Vài nét về văn học dân gian Tày

Một phần của tài liệu ồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

7. Bố cục luận văn

1.1.2. Vài nét về văn học dân gian Tày

Văn học dân gian ngƣời Tày rất phong phú bao gồm nhiều thể loại khác nhau: tự sự dân gian, thơ ca dân gian, lời ăn tiếng nói của nhân dân…

*Kho tàng truyện kể

Trong kho tàng tự sự dân gian thì kho tàng truyện cổ là phong phú nhất. Về mảng truyền thuyết, dã sử phải kể đến một truyền thuyết đã lƣu truyền trong dân gian ngƣời Tày từ bao đời nay kể về hai con ngƣời đầu tiên xuất hiện trên mặt đất này, giải thích tại sao con ngƣời sinh ra lại biết lao động, trông cấy, chăn nuôi…đó là truyền thuyết Báo Luông – Sao Cải (Trai Khổng Lồ - Gái Vĩ Đại), hay trong kho tàng Văn học dân gian của ngƣời Tày Cao Bằng từ lâu đời đã có truyền thuyết về Thục Phán – An Dương Vương

(Cẩu Chủa Cheng Vùa – Chín Chúa Tranh Ngôi Vua), đến những câu chuyện lịch sử có giá trị nhƣ truyện Trần Qúy (thế kỷ X), Truyện Khâu Sầm, Bà

Hoàng

Về truyện cổ của ngƣời Tày rất đa dạng: thần thoại, cổ tích, truyện cƣời, truyện ngụ ngôn…Tất cả đều nhằm giải thích sự ra đời của các hiện tƣợng tự nhiên, của con ngƣời cùng với sự đấu tranh tinh thần trong xã hội. Truyện đƣợc kể rất hấp dẫn, lôi cuốn làm toát lên tinh thần hƣớng thiện, lạc quan, có những truyện còn đƣa thêm những câu tục ngữ, ca dao…cho thêm phần hấp dẫn, mới mẻ.

Trong vùng cƣ dân Tày có ba áng thơ đƣợc lƣu truyền rộng rãi, đƣợc viết bằng chữ Nôm Tày: Lƣợn Hồng nhan tứ quý, khúc hát then Khảm Hải, Truyện thơ Nôm Tày Thị Đan đến những truyện cƣời dân gian: Hổ với Thỏ, Hổ với Voi, Nàng dâu vụng, Chàng rể ngốc, Truyện anh Tráng…

* Các thể loại văn vần

Bao gồm: tục ngữ, ca dao, đồng dao, câu đố…Đây là một kho tàng dân gian vô cùng phong phú của nƣời Tày.

Tâm lý, tính cách, lý tƣởng thẩm mỹ đều đƣợc ngƣời dân nơi đây theo hình thức truyền miệng, thông qua lời nói nên những tính chất triết lý, kinh nghiệm sống ở đời, cách xử thế, đấu tranh xã hội hầu hết đều đƣợc gửi gắm trong các câu tục ngữ. Những câu hát đồng dao truyền khẩu của trẻ nhỏ để chơi đùa, những bài hát ru của những ngƣời phụ nữ Tày tần tảo, thƣơng con…đến những câu đố biểu hiện tài quan sát tinh tế, đặt lời đố thông minh, lời đáp sắc sảo hóm hỉnh, gợi lên sự hứng thú, yêu đời. Những câu đố kích thích trí tƣởng tƣợng, giải trí thƣ giãn và có tác động giáo dục nhẹ nhàng.

* Dân ca dưới hình thức văn học

Những loại hình dân ca quen thuộc của đồng bào Tày có thể chia thành hai nhóm:

- Nhóm ca hát giao duyên: lƣợn, rọi, sli, vãng lai, phung slấn Hát lƣợn:

Là hình thức hát giao duyên nhằm đạt đến sự tìm hiểu và xây dựng tình yêu đôi lứa, qua hát lƣợn ngƣời ta có thể thấy đƣợc trình độ hiểu biết, cách ứng xử và mức độ thẩm mỹ của ngƣời hát, ngƣời Tày phổ biến các loại lƣợn then, lƣợn cọi và lƣợn slƣơng

Rọi là lời nói trao đổi tâm tình giữa đôi nam nữ thanh niên Tày có vần, điệu song không chặt chẽ, đối đáp, ứng khẩu tức thì. Rọi nói nhƣ hát, hát nhƣ nói.[57, tr. 601]

Vãng lai, phung slấn:

Phung slấn tức là thƣ từ qua lại, tiếng Tày là phong slƣ. Đây là thể loại thơ tình yêu của ngƣời Tày

- Nhóm ca hát phục vụ lễ nghi: hát quan lang, hát mừng nhà mới, hát mừng thọ:

Gồm hát quan lang, dè mòi, hát mừng nhà mới, mừng thọ…Ngoài ra còn có văn thai, ai kinh đó là khi một ngƣời chết ngƣời Tày thƣờng đón thầy tào về làm tang lễ và đƣa tiễn linh hồn ngƣời mất lên thiên đƣờng. Trƣớc buổi kết thúc thƣờng có văn tế bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, đây đƣợc coi là Kinh thập nguyệt hoài thai kể công ơn cha mẹ và những những lời li biệt âm dƣơng.

Một phần của tài liệu ồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)