Hoạt động dịch vụ của Thư viện muốn đạt hiệu quả cao thì cần phải có công tác tuyên truyền, phổ biến nguồn lực thông tin. Đây là một hoạt động cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin, tạo nên sức hút đối người với người tin.
Để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ thông tin có chất lượng là một điều không đơn giản, rất mất thời gian, công sức và tài chính. Bởi đó là kết quả của một chuỗi những công việc như điều tra nhu cầu tin, tổng hợp nhu cầu và tiến hành làm các công việc chuyên môn … Tuy nhiên, nếu như NDT không biết đến chúng thì rất lãng phí. Vì vậy, Thư viện cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới NDT bằng các hình thức như:
- Thông qua các lớp đào tạo hướng dẫn NDT, Thư viện không chỉ tuyên truyền nội quy sử dụng thư viện mà nên có bài giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ hiện có và sắp có của Thư viện. Điều đó kích thích sự tò mò đối với NDT.
- Giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ trên website của Thư viện, tổ chức trưng bày giới thiệu sách mới, sách theo chuyên đề để NDT có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
- Tạo mối quan hệ của Thư viện với các viện, khoa, bộ môn chuyên môn. Đây là mối quan hệ 2 chiều. Thông qua các viện, khoa, bộ môn, Thư viện nắm băt được học liệu cần thiết theo đề cương môn học, thông tin về nguồn tài liệu giảng viên cung cấp, hay những công trình nghiên cứu mới, tác phẩm của giảng viên, đồng thời nắm bắt được nhu cầu của chính các giảng viên, học viên, sinh viên cũng như tâm lý của NDT để từ đó có kế hoạch bổ sung và đề ra biện pháp, cách phục vụ tốt nhất, làm đa dạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin. Như vậy, việc tạo nên cầu nối giữa thư viện và các khoa không chỉ đáp ứng nhu cầu cho NDT mà còn là cơ sở giúp thư viện có được sản phẩm và dịch vụ chất lượng hơn.
KẾT LUẬN
Với phương thức đào tạo theo tín chỉ như hiện nay đòi hỏi cả người dạy và người học có sự chuyển hướng nghiêm túc. Giảng viên là người hướng dẫn, khơi nguồn cho người học, từ đó người học chủ động tìm kiếm nguồn thông tin phục vụ việc học tập, nghiên cứu của mình.
Trước nhu cầu ngày càng cao ấy, TV Tạ Quang Bửu đã và đang cố gắng hết sức để tự đổi mới mình theo hướng đào tạo, học tập của Nhà trường. Cụ thể là sự thay đổi trong công tác tổ chức và hoạt động của Kho mượn. Đây là bộ phận luôn được lãnh đạo, cán bộ TV chú trọng. Sau mấy năm thay đổi phương thức phục vụ, Kho mượn đã đem lại nhiều kết quả như số lượng bạn đọc tăng lên sau mỗi học kỳ, lượng sách luân chuyển cao, tạo nhiều hứng thú hơn cho bạn đọc khi lên Kho mượn, đồng thời cũng làm cán bộ phục vụ tại kho vui vẻ, nhiệt tình hơn khi tiếp xúc với bạn đọc.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên Kho mượn vẫn còn những khó khăn và tồn tại chưa thể khắc phục. Vì vậy, nghiên cứu nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động của Kho mượn tại TV Tạ Quang Bửu có ý nghĩa hết sức to lớn trong tiến trình đổi mới đào tạo của Nhà trường.
Trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát thực tiễn, Luận văn đã đưa ra 2 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Kho mượn tại TV:
- Nhóm giải pháp về công tác tổ chức của Kho mượn bao gồm các giải pháp cụ thể là: kiện toàn đội ngũ cán bộ, nâng cao hiệu quả công tác sắp xếp tài liệu, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất – kĩ thuật.
- Nhóm giải pháp về họat động của Kho mượn: Ưu tiên đầu tư kinh phí thích hợp cho tổ chức và hoạt động của Kho mượn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới công tác phục vụ, nâng cao hiệu quả công tác bảo quản tài liệu.
Ngoài ra còn có các giải pháp khác về công tác đào tạo người dùng tin, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nguồn lực thông tin
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và hoạt động của Kho mượn nói riêng và hiệu quả phục vụ của TV Tạ Quang Bửu nói chung, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:
- Phía Nhà trường: Ban lãnh đạo Nhà trường cần có cách nhìn nhận chính xác về vai trò của thư viện trong sự nghiệp đào tạo của Nhà trường trong giai đoạn đào tạo hiện nay. Từ đó, tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động của TV, đặc biệt tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống máy tính, đường truyền mạng, phần mềm nhằm khái thác nguồn lực thông tin một cách hiệu quả hơn nữa, phục vụ thiết thực việc đối mới dạy và học trong Nhà trường.
- Phía Thư viện: Lãnh đạo TV cần đề ra kế hoạch, mục tiêu hoạt động ngắn hạn, dài hạn, kèm theo là các phương pháp quản lý công việc cũng như quản lý nhân viên.
Để TV hoàn thành tốt nhiệm vụ và ngày càng phát triển hơn nữa, toàn thể cán bộ cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, đồng lòng nhất trí trong mọi công việc, đặt danh dự và lợi ích tổ chức lên hàng đầu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Các tài liệu chỉ đạo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ, Quyết định số 43/2007/QĐ – BGDĐT ngày 15/8/2007 2. Bộ Văn hóa - Thể thao – Du lịch (2003), Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động thư
viện trường đại học, Quyết định số 13/2008/QĐ – B VHTTDL ngày 10/3/2008 3. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Pháp lệnh thư
viện, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
4. Nghị định số 72/2002/NĐ – CP ngày 06 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thư viện
5. Quyết định số 10/2007/QĐ-B VHTT ngày 4 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Các tài liệu khác
1. Phạm Lan Anh (2010) “Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động Trung tâm thông tin thư viện trườngĐại Học Hà Nội trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp đào tạo của nhà trường, Luận văn thạc sỹ Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Lê Quỳnh Chi (2008), “Thư viện đại học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo”,
Tạp chí Thư viện Việt Nam, (2), tr. 18-23.
3. Đào Linh Chi ( 2007), “Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện tại trường ĐHBK HN”, Luận văn thạc sỹ Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
4. Nguyễn Phúc Chí (2010), “Hiện đại hoá công tác tổ chức hoạt động các phòng tư liệu thuộc trường Đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Phạm Kim Chung (1998), “Nghiên cứu và sử dụng mã vạch trong kiểm soát lưu thông sách”: Báo cáo tổng kết đề án, TTTTKH&CNQG, Hà Nội.
6. Nguyễn Huy Chương (2006), “Đề xuất đổi mới thư viện đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Thư viện Việt Nam – Hội nhập và phát triển, Tp HCM, tr.1-11.
7. Nguyễn Huy Chương (2006), “Xu hướng phát triển thư viện đại học trên thế giới và quá trình đổi mới họat động tại Trung tâm thông tin thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học và Thực tiễn hoạt động Thông tin thư viện, Hà Nội tr.2-9.
8. Nguyễn Huy Chương (2011), “ Suy nghĩ về đào tạo cán bộ thư viện nhân đọc tiêu chuẩn cho thư viện đại học của Hiệp hội các thư viện đại học và nghiên cứu của Mỹ”, Kỷ yếu 15 năm thành lập khoa Thông tin – Thư viện, tr. 71-84.
9. Nguyễn Xuân Dũng (2011), “Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ người dùng tin của Thư viện Quốc gia Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ Thông tin - Thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội
10. Đại học Bách khoa Hà Nội (2011), Kỷ yếu 55 năm xây dựng và trưởng thành, Trường ĐHBK Hà Nội, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Hành (2008), Thư viện trường đại học với công tác phát triển học liệu phục vụ đào tạo theo tín chỉ, Tạp chí Thông tin tư liệu, (1) tr.30-40.
12. Nguyễn Thị Hạnh (2011), “Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Thông tin – Thư viện ở Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 3, tr. 20-24
13. Đồng Đức Hùng (2007), Thúc đẩy mối quan hệ cán bộ thư viện - giảng viên trước yêu cầu chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ, Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 10 năm thành lập TTTT-TV ĐHQGHN (1997- 2007), tr.15-22
14. Nguyễn Hữu Hùng (2000), Tổ chức và quản lý họat động thông tin khoa học và công nghệ trước thềm thế kỷ XXI, Tạp chí Thông tin & Tư liệu (1), tr.7-12
15. Cao Minh Kiểm (2008), “Một số suy nghĩ về tổ chức và hoạt động thông tin, thư viện ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (1).
16. Chu Ngọc Lâm (2011), “Đào tạo nguồn nhân lực thông tin – thư viện chất lượng cao trong thời đại kinh tế tri thức”, Kỷ yếu 15 năm thành lập khoa thông tin – thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội, tr.319-325 17. Tạ Thị Lâm (2008), “Vai trò của Thư viện Đại học Khoa học Huế trong công
tác đào tạo học chế tín chỉ. Thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (3) tr. 40-45.
18. Hoàng Đức Liên, Nguyễn Hữu Ty (2010), “Trung tâm thông tin – Thư viện với công tác phục vụ đào tạo tín chỉ”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, 2010, (3), tr. 50- 52.
19. Đại Lượng, Hữu Nghĩa (2008), “Nâng cao chất lượng công tác phục vụ người đọc”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (1), tr. 32-35
20. Trương Đại Lượng, Chu Vân Khánh (2010), “Đào tạo cán bộ thư viện: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (6).
21. Vũ Bích Ngân (2009), “Hướng đến mô hình thư viện đại học hiện đại, phục vụ chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí thư viện Việt nam,
(1), tr. 13-14
22. Trần Thị Minh Nguyệt (2007), “Đổi mới hoạt động thông tin – thư viện phục vụ học chế tín chỉ trong các trường đại học”, Kỉ yếu hội thảo Khoa học và thực tiễn hoạt động Thông tin – Thư viện, Hà Nội, tr. 39-43
23. Trần Thị Minh Nguyệt (2010), “Xây dựng thư viện điện tử tại Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Luận văn thạc sỹ Thông tin - Thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội. 24. Trần Thị Quý (2005), “Đào tạo cán bộ Thông tin - Thư viện ở Việt Nam – nhu
cầu cấp bách trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”, Hội thảo Khoa học về đào tạo nguồn nhân lực Thông tin – Thư viện ở Việt Nam, Viện Gorthe.
25. Vũ Văn Sơn (1999), “Bàn về xây dựng thư viện điện tử ở Việt Nam và tính khả thi”, Tạp chí Thông tin và tư liệu, (2), tr. 1-6
26. Nguyễn thị Phương Thảo (2010), “Đổi mới hoạt động TT – TV đáp ứng yêu cầu đào tạo học theo chế tín chỉ tại Đại học Quốc gia Hà Nội” , Luận văn thạc sỹ Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Lê Minh Thu (2006), “Hiện đại hoá công tác phục vụ bạn đọc tại Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ Thông tin - Thư viện, Hà Nội
28. PTS. Bùi Loan Thùy; Đào Hoàng Thúy. Tổ chức và quản lý công tác thông tin – thư viện. Nxb. Tp. Hồ Chí Minh
29. Bùi Loan Thùy ( 2009), “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học và cao học thư viện – thông tin trong không gian phát triển mới”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (1), tr. 3-12
30. Trần Thị Thanh Vân (2011), “Đổi mới hoạt động phục vụ người dùng tin để hội nhập với yêu cầu cuả đào tạo tín chỉ tại các trung tâm thông tin – thư viện đại học”, Kỷ yếu 15 năm thành lập khoa thông tin – thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội, tr.560-570.
31. Lê Văn Viết, Võ Thu Hương (2007), “Thư viện đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2, tr.6-11.
Các trang Web
32. Trần Trọng Bảy(2006) “Nắm vững nhu cầu thông tin để phục vụ tốt cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học”. Truy cập ngày 16/02/2012 http://gralib.hcmuns.edu.vn/images/PDF/12-2000-4.pdf. Trang web của Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên – Tp. Hồ Chí Minh
33. Dương Thúy Hương (2009), Vấn đề tổ chức kho đóng và kho mở trong các thư viện hiện nay. Truy cập ngày 10/3/2012 tại địa chỉ http://www.lib.ueh.edu.vn/?ArticleId=1382541e-5fa5-42cb-baf5-8d42fd50c6ef . Trang Web của Thư viện Đại học Kinh tế Tp. HCM
Và một số trang web như:
http://www.library.hut.edu.vn. Trang web của TV Tạ Quang Bửu . http://www.dlib.hut.edu.vn. Trang web thư viện số - TV Tạ Quang Bửu
http://www.nlv.gov.vn. Trang Web của Thư viện Quốc gia Việt Nam http://www.thuvien.net. Trang web của Hội Thư viện Việt Nam
http://www.glib.hcmuns.edu.vn. Trang Web của Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên
http://vst.vista.gov.vn. Trang web của Trung tâm Thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia.