Ngôn ngữ đồng dao cô đúc, gợi hình, gợi cảm

Một phần của tài liệu ồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam (Trang 141 - 142)

7. Bố cục luận văn

3.2.3. Ngôn ngữ đồng dao cô đúc, gợi hình, gợi cảm

Ngôn ngữ đồng dao rất giản dị, cô đúc. Hầu hết các bài đồng dao đều có số từ dùng rất ít, không dài dòng, diễn giải rƣờm rà mà từ ngữ thƣờng đƣợc rút ngắn đến mức tối đa, không để tình trạng thừa từ xảy ra. Bài đồng dao cần đảm bảo đƣợc yêu cầu: Phải làm sao cho lời của bài đồng dao có thể kết hợp nhịp nhàng với nhạc điệu, động tác,để có thể tổ chức các trò chơi đồng dao nhƣ bài Tiểm tí tàu (Điểm từng đầu) sử dụng thể thơ ba chữ, ngắn gọn, câu từ giàn dị, cô đúc, nhịp 3/3 nhanh, chắc: Tiểm tí tàu Mẻ làu gà Mẻ kha coóng Mẻ phúng xiên Xiên pi quá Vạ pi chai Chắp đọng đính Tỉnh vỏ tầƣ Tầƣ vỏ nẩy Co mạy lòi Tói co bảt Gioát oóc pây Đây lẻ giú

Pú nẩy vồm [10, tr. 71]

Dịch:(Điểm từng đầu/ Mẹ giữ tranh/ Mẹ chân cong/ Mẹ gặp tiên/ Tiên năm ngoái/ Trời năm kia/ Đậu khắp chốn/ Biết nghe ai/ Theo anh này/ Cây có lõi/ Gõ vào cây/ Nhảy ra ngay/ Lành thì ở/Sấp anh này)

Mặt khác, đồng dao có đối tƣợng là trẻ nhỏ, với tƣ duy còn khá non nớt. Chính vì thế mà ngôn ngữ đồng dao càng ngắn gọn, cô đúc bao nhiêu thì các em sẽ dễ thuộc, dễ nhớ bấy nhiêu. Đồng thời, ngôn ngữ đồng dao còn có một số lƣợng không nhỏ là ngôn ngữ của trẻ thơ. Chính vì thế mà nó không quá cầu kì, phức tạp. Bởi thứ ngôn ngữ ấy đƣợc xuất phát từ tƣ duy non trẻ của các em, đó là một thứ ngôn ngữ cụ thể, không bóng bẩy, trau chuốt, hoa mỹ.

Một phần của tài liệu ồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam (Trang 141 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)