Khái niệm về trò chơi dân gian

Một phần của tài liệu ồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam (Trang 43 - 44)

7. Bố cục luận văn

1.3.1. Khái niệm về trò chơi dân gian

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đề cập đến trò chơi dân gian trẻ em dƣới góc độ hình thức lƣu giữ “Trò chơi dân gian gắn mật thiết với những bài đồng dao, loại trò chơi này được lưu truyền từ người này sang người khác, thế hệ trước sang thế hệ sau chủ yếu bằng hình thức truyền miệng và bắt chước”. [27, tr.24]

Trò chơi dân gian đã đƣợc đề cập đến ở các góc độ tiếp cận khác nhau, nhìn chung có thể tổng hợp một số điểm chung về trò chơi dân gian nhƣ sau:

Trò chơi dân gian là trò chơi phổ biến trong xã hội và được đông đảo người tham gia chơi, được lưu truyền và phổ biến rất rộng rãi trong xã hội bằng hình thức truyền miệng và bắt chước, phản ánh đời sống cộng đồng dân cư thuộc từng khu vực nhất định. [27, tr.24]

Trên cơ sở những quan niệm về trò chơi dân gian, chúng tôi hiểu trò chơi dân gian là một loại hình hoạt động đƣợc tổ chức, thực hiện nhằm mục đích vui chơi, giải trí, nhận thức xã hội và tự nhiên, rèn các phẩm chất đạo đức và kĩ năng lao động, trò chơi dân gian đƣợc lƣu truyền rộng rãi trong nhân dân bằng hình thức truyền miệng và bắt chƣớc.

Cùng với các dân tộc khác trong cả nƣớc, ngƣời Tày cũng có loại hình trò chơi dân gian rất đa dạng, phong phú. Những trò chơi đƣợc diễn ra hằng ngày, kể cả trong lúc làm việc, lúc giải lao, dịp lễ tết…Trò chơi dân gian của ngƣời Tày mang tính mộc mạc, hồn nhiên, đó là sự mô phỏng, bắt chƣớc những hiện tƣợng xung quanh cuộc sống lao động sản xuất, đời sống sinh hoạt văn hóa của con ngƣời, nó mang đậm nét văn hóa đặc trƣng tộc ngƣời

Một phần của tài liệu ồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)