Ưu tiên đầu tư kinh phí thích hợp cho tổ chức và hoạt động

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động tại kho mượn Thư viện Tạ Quang Bửu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ (Trang 81 - 82)

mượn

Thư viện là một cơ quan nhà nước, hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn kinh phí của nhà nước cấp. Do vậy nguồn kinh phí của TV rất hạn hẹp. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến những hoạt động và phát triển của TV nói chung và hệ thống Kho mượn nói riêng.

Kho mượn của TV là kho đáp ứng rất lớn nhu cầu của NDT, là kho sách kiến thức cơ bản nhất mà 100% sinh viên trong Trường cần đến. Do vậy, công tác đầu tư, phát triển cho Kho mượn phải được Nhà trường đặc biệt chú ý như một trong những hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, lâu dài, chứ không thể coi như một hoạt động đầu tư nhất thời.

Nguồn kinh phí cố định đảm bảo trong Kho mượn bao gồm: kinh phí bổ sung, kinh phí thanh lọc tài liệu, kinh phí sửa chữa và bảo quản tài liệu, kinh phí mua sắm trang thiết bị, kinh phí bảo dưỡng máy móc, kinh phí bảo trì hệ thống, kinh phí cho tuyên truyền, giới thiệu sách mới, kinh phí cho đào tạo cán bộ.v.v…

Hàng năm TV phải lập các kế hoạch cụ thể, đảm bảo nguồn kinh phí ổn định cho công tác tổ chức và hoạt động của Kho mượn. Phải đưa ra các tiêu chuẩn, định mức, thể chế có liên quan đến chính sách bổ sung và bảo quản tài liệu, nhằm nâng cao chất lượng tài liệu trong Kho mượn.

Hiện tại, Kho mượn có số lượng tài liệu lớn nên cần bỏ đi những tài liệu không còn giá trị thông tin, hoặc không còn phù hợp với giá trị mới. Vì vậy, cần làm tốt công tác thanh lọc như đề ra các tiêu chí về nội dung, loại hình, ngôn ngữ, thời gian, số lượng bản giữ lại…. giúp tăng diện tích kho tài liệu, tăng chất lượng tài liệu.

Như vậy, ngoài nguồn kinh phí được nhận trực tiếp từ Nhà trường, TV cũng cần phải chủ động về mặt kinh phí thông qua các hoạt động dịch vụ của mình.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động tại kho mượn Thư viện Tạ Quang Bửu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ (Trang 81 - 82)