7. Bố cục luận văn
2.3.2.2. So sánh nội dung đồng dao Tày với các đồng dao các dân tộc
trong quan hệ gia đình và quan hệ xã hội
Không riêng gì dân tộc Tày mà các dân tộc khác nhƣ: Kinh, Nùng, Thái, Mƣờng…đều rất coi trọng dòng họ, huyết thống…bởi quan hệ quan hệ gia đình đều bắt nguồn từ đó. Những ngƣời trong cùng họ, nhất là những họ gần đều thƣơng yêu, đùm bọc lẫn nhau trong lao động sản xuất, bênh vực nhau trong giao tiếp xã hội…
Trƣớc hết đó là tình cảm giữa cha mẹ, con cái, cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, dạy bảo các con, dạy các con biết quan tâm chia sẻ với anh em họ hàng khi có chuyện vui, buồn, còn con cháu biết biết ơn công sinh thành dƣỡng dục, chăm sóc, quan tâm, kính trọng ông bà, bố mẹ…đó là tình cảm truyền thống của ngƣời Việt Nam
Trong đồng dao các dân tộc cũng vậy, qua những bài đồng dao chúng ta thấy hiện lên những mối quan hệ gia đình từng dân tộc, đó là những bài học vỡ lòng cho các bé về tình cảm gia đình, điều này thể hiện rõ nét qua các bài hát ru. Qua những lời ru của bà, của mẹ…ngƣời dân tộc Tày – Nùng cho thấy bao nhiêu vất vả đè lên vai ngƣời phụ nữ, tuy rất thƣơng con nhƣng phải làm việc không ngừng nghỉ, họ gửi con nhỏ ở nhà, lúc giải lao vẫn nhớ đến đứa con bé nhỏ, dùng lá cây, cọng cỏ làm đồ chơi con trâu, con ngựa về dỗ con…đó là tình yêu thƣơng vô bờ bến của ngƣời mẹ dân tộc.
Ứ, ứ noọng nèn Nèn đắc nèn đí
Nèn thả mí pây tổng au pja Nèn thả mí pây nà au luổm
Đảy tua luổm pác đeng Đảy tua mèng pác cắm Đảy tua gẳm gò lài Đảy tua vài sàng hả Đảy tua mạ sàng sốc Đảy tua nộc khẻo vẻo Khảm kéo mà lồ lồ Ứ, ứ [57, tr. 596]
Dịch: (Ru, ru em ngủ/Ngủ ngon, ngủ kỹ/Ngủ ra đồng đợi mẹ lấy cá/Ngủ đợi mẹ ra đồng lấy muỗm/Được con muỗm mồm đỏ/Để được con diều hâu cổ vằn/Được con trâu lạng rưỡi /Được con ngựa lạng sáu/Được con chim sún răng/Kéo nhau sang qua đèo/Ru, ru)
Ngƣời mẹ Nùng cũng ru con tƣơng tự nhƣ thế: Ứ, ứ
Ứ noọng sláy ti noòn Ứ noọng pèng ti dú Me pay slay au pja Me pay nà au luum Au tua luum pác đeng Au tua mèng pác máy
Au mà láu noọng sláy ti noòn [33, tr.210]
Dịch: (Ru, ru/Ru em nhỏ ngủ ngon/Ru em quý ở ngoan/Mẹ đi rẫy bắt cá/Mẹ đi ruộng bắt muốm/Lấy con muỗm mỏ đỏ/Lấy con bọ mỏ hồng/Lấy về dỗ em nhỏ ngủ ngon)
Đó còn là tình cảm anh, chị em trong gia đình, những ngƣời anh, ngƣời chị có trong trách rất lớn khi bố mẹ giao nhiệm vụ ở nhà trông các em cẩn thận để bố mẹ yên tâm ra đồng. Ở nhà, các anh, các chị cùng em bày trò
cùng các em chơi đùa vui vẻ, hay có những lúc em buồn, khóc phải nghĩ ra cách dỗ em
Hảy lải ơi, nhẻn nhẻn Nhẻn xí lài Lài cáy khƣớng Lẳc khẩu chƣớng pây nòn Nòn mí đắc Tín mà lẳc kin phiắc Ngài gần biắc Mìn đỉ nẳc tẳm tầƣ [10, tr.84]
Dịch:(Khóc nhè,bêu bêu/Bêu ầm nhà/Xấu gà dò/Trốn vào màn đắp chơi/Ngơi không nhắp/Dậy ăn vụng thịt/Bị mắng, đòn/Nó nín từ lâu)
Ngƣời chị dân tộc Thái cũng có cách dỗ em tƣơng tự: Cuốm í là úi ơi
Nhá hảy nớ, úi à
Hảy tếnh cứn giản lăm Hảy tếnh căm giàn nhên
Hảy tếnh vến giản nôộc cậu má nhiểm
Hảy tứn chậu giản nôộc cháu ngói noong [68, tr.50]
Dịch: (Nín đi, em cưng ơi/Đừng khóc nữa em nhé/Khóc ban đêm sợ con “thù thì”/Khóc ban trưa, cú vọ nhòm đầu hồi/Khóc ban mai, ngại con cò lò dò bờ ao)
Chị không chỉ dỗ em, chơi đùa với các em mà các chị còn dặn dò, khuyên bảo các em phải ngoan, cảm thông với nỗi vất vả của bố mẹ, để bố mẹ yên tâm làm việc nhƣ ngƣời chị Thái dặn em
Bi bi Bóh bóh
Bi hua bóh Pi bó noọng
Nhá khỉ xáƣ choỏng choh tin lay
Nhá khỉ xáƣ táng pay táng má pí noọng Pi noọng hên chí lá
Gia hên gia chí mang [68, tr.51]
Dịch: (Chải chải/ Vuốt vuốt/Chải đầu đẹp/Chị dặn em/Chớ bậy vào bậc thang lên xuống/Đừng bậy ra đường đi lối lại bà con/Bà con biết sẽ rày/Bà nội hay sẽ mắng)
Trong gia đình, sự giao tiếp ứng xử là rất quan trọng, đó nhƣ là nếp nhà, là tôn ti, trật tự mọi ngƣời phải tuân theo đó là nếp sống văn hóa, biết kính trên nhƣờng dƣới, biết phép tắc, lễ nghi. Trong các bài đồng dao dành cho trẻ, các tác giả dân gian đã vô cùng khôn khéo lồng ghép sự giáo dục này vào trong đó ví nhƣ: Bài đồng dao Gọi kiến của trẻ em Tày với nội dung là gọi kiến lên khiêng con mồi có đuôi yêu tinh về tổ, các em nhỏ ra yêu cầu:
Páo mẩt ới páo mèng Páo rằng then rằng tó
Mầƣ mừa gạ vỏ mẻ thua đó mầƣ mà Kin nựa tua pính quang
Mà kin thang giả gỉn Mà kin pín giả vài
Mà kin ngài rƣờn mấƣ...
Dịch: (...Bảo cho kiến có mồi/Báo loài ong các tổ/Mời bố mẹ trọc đầu lại đây/Ăn thịt con chuồn chuồn/Ăn đuôi con giả gỉn/Ăn miếng thịt mụ trâu/Ăn cơm mừng nhà mới)
Chỉ qua trò chơi con trẻ thôi nhƣng các em đã có ý thức rất tốt cho dù có món gì ngon cũng không đƣợc ăn trƣớc hay ăn vụng mà dặn dò là phải chờ
bố mẹ, mời bố mẹ cùng ăn. Đó chính là nếp văn hóa ứng xử của con ngƣời cần phải học và tiếp thu ngay từ khi còn nhỏ hay sự kính trọng của ngƣời con dâu với bố chồng
Túp...tép
Tăm khảu púm púm chạƣ lạo dè Lạo dè què
Lạo dè boót
Lạo què kin que chử nặp tủm [33, tr.198]
Dịch: (Thình...thịch/Giã gạo thình thịch mời bố chồng/Bố chồng què/Bố chồng mù/Bố chồng ăn mướp nấu canh)
Trong đồng dao ngƣời Kinh cũng vậy là bài học dạy cho các em sự lễ phép, biết kính trên, nhƣờng dƣới đã đƣợc phổ nhạc qua bài đồng dao
Gánh gánh gồng gồng Gánh sông gánh núi Gánh củi gánh cành Ta chạy cho nhanh Một phần cho anh Ta chạy cho nhanh Nấu nồi cơm nếp Về xây nhà bếp Chia ra năm phần Một phần cho mẹ Một phần cho cha Một phần cho bà Một phần cho chị Một phần cho anh Ta chạy cho nhanh
Nấu nồi cơm nếp Về xây nhà bếp...
Song song với quan hệ gia đình là quan hệ xã hội cũng đƣợc phản ánh rõ nét qua đồng dao. Cuộc sống cộng đồng ngƣời Tày có những đơn vị hành chính ở các cấp khác nhau tƣơng ứng với nó là các chức danh có nhiệm vụ quản lý xã hội. Để giáo dục con trẻ, bài đồng dao đã đề cập bằng việc gán cho chúng những chức danh để chúng luôn biết sống phải có tổ chức, tuân theo tổ chức, tuân theo pháp luật.
Nộc Chích hết sôn Nộc Voèn hết xạ
Nộc Phầy phạ hết quan
Nộc Phƣợng Hoàng hết chúa [87]
Dịch: (Chim Trích thôn trưởng/Chim Voèn xã trưởng/Chim Lửa trời làm quan/Chim Phượng hoàng làm chúa)
Hơn nữa trong cộng đồng ngƣời dân tộc đều có sự gắn bó mật thiết, nƣơng tựa, đùm bọc, giúp đỡ chia sẻ với nhau những chuyện lớn, nhỏ, vui buồn đó là sự đoàn kết, tinh thần vì cộng đồng. Đặc biệt là sự gắn bó cộng đồng trên cơ sở cùng tôn thờ những biểu tƣợng tâm linh, những nghi lễ phong tục, sinh hoạt văn hóa của dân tộc mình. Trong đồng dao Tày rất nhiều bài đã nhắc đến hoặc mô phỏng lại những nghi lễ, sinh hoạt tín ngƣỡng của ngƣời Tày:
Khả cáy khả tua lƣơng Tẳng bom hƣơng nào khoái Khả cáy khả tua đăm
Vằm lẻ vằm ám cải
Dịch: (Mổ gà mổ con vàng/Đặt mâm hương cho nhanh/Mổ gà mổ con đen/Băm chặt thành miếng to)
Đây là bài đồng dao kèm trò chơi Mổ gà – Hoa chuối mô phỏng lại những thủ tục, nghi lễ trong lễ cấp sắc bụt tào, đây là lễ đƣợc ngƣời dân Tày – Nùng rất coi trọng và sùng kính
Trong đồng dao Mƣờng chúng ta cũng bắt gặp những hình ảnh tƣơng tự trong bài Dạ dê đó là lời đua hơi trƣớc khi hát cúng vía của thầy cúng đƣợc lũ trẻ bắt chƣớc
Dạ dê da dà
Clởng ca clởng vịt Clải mít clải cam Đam đam mồl mồl Ol ol đoọc đoọc Cơm móc rạo đe Coỏ mốc cảo dừa Đƣa lêng đƣa thuổng Đểng khuổng tôi hầu Dạ dê [67,tr.189]
Dịch: (Dạ dê da dà/Trứng gà trứng vịt/Trái mít trái cam/Đam đam mồi mồi/Ôl ôl đoọc đoọc/Cơm nếp rượu đe/Có cần cây nứa/Có gáo quả dừa/Đưa lên đưa xuống/Đến chiều tôi hầu/Dạ dê)
Từ những so sánh về nội dung trên chúng tôi đƣa ra vài nhận xét nhƣ sau:
Nội dung về quan hệ gia đình và xã hội trong đồng dao Tày và các dân tộc nhìn chung là thống nhất với nhau. Những bài đồng dao đều là những hình thức giáo dục rất bổ ích, giàu tính nhân văn, có tác dụng định hình nhân cách, xây dựng nền móng cơ bản cho trẻ về những đức tính tốt đẹp, về tình yêu thƣơng đối với gia đình, xa hơn là sự quan tâm, chia sẻ, lòng nhân ái vị tha
đối với cộng đồng ngƣời. Ca ngợi sự đoàn kết, hòa đồng giữa các dân tộc anh em
Tuy về mặt nội dung cơ bản là giống nhau nhƣng cách thể hiện mỗi dân tộc lại có nét khác biệt bởi vì mỗi dân tộc thƣờng gắn với hoàn cảnh sinh sống, tập quán, phong tục riêng lẻ, thể hiện qua ngôn ngữ từng dân tộc