Xóm Bợi, Nà Nang, Đô Lái, Kim Bắc III, xã Tú Sơn

Một phần của tài liệu Vai trò Công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010 (Trang 126 - 154)

II HỖ TRỢ BẢO QUẢN CHẾ BIẾN 276 276 3.780.000 331 1.655 3.780

5Xóm Bợi, Nà Nang, Đô Lái, Kim Bắc III, xã Tú Sơn

Kim Bắc III, xã Tú Sơn

127

Phụ lục 06 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU TẠI HUYỆN KIM BÔI

(Nghiên cứu: “Vai trò công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010)”)

Phỏng vấn sâu ban lãnh đạo (phó chủ tịch huyện Kim Bôi)

Mục đích: Tìm hiểu quan điểm xóa đói giảm nghèo của huyện Kim Bôi.

Thông tin:

Người được phỏng vấn : ông Trần Văn Kh

Chức vụ : Phó bí thư huyện Kim Bôi

Giới tính : Nam

Địa điểm phỏng vấn : Tại UBND huyện Kim Bôi Phỏng vấn viên : Đinh Thị Nguyệt

Nôi dung cuộc phỏng vấn:

Hỏi (H): Quan điểm xóa đói giảm nghèo của huyện Kim Bôi?

Đáp (Đ): Trước tiên, Phải khẳng định rằng, Chương trình 135 là một chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ phù hợp với yêu cầu thực tế của phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn và nguyện vọng chính đáng của đồng bào các dân tộc miền núi vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Tuy nhiên, công cuộc xóa đói giảm nghèo không chỉ ngày một, ngày hai có thể hoàn thành, xóa đói giảm nghèo không chỉ có đầu tư nguồn lực mà phải coi trọng yếu tố đào tạo và nâng cao trình độ con người, hỗ trợ kiến thức sản xuất; phấn đấu liên tục để ngày càng nâng cao dân trí, chất lượng cuộc sống, để người dân được tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật hiện đại trong khu vực và trên thế giới.

H: Hiện nay tình trạng tái nghèo đang diễn ra ở rất nhiều các xã 135 trên cả nước, các hộ ra khỏi chương trình nhưng luôn ở trong mức cận nghèo rất dễ tái nghèo trở lại. Tình trạng này ở huyện Kim Bôi như thế nào?

128

Đ: Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, việc xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ mới cần theo hướng mở rộng đối tượng là hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo, nhằm hạn chế tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững, các mức chính sách được thiết kế theo nguyên tắc: hộ nghèo được ưu tiên nhất, sau đó mới đến hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo. Bên cạnh đó cần khuyến khích tăng cường tính tự chủ, vươn lên của người nghèo. Giai đoạn tới, chính sách giảm nghèo cần gắn với điều kiện, hạn chế việc hỗ trợ, cho không, đồng thời quy định thời hạn tối đa hộ nghèo được hỗ trợ chính sách, nhằm khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Với những giải pháp đồng bộ như vậy, sẽ đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 2011 – 2015.

H: Chương trình 135 giai đoạn III tiếp tục triển khai huyện Kim Bôi có kế hoạch, định hướng gì khác so với giai đoạn I và giai đoạn II không?

Đ: Nhằm tạo các bước đột phá trong công tác giảm nghèo, ông Trần Văn Khôi cho rằng: Những chính sách giảm nghèo hiện nay cần phải được điều chỉnh phù hợp, phải xác định đầu tư hỗ trợ cơ sở vật chất để hộ nghèo có điều kiện thoát nghèo; tăng nguồn lực từ vay tín dụng thay cho hỗ trợ trực tiếp; có chính sách mới cho đối tượng là các hộ cận nghèo.

Nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo sẽ được huy động tối đa, không chỉ bằng Ngân sách Nhà nước mà còn huy động được sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của các tập đoàn kinh tế, các công ty, doanh nghiệp, các ngân hàng…và đặc biệt là từ chính bản thân người nghèo. Phối hợp nhiều phương thức hỗ trợ người nghèo như hỗ trợ người nghèo trong vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về cung cấp và tạo điều kiện duy trì với các loại dịch vụ, hỗ trợ giao đất, giao rừng; về đào tạo nguồn nhân lực…Đồng thời khắc phục những hạn chế như: Các chương trình giảm nghèo triển khai chưa toàn diện, nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo được ban hành nhưng còn mang tình ngắn hạn,

129

chồng chéo, nguồn lực cho giảm nghèo chưa đáp ứng yêu cầu, lại bị phân tán, dàn trải, thiếu giải pháp cụ thể gắn kết việc thực hiện chính sách giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội, việc phối hợp chỉ đạo thực hiện giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả…

Cũng theo ông Kh, kinh nghiệm để thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững và giúp họ vươn lên tự làm giàu trong điều kiện hiện nay là Đảng ủy, chính quyền cùng toàn thể các tổ chức, đoàn thể, từng đảng viên trong xã phải cùng vào cuộc; tìm nguyên nhân dẫn đến nghèo của từng hộ, trên cơ sở đó có kế hoạch cụ thể giúp đỡ, hỗ trợ họ; tuyên truyền, giáo dục đến toàn dân ý nghĩa của việc giảm nghèo bền vững; đưa những mô hình, cách làm hay về sản xuất nông nghiệp đến người dân. Đây cũng là cách làm hay để giúp những hộ nghèo và nhân dân trong xã nhận thấy được hiệu quả, qua đó tránh sự ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước...

H: Giải pháp trong công tác xóa đói giảm nghèo mà huyện đã đề ra trong thời gian tới là như thế nào?

Đ: Để thực hiện thành công công tác xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số một cách hiệu quả và bền vững thì các cấp chính quyền cơ sở và các cơ quan có trách nhiệm thực thi nhiệm vụ cần phải tiến hành đồng bộ và hiệu quả các giải pháp sau: Đối với những đối tượng hộ nghèo có đất, nhưng vì nghèo mà phải cầm cố đất thì nên dùng hình thức tín chấp tạo điều kiện cho họ tiếp cận và vay vốn ưu đãi với lãi xuất thấp; từ đó để họ có điều kiện để tổ chức lại sản xuất dần ổn định cuộc sống. Đối với những hộ nghèo không có đất sản xuất thì cần có chủ trương giúp họ có việc làm để có nguồn thu nhập bằng cách hỗ trợ đào tạo nghề phù hợp gắn với giải quyết việc làm cho họ ở những HTX, các doanh nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất có uy tín phù hợp với ngành nghề mà họ đã được đào tạo. Đối với những hộ có đất, có tư liệu sản xuất, có lao động, chăm chỉ làm ăn nhưng đông người ăn theo hoặc thường xuyên

130

bị ốm đau bệnh tật…thì cũng nên dùng hình thức tín chấp để hỗ trợ họ về vốn để sản xuất hoặc đầu tư các loại cây trồng và vật nuôi phù hợp. Đối với những hộ có đất, có lao động, nhưng chây lười, ham mê cờ bạc, riệu chè..thì cần kiên trì vận động, giáo dục, nếu tái phạm nhiều lần cần phải có biện pháp mạnh như đưa đi lao động cải tạo…

Các cơ quan chức năng liên quan đến công tác xoá đói giảm nghèo cần tiếp tục xây dựng các chương trình, dự án phù hợp với từng vùng cụ thể để tranh thủ tối đa và hiệu quả các nguồn kinh phí của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho công tác giảm nghèo. Bên cạnh việc đầu tư các loại cây trồng và con giống phù hợp cần tiến hành tập huấn kỹ thuật cho người dân theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”. Có biện pháp theo dõi thường xuyên, động viên, khuyến khích đối với người nông dân trong quá trình lao động sản xuất. Tạo điều kiện cho họ được tham gia tham quan các mô hình sản xuất làm ăn hiệu quả, có khả năng nhân rộng, phù hợp với điều kiện và khả năng của đa số người dân. Bên cạnh các giải pháp trên cũng cần quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng, kịp thời biểu dương những tập thể và cá nhân, các hộ gia đình vươn lên làm giàu chính đáng. Biểu dương kịp thời và có hình thức khen thưởng thích đáng đối với những cán bộ sâu sát và có trách nhiệm đối với người dân trong công tác xoá đói giảm nghèo. Đưa tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng những gương lao động vượt khó làm giầu, những mô hình xoá đói giảm nghèo điển hình nhằm biểu dương và để các hộ khác có điều kiện tham quan, học tập.

Khi chúng ta thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chủ trương và chính sách trên thì công tác xoá đói giảm nghèo cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện Kim Bôi sẽ đạt được kết quả bền vững theo chủ trương và định hướng mà Đảng, Nhà nước cũng như chính sách giảm nghèo mà tỉnh ta đã đề ra.

131 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ lục 07 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU TẠI HUYỆN KIM BÔI

(Nghiên cứu: “Vai trò công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010”)

Phỏng vấn sâu ban lãnh đạo (Trƣởng phòng LĐTB&XH huyện Kim Bôi)

Mục đích: Tầm quan trọng của Công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo nói chung và đối với huyện Kim Bôi nói riêng.

Thông tin:

Người được phỏng vấn : ông Nguyễn Đức L

Chức vụ : Trưởng phòng LĐ TB&XH huyện

Giới tính : Nam

Địa điểm phỏng vấn : Tại UBND huyện Kim Bôi Phỏng vấn viên : Đinh Thị Nguyệt

Nội dung phỏng vấn:

H: Tại địa phương mình đã có nhân viên công tác xã hội làm việc trực tiếp về mảng nghèo đói chưa thưa ông?

Đ: Công tác xã hội đang là một ngành mới, số lượng nhân viên công tác xã hội quá ít so với yêu cầu, một số địa phương có Nhân viên công tác xã hội chuyên trách về việc này đấy nhưng huyện Kim Bôi thì chưa có, hiện tại phòng lao động chủ yếu là các cán bộ nhân viên các ngành xã hội học, văn hóa.

H: Công tác xã hội là một ngành mới, ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của ngành này trong công tác xóa đói giảm nghèo thưa ông?

Đ: Tôi đã được đi dự hội thảo, các lớp tập huấn về Công tác xã hội cho các vấn đề về An sinh xã hội, tôi thấy đây là ngành rất thiết thực trong việc xóa đói giảm nghèo, họ làm việc thực tế, trực tiếp với các kế hoạch cụ thể. Chương trình thực hiện đi từ nguyện vọng của người dân. Có tìm hiểu, đánh giá, giám sát vấn đề nên kết quả chắc chắn sẽ khả thi hơn rất

132

nhiều so với việc chỉ đạo 1 chiều từ trên xuống như hiện nay. Chúng tôi đang rất cần những cán bộ công tác xã hội để làm các công việc chuyên trách như thế này.

H: Ông có kế hoạch tuyển dụng nhân viên công tác xã hội vào các cấp huyện và xã trong những năm tới không?

Đ: Bắt đầu từ năm nay huyện đã chỉ xin chỉ tiêu biên chế phòng lao động và các ban làm mảng chính sách tại các xã yêu cầu tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội từ cao đẳng trở lên. Tuy nhiên số lượng chúng tôi đưa ra chưa nhiều, do các cán bộ cũ đang làm việc và rất nhiều kinh nghiệm về mảng nghèo đói, nên không thể ngày 1 ngày 2 thay thế các nhân viên này. Thay vào đó tôi có kế hoạch cho đi học thêm, bồi dưỡng về các hội nghị tập huấn phát triển kinh tế nông thôn và hoạt động ngành công tác xã hội.

H: CTXH đang là ngành mới nên có rất nhiều người vẫn mơ hồ và không hiểu rõ hết tầm quan trọng của CTXH, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Đ: Ý thức coi CTXH là một nghề của các cấp, ngành và cộng đồng vẫn còn hạn chế, nhiều cán bộ cơ sở chưa hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, trợ giúp người yếu thế trong xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội tại địa phương. Để nâng cao nhận thức của cộng đồng về nghề CTXH, các cơ quan chức năng cần tăng cường hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức; cán bộ, nhân viên CTXH cung cấp các dịch vụ nên lồng ghép công tác tuyên truyền, tư vấn, kết nối, can thiệp và hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng ngay tại cộng đồng; ngành Lao đông Thương binh & xã hội cần tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chức năng, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghề CTXH cho cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành, đoàn thể, cộng tác viên…

133

H: Theo ông thì người nhân viên xã hội đang phải đối mặt với những khó khăn nào trong công việc của họ?

Ngành CTXH là ngành mới nên chắc chắn là khó khăn gặp phải không ít. Những người làm cũ thay công việc như những nhân viên CTXH hiện tại vẫn đang làm thì thiếu kiến thức chuyên ngành, thiếu kỹ năng, thiếu trình độ, năng lực, phẩm chất để có thể làm việc chuyên nghiệp. Còn những sinh viên mới ra trường đáp ứng đươc mặt kiến thức, kỹ năng thì thiếu kinh nghiệm làm việc, mà kinh nghiệm là khá quan trọng nhất là làm việc với nhóm người trình độ dân trí thấp, nhóm dân tộc thiểu số.

H: Theo ông để các nhân viên xã hội làm tốt công việc của họ cần có sự hỗ trợ gì và như thế nào?

Họ cần được tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ thôn bản làm về công tác xóa đói giảm nghèo. Hiện nay kinh phí thấp nên việc mở các lớp bồi dưỡng ở huyện Kim Bôi còn hạn chế. Kinh phí hỗ trợ khi các cán bộ đi tập huấn cũng ít nên chưa khuyến khích được tính nhiệt tình thực hiện.

H: Theo ông, ở Việt Nam người nhân viên xã hội cần được huấn luyện và đào tạo thêm những kiến thức và kỹ năng gì?

Thiếu kiến thức thực tế đang rất phổ biến hiện nay, ngoài kiến thức học tập trên ghế nhà trường tôi thiết nghĩ nhân viên CTXH trong tương lại cần có thực tế nhiều ơn nữa ngay cả khi còn học tập trong trường. Cần học hỏi thêm kinh nghiệm của các nước trên thế giới hoạt động thành công về CTXH, mô hình thực hành họ đang áp dụng với các đối tượng. Nghèo đói Việt Nam hiện nay còn rất nhiều nên cũng cần đội ngũ nhân viên CTXH thực sự giỏi cả lý thuyết và thực hành để có phương pháp trợ giúp, truyền thông có hiệu quả chương trình, chính sách của nhà nước tới người dân.

134

H: Để đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo huyện Kim Bôi được tốt nhất huyện cần các nhân viên CTXH không? Nếu có thì cần bao nhiêu?

Theo để án 32 của Chính phủ về đào tạo nghề CTXH huyện Kim Bôi cũng đang thực hiện tuyển dung những nhân viên CTXH đúng chuyên ngành vào làm việc tại các địa phương. Hiện Phòng LĐ TB& XH huyện có một nhân viên. Có 3/28 xã có nhân viên CTXH làm việc tại Ban LĐ TB&XH, tháng 4/2013 đã cho đào tạo cán bộ nguồn về CTXH 04 người. Sau khi đào tạo 2 năm 4 cán bộ này sẽ được phân về các xã làm việc. Huyện vẫn tiếp tục chủ trương tuyển cán bộ CTXH đặc biệt tình nguyện về các xã nghèo, vùng cao, nơi còn thiếu thốn của huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

135

Phụ lục 08 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU TẠI HUYỆN KIM BÔI

(Nghiên cứu: “Vai trò công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010”)

Phỏng vấn sâu ban lãnh đạo (Trƣởng BCĐ CT 135 huyện Kim Bôi)

Mục đích: Huyện Kim Bôi đánh giá về Chương trình 135 của Chính phủ.

Thông tin:

Người được phỏng vấn : ông Quách Tân T

Chức vụ : Trưởng phòng dân tộc huyện Kim Bôi

Giới tính : Nam

Địa điểm phỏng vấn : Phòng Dân tộc và tôn giáo huyện Phỏng vấn viên : Đinh Thị Nguyệt

Nội dung phỏng vấn:

H: Ông đánh giá thế nào về hiệu quả CT 135 trong việc xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi những năm gần đây?

Đ: Trong ba năm gần đây (từ năm 2008 – 2010) huyện Kim Bôi đã mở 13 lớp cho 634 lượt cán bộ cấp huyện, xã và thôn tập huấn về NTM; mở được 17 lớp đào tạo cho hơn 400 lao động nông thôn, trong đó đã có hơn 70% số lao động học nghề có việc làm. Các nguồn lực được huy động để xây dựng NTM là 458,471 tỷ đồng, trong đó ngân sách của tỉnh là

Một phần của tài liệu Vai trò Công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010 (Trang 126 - 154)