…Bố ve chết tháng ba mùa gieo mạ Mẹ ve chết tháng năm mùa đồng

Tháng sáu ve xuống nước làm con cà cuống Tháng bảy biến thành ve hát rừng xa...”

Thông qua câu ca đồng dao trên, tác giả dân gian đã nói đến nông lịch cổ truyền của ngƣời Tày, một tập quán sản xuất từ bao đời nay truyền lại.

Tháng ba mùa gieo mạ”: Sau khi ngƣời Tày ăn Tết thanh minh báo hiệu thời tiết làm ruộng mùa đã tới, đồng bào bắt đầu cày ruộng, gánh phân bón ruộng, gieo mạ mùa, gieo lúa nƣơng, trong khi vẫn trồng vừng, đỗ lạc đến

“tháng năm mùa đồng’ đây là tháng công việc đồng áng rất bận rộn nhƣng cũng là tháng kết thúc việc cấy mùa, lúc này đồng bào sẽ ăn Tết Đoan ngọ để đánh dấu việc cấy xong vụ mùa.

Chúng ta cũng dễ bắt gặp điều này trong bài Ngân hà của ngƣời Nùng khi vào những đêm trời đầy sao, ngƣời lớn cùng đám trẻ nhỏ ngồi trên sàn cùng cất bài ca rồi ngƣời lớn chỉ bảo, giải thích những điều trong bài đồng dao cho trẻ

Sloóc nac quá hang hang sàn Lục lan đảy kin khảu phƣức Sloóc nac quá vìin tù

Lục lan đảy kin thu khảu máƣ Sloóc nac quá pjai khứ

Lục lan bứ khảu din [33, tr. 180]

Dịch: (Ngân hà bắt qua sàn/Cháu con ăn gạo trắng/Ngân hà vắt qua nóc (nhà)/Cháu con ăn gạo mới/Ngân hà vắt qua chái (nhà)/Cháu con chán cơm nguội)

Tuy còn rất nhỏ, nhƣng với sự háo hức, bằng cặp mắt tò mò, muốn khám phá thế giới tự nhiên nên các bé rất quan tâm đến từng bƣớc chuyển mình của thời gian:

Sao hôm lóng lánh Cuốc đã sang canh Gà kia gáy rúc

Chích chòe lìa tổ Trời đã rạng đông

Bài đồng dao phản ánh bƣớc chuyển mình của thời gian khá tuần tự, đi từ sự kiện đến thời điểm: Từ các sự kiện xảy ra: "các vì sao lóng lánh - cuốc sang canh - gà gáy rúc - chích chòe lìa tổ", đến kết luận rõ ràng, đích xác sự kiện đó gắn với thời gian cụ thể: "trời rạng đông". Sự phát hiện bƣớc chuyển mình nhịp nhàng của thời gian này đã phản ánh khả năng quan sát khá tinh vi của tác giả đồng dao. Bằng cách này, trẻ nhỏ sẽ nắm bắt đƣợc từng bƣớc chuyển đổi vi diệu của thời gian.

Đó còn là những bài đồng dao có nội dung phản ánh sự hiểu biết về lƣợng mƣa của các tháng trong một năm :

"Tháng giêng là tháng mƣa xuân Tháng hai mƣa bụi dần dần mƣa ra Tháng ba mƣa nụ mƣa hoa

Tháng tƣ hƣ đất biết là đâu hơn Tháng năm tháng sáu mƣa cơn

Bƣớc sang tháng bảy rập rờn mƣa ngâu".

Để thể hiện lƣợng mƣa của từng tháng, qua từng hình ảnh đƣợc biểu đạt tác giả dân gian đã cho ngƣời đọc hình dung đƣợc vào các tháng lƣợng mƣa nhiều ít khác nhau. Để có đƣợc những bài đồng dao nhƣ thế này, các tác giả dân gian đã phải mất rất nhiều thời gian, tâm sức để đúc kết, hệ thống qua biết bao thế hệ và đó còn là cả một kho tàng kinh nghiệm quý giá về việc đoán định thời tiết từng mùa để canh tác, để sản xuất của ngƣời xƣa,Và cho đến ngày nay, những kinh nghiệm này vẫn còn đƣợc áp dụng tuy nhiên nó chỉ dừng lại ở kinh nghiệm thực tiễn, chƣa có căn cứ khoa học vững chắc. Có một số kinh nghiệm chung, chính xác nhƣng cũng có những kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên ở một vùng trong một thời gian nhất định không mang tính phổ

biến, mà chỉ mang tính vùng, miền. Bởi nơi cƣ trú và sinh sống của mỗi dân tộc đều gắn với những đặc điểm và điều kiện tự nhiên song có những đặc trƣng riêng. Dân tộc Kinh cƣ trú ở những khu vực đồng bằng, vùng núi thấp gắn với nền sản xuất lúa nƣớc còn ngƣời Tày, Nùng định cƣ xen kẽ ở khu vực trung du, miền núi, đồng bằng, chuyên canh về lúa nƣớc song phƣơng thức sản xuất lúa nƣớc lại có sự khác biệt so với ngƣời Kinh

Đi cùng với nó là các bài đồng dao gắn bó với lao động sản xuất. Đối tƣợng chính của đồng dao là các em nhỏ mà bản thân các em chƣa phải là đối tƣợng lao động chính mà chúng tôi chỉ nhìn nhận, xem xét ở góc độ mối quan hệ hữu cơ giữa trẻ em với hoạt động thực tiễn khi tham gia lao động sản xuất.

Các em nhỏ ngƣời dân tộc ngay từ tấm bé đã sống trong không khí lao động sản xuất, đã có ý thức giúp đỡ cha mẹ những công việc phù hợp với sức khỏe cũng nhƣ lứa tuổi của mình. Với không gian bao la, hùng vĩ của núi rừng, vào thời gian rảnh rỗi, khi đi học về các em sẽ đi chăn trâu, chăn bò trên đồng ruộng, giúp bố, mẹ chăn gà, vịt…đã đƣợc phản ánh sống động trong các bài đồng dao

Trong khi đi thả trâu trên đồng nội, trẻ chăn trâu còn hái cỏ để chăm sóc trâu béo tốt, mà béo tốt là phải khỏe. Thể hiện sức khỏe là ở hai con trâu chọi nhau. Cho nên khi trâu giƣơng bộ sừng oai vệ, hai đối thủ đang tìm tới gần nhau là bầy trẻ đã nhảy nhót vỗ tay, cùng nhau xƣớng lên những lời ca vui tƣơi, nhí nhảnh nhƣ trong bài Ú lểu (Chọi trâu)

Coóc ngọm coóc ghèng Mầƣ mì rèng mầu thẻng Coóc mầƣ coóc mạy khoang Đang mầƣ đang mạy giển Mầƣ tồng thẻng câu dồm Mầƣ kha tắc câu gia

Mầƣ kha gòe câu liệng Coóc ngọm coóc ghèng...

Coóc ngọm coóc ghèng...[10,tr.36]

Dịch: (Sừng vác sừng nghiêng/Mày khỏe mày cứ húc/Sừng mày sừng thân trúc/Thân mày thân cây nghiến/Mày cứ húc tao xem/ Mày què chân tao chữa/Mày gẫy chân tao nuôi/Sừng vác sừng nghiêng.../Sừng vác sừng nghiêng...)

Trong đồng dao Mƣờng cũng có bài tƣơng tự: Chăn trâu Clu dầm can chạc

Clu loọc buộc chạc quẩn thừng Clu bậu bao rừng/ Clu qua nắng khả Clu bậu ăn oó chỏng Mả

Clu qua ăn oó chỏng De Clu bạu đằm bển

Clu qua đằm hỏi Clu bậu đỏl Clu qua roo Clu bậu bao còo

Clu qua nắng khả [67, tr. 155]

Dịch: (Trâu đen quấn thừng/Trâu bạch tuộc dây quấn sừng/Trâu họ vào rừng/Trâu ta chẳng sá/Trâu họ ăn cỏ dốc Má/Trâu ta ăn cỏ dốc De/Trâu họ đằm sông/Trâu ta đằm suối/Trâu họ đói/Trâu ta no/Trâu ta thẳng lối)

Trong khi tìm hiểu chúng tôi còn bắt gặp một hiện tƣợng thú vị trong sinh hoạt lao động đó là biểu hiện giữa mối quan hệ dân gian với lao động trong nhân dân, một số công việc lao động của ngƣời lớn đƣợc trẻ em chơi đùa mô phỏng theo nhƣ trò Đập lúa

Dá vải oóc nà

Them mà khoái khoái

Tháp khẩu mừa rƣờn [55, tr. 28]

Dịch: (Đập nhanh nhanh/Chớ vãi ra ngoài/Thu nhanh nhanh/Mang thóc về nhà)

Còn trẻ em Nùng khi chơi đồ hàng các em gái rửa bát, nấu cơm, em trai mổ lợn...tất cả đƣợc mô phỏng theo công việc và các em cùng nhau hát:

Mỏ lèng teng khéc Khúc khúc, khoéc khoéc Slào mỏ slào héc Khả mu éc éc Toọt xoòng mà phảng khéc Mỏ lèng teng khéc [33, tr. 199]

Dịch: (Xào nấu đợi khách/Lạch cà lạch cạch/Rửa nồi rửa chảo/Mổ lợn eng éc/Dọn mâm để đãi khách/Xào nấu đợi khách)

Hay chơi trò Xay thóc Mu me

Tăm xay Cuút kíit

Lụp cum kem [33, tr. 197]

Dịch: (Xay thóc/Giã giã/Kút kít/Ngã dúi dụi)

Bằng sự quan sát của mình về công việc làm ruộng của trẻ em Mƣờng đã nhận xét

Đầm nà loọng coọng Bừa càyl qua loa Rét con ỷ bả chắc khà Phừa là

Phừa bắt tat a chằm mằm

Thiểng rằng cơm nếp cơm chăm

Oó rêng miểng mẹng mà ăn bao lằng [67, tr. 184]

Dịch: (Đồng ruộng lởm chởm/Bừa cày qua loa/Trẻ con phụ người già/Vừa làm/Vừa bắt cà kêm dế mèn/Tiếng rằng cơm nếp cơm tẻ/Không nên một miếng mà ăn vào lòng)

Qua những trình bày trên, chúng tôi có thể đƣa ra kết luận:

Những bài đồng dao trên chúng tôi nhận thấy không chỉ trong đồng dao Tày mới thể hiện những nội dung lý thú trên mà đồng dao dân tộc Kimh, Nùng, Thái, Mƣờng…đều cho thấy nội dung đó. Điều đó chứng tỏ một điều rằng: Có sự giao thoa văn hóa giữa các tộc ngƣời trong quá trình sinh hoạt, tiếp biến văn hóa do từ trƣớc đến nay đồng bào các dân tộc thiểu số khác nhau sống xen kẽ và cùng định cƣ trong một vùng

Rõ ràng nội dung đồng dao Tày so với đồng dao các dân tộc khác qua sự phản ánh thế giới tự nhiên và lao động sản xuất có sự tƣơng đồng, gần gũi nhau rất rõ nét vì hầu nhƣ tất cả các bài đồng dao đều là đúc kết từ kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp trong môi trƣờng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mƣa nắng nhiều thất thƣờng, lụt bão thƣờng năm không nhiều thì ít tác động đến mùa màng. Tuy nhiên có những kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên ở một vùng, một dân tộc, với nơi cƣ trú, điều kiện tự nhiên và tập quán sản xuất… khác nhau nên nó không mang tính phổ biến chung, mà chỉ mang tính vùng, miền của riêng từng dân tộc.

Một phần của tài liệu ồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam (Trang 98 - 107)