Thực trạng thực hiện chƣơng trình 135 1 Kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu Vai trò Công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010 (Trang 53 - 59)

2.2.1 Kết quả thực hiện

Tại huyện Kim Bôi CT 135 triển khai thực hiện chính trên 5 lĩnh vực sau:

Thứ nhất, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng

Tổng số công trình được xây dựng là 133 công trình:

Tổng số vốn kế hoạch giao là 92.952.970.000đ, vốn dự tóan được phê duyệt 92.239.224.000đ, Vốn giá trị thanh tóan 84.329.247.800đ, đạt 90,72% so với kế hoạch giao.

Trong đó:

Đầu tư xây dựng trường lớp học: Tổng số 34 công trình, vốn giao 16.829.000.000 đồng, vốn thực hiện 15.747.537.000 đồng.

Đầu tư xây dựng đường giao thông: Tổng số 11 công trình, vốn giao 10.966.905.000 đồng, vốn thực hiện 6.494.047.000 đồng.

54

Đầu tư ngầm, cầu, cống: Tổng số 9 công trình, vốn giao 7.433.293.000 đồng, vốn thực hiện 6.494.047.000 đồng.

Đầu tư cho công trình thủy lợi: Tổng số 51 công trình, vốn giao 37.589.519.000 đồng, vốn thực hiện 34.705.219.000 đồng.

Đầu tư xây dựng đường điện: Tổng số 11 công trình, vốn giao 11.243.253.000 đồng, vốn thực hiện 9.781.214.000 đồng.

Đầu tư xây dựng Trạm y tế xã: Tổng số 3 công trình, vốn giao 2.084.000.000 đồng, vốn thực hiện 1.829.300.000 đồng.

Đầu tư xây dựng chợ: Tổng số 1 công trình, vốn giao 200.000.000 đồng, vốn thực hiện 188.528.000 đồng.

Đầu tư xây dựng nước sinh hoạt: Tổng số 1 công trình, vốn giao 800.000.000 đồng, vốn thực hiện 780.061.000 đồng.

Đầu tư xây dựng nhà Hiệu bộ, Nhà ở giáo viên: Tổng số 3 công trình, vốn giao 1.834.000.000 đồng, vốn thực hiện 1.816.155.000 đồng.

Đầu tư xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng: Tổng số 11 công trình, vốn giao 3.834.000.000 đồng, vốn thực hiện 2.592.300.000 đồng.

(Chi tiết theo phụ biểu 01 đính kèm )

Công trình đã hòan thành đưa vào sử dụng là: 116 công trình.

Công trình đang đầu tư dự kiến bàn giao đưa vào sử dụng quý IV năm 2010 là 17 công trình.

Năng lực tăng thêm sau khi đầu tư: 45 km đường giao thông, diện tích tưới 945 ha, 132 phòng học, số hộ sử dụng điện 5.870 hộ, số hộ sử dụng nước sinh hoạt 300 hộ.

Các công trình đầu tư xây dựng sau khi bàn giao đưa vào quản lý, vận hành khai thác đều phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, phục vụ đi lại, học tập cho nhân dân và con em các

55

dân tộc, phục vụ tốt sản xuất nông lâm nghiệp và phần nào đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân.

Thứ hai, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất:

Tổng số vốn kế hoạch giao 21.132.000.000 đồng, vốn thực hiện đến ngày 08/11/2010 là 20.986.050.000 đồng, đạt 99,3% so với kế hoạch giao.

Tổng số hộ, nhóm hộ hưởng lợi: 15.819 lượt hộ. Trong đó:

Tập huấn Khuyến nông – Khuyến lâm, hỗ trợ giống lúa, ngô, phân bón, gia súc, gia cầm, hỗ trợ khai hoang ruộng nước, ruộng mầu, xây dựng tủ sách Khuyến nông – Khuyến lâm cho 134 lượt xã với số hộ : 8.136 hộ, vốn thực hiện 3.358.000.000 đồng.

Mô hình, dự án thực hiện như mô hình lợn Móng cái, lợn rừng, lợn địa phương, trâu, bò, cá, mô hình thâm canh giống lúa, ngô, đậu tương, rau, v.v... là 134 mô hình cho 143 lượt xã với số hộ tham gia: 4.138 hộ, vốn thực hiện 7.013.779.000 đồng. Thông qua việc thực hiện mô hình đã cung cấp cho các hộ nghèo, cận nghèo 50 con bò đực giống Lai Sin, trên 500 con lợn nái Móng cái sinh sản, 25 con lợn rừng đực, cái giống, cá giống, giống cây nông, lâm nghiệp các loại.

Máy móc, thiết bị và công cụ phục vụ sản xuất như máy cày bừa D8, D12 đồng bộ, máy tuốt lúa, tẽ ngô, bươm nước, thủy luân, phun thuóc trừ sâu, gặt lúa, phát điện, v.v.... Tổng số máy được cấp là 709 bộ cho 709 nhóm hộ với 3.545 hộ, vốn thực hiện 10.610.217.000 đồng.

(Chi tiết theo phụ biểu 02 đính kèm ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự án hộ trợ phát triển sản xuất CT 135 giai đoạn II từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Đã xây dựng các mô hình sản xuất nông – lâm ngư nghiệp, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi,

56

vật tư, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất phát huy được hiệu quản góp phần nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho hộ đồng bào dân tộc vùng sâu, xa.

Các mô hình, dự án đều phù hợp với nhu cầu, mong muốn của các hộ dân. Giúp hộ nông dân đang gặp khó khăn về vốn, được hỗ trợ cây, con giống, vật tư cần thiết tạo điều kiện cho hộ thực hiện được sản xuất.

Giúp cho hộ nông dân được lựa chọn tham gia mô hình có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc sản xuất để duy trì, mở rộng sản xuất khi dự án kết thúc.

Việc hỗ trợ máy móc nông nghiệp cho nhóm hộ nghèo đã chuyển giao kiến thực tiến bộ kỹ thuật cho hộ dân, từng bước ứng dụng cơ khí hóa nông nghiệp đem lại năng suất lao động cao trong việc làm đất, chế biến sản phẩm thu hoạch, HĐH nông nghiệp, nông thông làm tăng năng suất, tăng chất lượng lượng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp.

Có thể nói tổng quát kết quả thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất như sau: Chương trình 135 giai đoạn II đã kết hợp với đầu tư lồng ghép tổng hợp nhiều CT, dự án, kể cả vốn nhân dân đóng góp nên đã tác động trực tiếp đến sự phát triển KT – XH của huyện. Đặc biệt sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Tiếp thu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng giống mới vào sản xuất, bình quân lương thực đầu người (năm 2006 đạt 468kg/người/năm đến năm 2009 đạt 508kg/người/năm tăng 40kg).

Các công trình thủy lợi được xây dựng giúp cho việc tưới tiêu được chủ động hơn đã giúp cho diện tích gieo trồng được tăng lên, năng suất sản lượng cây trồng cao hơn trước.

Từ việc thực hiện CT, dự án làm cho đời sống của bà con nhân dân trong vùng và ngoài vùng dự án, đều có sự chuyển biến rõ rệt cả về vật chất và tinh thần, tỷ lệ hộ nghèo được giảm, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an tòan xã hội tại địa phương.

57

Tuy nhiên còn có một số mô hình sản xuất do việc lựa chọn chưa phù hợp với điều kiện địa phương, việc mua máy móc thiết bị của một số mát công cụ chưa thực sự hiệu quả trong việc chế biến nông sản, thu hoạch, do vậy đôi khi gây ra lãng phí.

Thứ ba, dự án hỗ trợ hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trường:

Số hộ được hỗ trợ làm nhà vệ sinh từ năm 2008 – 2010 là 4.401 hộ, tổng kinh phí được giao là 5.963.000.000 đồng, kinh phí thực hiện là 4.401.000.000 đồng, đạt tỷ lệ 73,80% so với kế hoạch giao. Huyện giao cho các xã làm chủ đầu tư.

Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà vệ sinh, duy chuyển chuồng trại giúp hộ dân xây dựng công trình hợp vệ sinh, ngăn ngừa được dịch bệnh cho người và gia súc, gia cầm.

(Chi tiết theo phụ biểu 03 đính kèm )

Thứ tư, dự án hỗ trợ học sinh con hộ nghèo đi học:

Tổng kế hoạch vốn được giao trong các năm học từ 2007 – 2008, đến năm học 2009 – 2010 là 8.804.650.000 đồng.

Tổng số học sinh được hỗ trợ là 12.260 em, tổng kinh phí thực hiện từ năm học 2007 – 2008, đến năm học 2009 – 2010 là 7.662.480.000 đồng, đạt tỷ lệ 87,02% so với kế hoạch giao.

Vốn năm học 2007 – 2008 và từ tháng 9 đến tháng 12 năm học 2008 – 2009 UBND huyện giao cho xã làm chủ đầu tư.

Vốn từ tháng 01 đến tháng 05 năm học 2008 – 2009 và vốn năm học 2009 – 2010 UBND huyện giao cho PNN & PTNT (Cơ quan Thường trực Chương trình 135 huyện làm chủ đầu tư).

Thông qua chính sách hỗ trợ giúp cho con em hộ nghèo có điều kiện mua giấy vở, đồ dùng học tập, quần áo để đi học, do vậy số học sinh bỏ học giảm đáng kể, chất lượng dạy và học được nâng lên.

58

(Chi tiết theo phụ biểu 04 đính kèm )

Thứ năm, dự án đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng:

Tổng số lớp đào tạo, bồi dưỡng là 522 lớp, cho 8.627 lượt người tham gia. Đối tượng là các cán bộ xã, thôn, bản, người có uy tín trong cộng đồng, hộ nông dân.

Nguồn vốn kế hoạch giao và thực hiện là: 6.733.478.000 đồng, kết quả giải ngân từng năm cũng như cả giai đoạn 2006 – 2010 đạt 100% kế hoạch giao.

Nội dung đào tạo, tập huấn:

Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi; kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức để vận dụng vào phát triển kinh tế hộ gia đình.

Cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện CT 135 giai đoạn II: Phổ biến các kiến thức về quản lý dự án đầu tư, giám sát đánh giá, báo cáo tổng hợp; thanh quyết tóan vốn của các dự án chính sách thuộc Chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn xã.

Đây là dự án đuợc thực hiện phối hợp giữa Chi cục định canh định cư với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện có sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương. Nội dung đào tạo tập huấn phù hợp và đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu của cán bộ xã, bản, cộng đồng. Thông qua các lớp tập huấn, đào tạo đã nâng cao được trình độ, năng lực cho cán bộ xã, bản về chuyên môn, nghiệp vụ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các Chương trình, dự án và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nuớc đạt hiệu quả góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức cho cán bộ, cũng như người dân vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh, góp phần củng cố và hòan thiện hệ thống cán bộ cơ sở, nhằm giữ vững an ninh quốc phòng, giảm các tệ nạn xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

59

hội và củng cố lòng tin của nhân dân các dân tộc vào đường lối của Đảng và Nhà nước.

Thông qua lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo lớp học còn tổ chức cho các học viên đi thăm quan học tập kinh nghiệm các mô hình phát triển kinh tế sản xuất, kinh tế hộ gia đình, các cách thức chỉ đạo, tổ chức thực hiện CT 135 trong và ngoài tỉnh. Từ đó làm cơ sở cho các học viên nâng cao tổ chức, quản lý, rút kinh nghiệm áp dụng vào địa phương.

Một phần của tài liệu Vai trò Công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010 (Trang 53 - 59)