Đồng dao gắn với các hoạt động lao động, ngành nghề

Một phần của tài liệu ồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam (Trang 83)

7. Bố cục luận văn

2.2.2. Đồng dao gắn với các hoạt động lao động, ngành nghề

Theo tiến trình lịch sử phát triển, tiến hóa của loài ngƣời: Tổ tiên con ngƣời xƣa sống ăn lông ở lỗ, sống bằng nghề hái lƣợm, săn bắt rồi bắt đầu biết tạo ra lửa để nấu chín thức ăn, dùng những lá cây, vỏ cây...để che thân...Để dần dần từ đó có cơ sở để con ngƣời nâng tầm nhận thức, trình độ lên cao hơn, con ngƣời bắt đầu biết làm nhà ở để che mƣa che nắng, để tránh thú dữ, biết trồng cây, thuần những con thú hoang thành con vật nuôi để phục

vụ cho lao động sản xuất...song song với nó thì các hoạt động lao động đƣợc diễn ra, hình thành cùng với những giai đoạn tiến hóa của con ngƣời. Nhƣ vậy có thể khẳng định đƣợc rằng ở đâu có con ngƣời thì các hoạt động lao động sản xuất sẽ diễn ra. Từ những buổi đầu sơ khai nhƣ thế thì các tác giả dân gian đã gửi gắm những hình ảnh về hoạt động lao động của con ngƣời vào trong những câu đố, tục ngữ, ca dao, và đồng dao cũng là một phần trong hệ thống đó để phần nào phản ánh về cuộc sống lao động của các dân tộc, và ở đây là dân tộc Tày.

Trong cuốn Nghề hái lượm đánh bắt truyền Tày Cao Bằng của Dƣơng Văn Sách – Dƣơng Thị Đào đã dẫn ra những truyền thuyết, câu chuyện về nghề hái lƣợm, đánh bắt của ngƣời Tày từ những ngày đầu tiên, những buổi bình minh của loài ngƣời, đó đƣợc coi nhƣ là nguồn gốc ra đời của các hoạt động lao động sản xuất và tạo tiền đề cho các hoạt động lao động của con ngƣời về sau đƣợc phát triển lên mức cao hơn. Cuốn sách đã dẫn giải truyền thuyết về Cánh đồng Chúp “ Nhổ mạ phiêng pha, cấy lúa đồng Chúp”

Nguyên văn là: “ Lốc chả phiêng pha, Đăm nà tổng Chúp” để giải thích về ngƣời Tày ở đất Cao Bằng đã biết khai khẩn đất đai để trồng lúa từ lâu đời đến câu chuyện Ruộng trâu (Nà vài) thuộc xa Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng là nơi tổ tiên săn bắt trâu rừng về tập trung nuôi và thuần dƣỡng...

Đi từ những cơ sở trên ứng vào các bài đồng dao Tày, chúng ta nhận thấy bóng dáng của nghề hái lƣợm, săn bắt hiện hữu trong các bài đồng dao:

Vạ ơi phân xá cải Se mác lại vầu la Se mác cai vầu sỏi Se co ỏi đảy van

Dịch là: “ Trời ơi, cơn mưa to/ Để cây muỗm trĩu cành/ Để cây mía được ngọt/ Để con cháu hái quả”.

Đây là bài đồng dao đƣợc trẻ em Tày xƣớng lên khi trong khi chơi rồi cùng nhau nhặt quả lai rụng, nhặt quả muỗm rụng ở dƣới gốc cây. Hay trong những bài hát ru của ngƣời Tày cũng đề cập đến nghề hái lƣợm, qua đó diễn tả những hoạt động lao động rất đặc trƣng của ngƣời dân tộc nhƣ: bố ra đồng gặt hái mới có con muỗm mà bắt cá, bắt ong, trâu, dê...bắt nhiều loài, cả côn trùng, loài chim, loài cá...

Trong bài Vén noọng nòn: “...Noọng ơi nòn nòn/ Noọng nòn đắc đỉ/ Nòn thả pí pây tổng au pya/ Nòn thả pà pây nà au luổm/ Au tua luổm pác đeng/ Au tua mèng pác cắm/ Au tua lẳm gò lài/ Au tua vài coóc lẹ/ Au tua bẻ coóc com...” [54, tr. 265] dịch là“ Em ơi ngủ ngủ/ Em ngủ cho ngon/ Ngủ chờ mẹ đi đồng bắt cá/ Ngủ chờ bố đi ruộng lấy muỗm/ Lấy con muỗm đỏ mồm/ Lấy con ong răng tím/ Lấy con diều cánh vằn/ Lấy con trâu sừng cúp/ Lấy con dê sừng cong...”

Qua trò chơi Ma thấu nạn (Chó săn nai) là hình ảnh của nghê săn bắt của ngƣời Tày xƣa:

Úp – úp – úp – úp Hại khúp nạn quang Ma nhang ma nhúc Hại pắt nạn quang Úp – úp – úp – úp [55, tr. 53] Khúp – hại khúp nạn quang

Dịch: (Úp – úp – úp – úp/ Hãy bắt hươu nai/ Con chó lông xù/ Hãy cắn hươu nai/ Úp – úp – úp – úp/ Cắn – hãy cắn đi)

Đặc điểm ở vùng núi, là nơi sinh sống, lao động của ngƣời Tày có đất đai rộng lớn tuy nhiên phần đất đai dùng để phục vụ cho trồng trọt còn bị hạn

chế ngƣợc lại đất đai phục vụ cho chăn nuôi đại gia súc lại có nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi: có núi, có rừng, có đồi cỏ...hơn nữa công việc chăm sóc, thả đàn vật nuôi lại thƣờng đƣợc giao cho các em nhỏ vì trẻ em ngƣời Tày khi sinh ra đã gắn bó, đƣợc tiếp xúc với cây rừng, chim muông, ong bƣớm, những con vật nuôi gần gũi bạn với nhà nông nhƣ: trâu, bò, gà, vịt...hơn nữa đó cũng là những công việc quen thuộc mà các em giúp đỡ cho cha, mẹ: nhƣ đi chăn trâu, chăn bò, chăn vịt...Trong khi đi thả trâu trên đồng nội, trẻ chăn trâu còn hái cỏ để chăm sóc trâu béo tốt, mà béo tốt là phải khỏe. Thể hiện sức khỏe là ở hai con trâu chọi nhau. Cho nên khi trâu giƣơng bộ sừng oai vệ, hai đối thủ đang tìm tới gần nhau là bầy trẻ đã nhảy nhót vỗ tay, cùng nhau xƣớng lên những lời ca vui tƣơi, nhí nhảnh nhƣ trong bài Ú lểu (Chọi trâu)

Coóc ngọm coóc ghèng Mầƣ mì rèng mầu thẻng Coóc mầƣ coóc mạy khoang Đang mầƣ đang mạy giển Mầƣ tồng thẻng câu dồm Mầƣ kha tắc câu gia Mầƣ kha gòe câu liệng Coóc ngọm coóc ghèng...

Coóc ngọm coóc ghèng...[10, tr. 41]

Dịch: (Sừng vác sừng nghiêng/ Mày khỏe mày cứ húc/ Sừng mày sừng thân trúc/Thân mày thân cây nghiến/ Mày cứ húc tao xem/ Mày què chân tao chữa/ Mày gẫy chân tao nuôi/ Sừng vác sừng nghiêng.../ Sừng vác sừng nghiêng...)

Đến trò chơi Đập lúa (Tan nà) cũng đƣợc các em nhỏ mô phỏng theo công việc của cha mẹ:

Vạt khoái khoái Dá vải oóc nà

Them mà khoái khoái

Tháp khẩu mừa rƣờn [55, tr. 28]

Dịch: (Đập nhanh nhanh/ Chớ vãi ra ngoài/ Thu nhanh nhanh/ Mang thóc về nhà)

Bên cạnh những công việc ở ngoài đồng thì hình ảnh lao động quen thuộc nhƣ: xay thóc, giã gạo, nấu rƣợu...của ngƣời miền núi cũng đƣợc khắc họa trong các trò chơi dân gian: Tổm lẩu (Cất rƣợu)

Đây là bài trò chơi có đối tƣợng chơi: Trẻ 5 tuổi, 6 tuổi, số lƣợng chơi từ hai ngƣời trở lên

Dụng cụ chơi: 1 cái bát nhỏ, 2 cái chén loại uống nƣớc, 1 cái đĩa nhỏ, một que đũa, 1 cái ấm chè

Nơi chơi trên sàn nhà, trên mặt chiếu Cách chơi:

- Đặt ngửa chiếc bát làm cái chảo to ( Đồ cất rƣợu thƣờng có chảo to để chứa rƣợu bã )

- Úp một cái chén to xuống cái bát, chén này đƣợc coi là nắp phía dƣới của đồ cất rƣợu

- Để ngửa chiếc chén nhỏ hơn lên đáy chiếc chén to, làm nắp phía trên đồ nấu rƣợu.

- Đặt ngửa chiếc đĩa con lên miệng chiếc chén thứ hai làm đồ đựng nƣớc làm lạnh

- Đặt một đầu chiếc đũa tì vào quai chén, đầu đũa kia nối với vòi cái ấm chè, làm đồ đựng rƣợu.

Vừa bắc đồ cất rƣợu, các em nhỏ cùng hát, hay khi bắc xong trẻ vẫn tiếp tục hát và làm động tác múc rƣợu, mời rƣợu, bài hát đƣợc hát nhiều lần khi nào trán thì thôi, không có hạn định về thời gian ...

Tua púp tia tua pép, Tua pép tịa tua pôu, Vầy mà phiôu tua pẻm, Lẩu giẳng tẹn óc mà, Oằn lẩu, oằn dà, Au mà đại khéch

Dịch: (Con úp cõng con ngửa/ Con ngửa cõng con lồi/ Đốt lửa đun con dẹt/Rượu mới ứa ra ngoài/ Ngày rượu, ngày chè/ Đem về đài khách...)

Tựu trung lại, những bài đồng dao phản ánh về các hoạt động lao động sản xuất và ngành nghề của ngƣời Tày đã phần nào cho thấy cuộc sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc, những trò chơi dân gian với nội dung phong phú gắn bó với các hoạt động lao động hơn nữa qua những hình thức lao động nhƣ vậy sẽ giúp cho các trẻ nhỏ biết yêu thiên nhiên, yêu lao động, biết trân trọng những giá trị lao động vất vả, nhọc nhằn của ông bà, cha mẹ…Qua đó, còn nâng cao, phát huy đƣợc năng lực vui chơi, rèn luyện thể lực, trí lực, ca hát…của các em bé dân tộc Tày.

2.2.3 Đồng dao phản ánh những nghi lễ, phong tục tập quán của người Tày

Dân tộc Tày trong quá trình phát triển đã hình thành và sáng tạo nên nhiều nghi lễ, phong tục, lễ hội mang ý nghĩa xã hội. Những hình thức này không chỉ là nơi suy tôn những giá trị tinh thần mà còn góp phần khẳng định nền nếp, đạo lý truyền thống qua những nghi lễ trang trọng, những trò diễn xƣớng vui chơi. Nghi lễ, phong tục tập quán... của ngƣời Tày gắn liền với những sự kiện trọng đại của cộng đồng và sự tôn kính thế giới tâm linh. Đồng

thời, nó c minh chứng cho sức sống của tộc ngƣời, thể hiện tinh thần gắn bó, đoàn kết của đồng bào trong đời sống sinh hoạt.

Nghi lễ, phong tục tập quán và những giá trị truyền thống của ngƣời Tày đƣợc thể hiện đa dạng thông qua các loại hình nghệ thuật, các tác phẩm văn học, từ dân gian đến hiện đại...Tuy nhiên, phản ánh về phong tục, nghi lễ để lại dấu ấn đậm nét nhất trong mảng văn hóa, văn học dân gian. Không nằm ngoài dòng chảy đó, đồng dao Tày cũng góp một tiếng nói của mình để phản ánh những giá trị dân gian truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc.

Cuộc sống ngƣời Tày về sinh hoạt xã hội và văn hóa diễn ra trong điều kiện kinh tế còn gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, có mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên...Trong cuộc sống lao động còn nhiều khó khăn, vất vả, phải đấu tranh sinh tồn, vật lộn với thiên nhiên thì nhân dân lao động với khát vọng no ấm, yên bình...đã sáng tạo nên những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn với những yếu tố kì ảo về những con ngƣời có sức mạnh thần kỳ, có năng lực siêu nhiên, có những vị thần, vị thánh nhƣ truyền thuyết Trai khổng lồ, Gái vĩ đại

Báo Luông, Sao Cải một truyền thuyết lƣu truyền trong dân gian từ bao đời nay kể về hai ngƣời đầu tiên xuất hiện trên mặt đất này, giải thích tại sao loài ngƣời sinh ra lại biết lao động, trồng cấy, chăn nuôi... Bằng trí tƣởng tƣợng phong phú và táo bạo của ngƣời dân đã sáng tạo nên một loạt hình tƣợng những con ngƣời thần kỳ đến để giúp đỡ, che chở cho cuộc sống, cho bản làng của họ đƣợc yên ổn...Đó chính là mơ ƣớc, là khát vọng của ngƣời dân bao đời nay, nó mang yếu tố tâm linh sâu sắc của ngƣời Tày.

Ngƣời Tày nói riêng dƣới sự chi phối của quan niệm vạn vật hữu linh và thông qua tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời Tày, ngƣời dân nơi đây có niềm tin vào việc giao cảm với thần linh,chắc chắn rằng những vị thần linh tối cao là lực lƣợng siêu nhiên giúp đỡ cho họ trong cuộc sống lao động, ăn ở và

chinh phục thiên nhiên, giúp họ đạt đƣợc những ƣớc mơ, khát vọng về một cuộc sống ấm no, yên bình.

Chính vì vậy mà trong các bài đồng dao chúng ta có thể thấy hệ thống những bài mang tính cầu nguyện, cầu khẩn nó đƣợc hình thành từ thời kỳ còn rất sớm của nhân loại, gắn liền với các hình thức nghi lễ mà các bộ lạc, bộ tộc tổ chức vào những giai đoạn quan trọng nhất của công cuộc lao động trong một năm, đƣợc đúc kết từ kinh nghiệm lao động thực tiễn và những điều quan sát của nhân dân về thế giới khách quan xung quanh cũng nhƣ lòn mong muốn có đƣợc kết quả cao trong lao động. Đi từ những cơ sở đó những bài đồng dao Tày: Gọi trời mưa, Gọi trời tạnh, Gọi nắng, Gọi gió, Gọi trăng....

của trẻ nhỏ vùng cao cũng tỏ ý mong muốn bằng sức mạnh của các thế lực siêu nhiên, kỳ ảo nghe thấu đƣợc và đáp ứng đƣợc những mong ƣớc của con trẻ, nó truyền tải nội dung mang tính huyền thoại, thần thoại, ghi dấu đậm nét những hình thức nghi lễ xƣacủa ngƣời Tày nhƣ bài Roọng lồm (Gọi gió)

Lồm vẳt lồm vẻo Lồm quá kéo nẩy nà Sle vỏ nà vòn rẩy Sle vỏ slấy slon slƣ Sle bẳng lừa lồng hát Sle phắc kểt vần lai

Sle cáy lài hoai khăn ố ố... [10, tr.17]

Dịch: (Gió bay, gió quật/ Gió vượt đèo về đây/ Để nhà nông đốt rẫy/ Để thầy dạy văn chương/ Để con thuyền xuống thác/ Để bồ kết quả nặng cành xa/ Để gà mơ hoa gáy ó ò o...)

Những bài đồng dao phản ánh nghi lễ mà biểu hiện là đƣợc thông qua hình thức cầu khẩn, ý nói đến địa vị nhỏ bé của con ngƣời khi đứng trƣớc thiên nhiên kỳ bí, con ngƣời phải lệ thuộc vào thiên nhiên. Tuy nhiên không

dừng lại ở đó, con ngƣời còn có khát vọng chế ngự, vƣợt qua địa vị nhỏ bé của mình để có sức mạnh ra lệnh cho thiên nhiên, chuyển qua địa vị là ngƣời ra lệnh chứ không còn là ngƣời tuân lệnh, chúng ta có thể thấy rõ qua bài: Roọng hoằn (Gọi khói)

Hoằn ơi, hoằn à

Hoằn mà tồng moóc phả Hoằn bân quá tỉ đai

Bƣởng nẩy mì khỉ hoài khỉ mạ Bƣởng tỉ mì hom nựa hom pya Hoằn rà tỉnh ... tỉnh..

Bân pây... bân pây ! [10, tr.20]

Dịch: (Khói hỡi, khói hời/ Khói về như mây đen che phủ/ Hãy bay trở lại dù đi đâu/ Bên này có phân trâu phân ngựa/ Bên kia có cá thịt thơm lừng/

Khói hãy nghe theo/ Bay đi ... bay đi...)

Ngoài những bài đông dao phản ánh về nghi lễ thì có những bài phản ánh về phong tục truyền thống tốt đẹp, đƣợc đúc kết từ truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích, sự tích dân dã xa xƣa của ngƣời Tày…những câu chuyện xuất hiện trong một hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định của loài ngƣời, từ những buổi đầu “sơ khai”, “tuổi ấu thơ” của nhân loại, khi mà trình độ hiểu biết của loài ngƣời chƣa cao, khi đứng trƣớc thiên nhiên bao la, rộng lớn, còn kì bí con ngƣời mong muốn khám phá, chế ngự nhƣng chƣa có cơ sở, tiền đề để giải thích nên chỉ dừng lại ở việc giải thích theo trình độ hiểu biết và thông qua trí tƣởng tƣợng của con ngƣời thời kỳ ấy.

Câu chuyện Vịt cõng gà qua phai trong cuốn Huyền thoại dân tộc Tày

của Triều Ân đã cho thấy sống trong từng bản làng lẻ loi và heo hút, giữa khung cảnh bao la và hùng vĩ nên ngƣời Tày luôn luôn cần có sức mạnh của cộng đồng ngƣời, sống dựa vào nhau, bảo vệ lẫn nhau, cùng nhau chung sức

đồng lòng để chống lại các lực lƣợng siêu nhiên thần kỳ, họ coi con ngƣời thực sự là vốn quý. Dân tộc Tày có câu tục ngữ “ lạc mạy tẩn, lạc gần rì”

nghĩa là “rễ cây còn ngắn, rễ người rất dài” ý muốn nói rằng sự quan hệ ràng buộc thân thuộc bạn bè của con ngƣời là rất rộng khi có việc vui, việc buồn, khi gặp khó khăn, hoạn nạn…họ đều giang tay giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau. Điều đó đã trở thành phong tục, thành truyền thống tinh thần đoàn kết, kết tinh tình cảm của ngƣời dân Tày khi sống, sinh hoạt cùng nhau trong bản làng, câu chuyện vịt cõng gà qua phai, trâu cõng bò qua nước thấm đẫm tinh thần nhân văn cao đẹp, phản ánh đƣợc tình cảm, tâm tƣ, nguyện vọng cũng nhƣ tình thần tƣơng thân tƣơng ái của con ngƣời, của những ngƣời anh em, bạn bè… sống với nhau đầy nghĩa tình nồng ấm.

Xuất phát từ câu chuyện này, trong đồng dao ngƣời Tày cũng đã có bài ca: Slắng pất (Nhắn vịt)

Pất tịa cáy khảm phai Vài tịa mò khảm tả Mầƣ giá đảy tịa viàng

Ni tả se kha tàng hảy lải [10, tr.46]

Dịch: (Vịt địu gà qua phai/ Trâu cõng bò qua suối/ Mày đừng có địu dối/ Bỏ bạn lạc lối khóc nhè)

Vì thế mà trong cuộc sống hằng ngày, ngƣời Tày có câu nói: “pất cáy ruổm cai, mò hoài ruổm lảng” có nghĩa là “ gà vịt ở chung sân, trâu bò ở

Một phần của tài liệu ồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)