- Gửi thư hỏi đáp Đề xuất ý kiến
3.2 Nhân tố trở ngại trong thực hiện vai trò Công tác xã hộ
Với vai trò là người tuyên truyền, tư vấn, vận động sự tham gia của nguời dân, BCĐ CT gặp phải không ít trở lại như tính rụt rè, sợ sai, sợ những ý kiến của mình khi nói ra không hay không ra gì nên không được mọi người ủng hộ. Qua khảo sát nhiều xã khác nhau trong CT 135 tại huyện Kim Bôi cho thấy, người dân đã bị động từ trước đây trong tất cả các buổi họp họ chỉ là nguời lắng nghe sự chỉ đạo từ trên xuống. Nhiều khi việc đưa ra ý kiến còn gây hại và bất lợi hơn cho chính bản thân họ nên đã hạn chế rất nhiều trong việc vận động sự tham gia của nguời dân và đưa ra ý kiến cũng như tham gia và thực hiện các khâu của dự án 135. Một nông dân làm thợ hồ xóm Mõ chia sẻ suy nghĩ của mình khi được hỏi về sự tham vào dự án CT 135: “Người dân tham gia vào chương trình 135, chỉ tham gia xây dựng công trình cơ sở hạ tầng, nói là dân làm nhưng chỉ là làm thuê, nhà thầu bảo gì thì làm đó, bảo xây như thế nào thì xây như thế. Dù biết dùng sai vật liệu, xây không hợp lý cũng không thể ý kiến. nếu ý kiến sẽ không được thuê nữa”. (chú Đào Văn X, 52 tuổi, xóm Mõ, xã Kim Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình).
Sự tham gia của cộng đồng cũng mới chỉ dừng lại ở việc đóng góp ngày công, tham gia lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình.
Việc tham gia trong lập kế hoạch còn rất hạn chế, nhiều nơi chỉ là hình thức. Việc tham gia trong giám sát, kiểm tra gặp nhiều khó khăn do thiếu năng lực, trình độ. Việc tham gia thông qua các tổ chức đoàn thể cũng còn hạn chế.
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, ở nhiều xã của CT 135 sự tham gia của người dân còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức và chỉ giới hạn trong việc thực hiện một số hoạt động đã lập ra từ trước hoặc trả lời câu hỏi điều tra, hoặc người dân chỉ biết mà không được tham gia, không được hiểu rõ về các vấn đề liên quan đến CT 135.
102
Thiếu hụt các thông tin về các chương trình, dự án đối với cấp cơ sở đã ảnh hưởng không ít đến hình thức và mức độ tham gia của người dân địa phương và cộng đồng. Đồng thời, thông tin không đầy đủ cũng hạn chế và gây trở ngại cho công tác giám sát, đánh giá. Với sự phối hợp lỏng lẻo, cơ chế chia sẻ hạn chế thì việc người dân thiếu hụt các thông tin về dự án là điều dễ hiểu. Chẳng hạn như công tác đấu thầu và thực hiện thầu còn mang tính hình thức, việc tổ chức đấu thầu hạn chế, thực chất là chỉ định thầu và cộng đồng hầu như đứng ngoài cuộc. Chính vì vậy, nhiều hạng mục người dân hoàn toàn có thể đảm đương được thì lại được giao cho các nhà thầu thực hiện và trong quá trình thực hiện họ lại khoán lại cho người dân làm.
Một bộ phận người nghèo không chịu khó làm ăn, còn trông chờ, ỷ lại vào chế độ chính sách, xem việc vay vốn như chính sách cho không của Nhà nước, sử dụng vốn kém hiệu quả, có hiện tượng đã thoát nghèo nhưng chưa muốn trả nợ và mong muốn được vào diện nghèo để được tiếp tục nhận hỗ trợ của nhà nước.
Trong quá trình quản lý và sử dụng vốn vay chưa được các cơ sở chấp hành nghiêm ngặt, chặt chẽ các qui định. Các trường hợp nợ quá hạn đều có lý do riêng nhưng có nguyên nhân chính là hợp đồng khi vay không rõ ràng, cụ thể đến khi nợ quá hạn thì khó quy trách nhiệm.
Do chưa có cơ chế kết hợp chặt chẽ giữa công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ... với hoạt động vay vốn để giúp đỡ người nghèo, nên đã hạn chế hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro, vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên, trong khi đó năng lực, trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật còn thấp...
103
Mặt khác, một bộ phận người nghèo là hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa biết sử dụng vốn nhưng chưa được các cơ quan, chính quyền, đoàn thể quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn cách làm ăn nên họ chưa mạnh dạn vay vốn ...
Trình độ chuyên môn của các các bộ, hội, đoàn thể chưa được chú trọng đào tạo chuyên sâu nên còn nhiều yếu kém trong khi thực hiện. Những vai trò này thực ra là của những nhân viên CTXH chuyên nghiệp được đào tạo bài bản, có kiến thức trình độ chuyên môn mang tính đặc thù của ngành. Làm việc với những thân chủ, những người yếu kém về năng lực để thúc đẩy họ vươn lên.
Các hội, tổ chức, đoàn thể đang làm hộ, làm thay vai trò của nhân viên CTXH thiếu rất nhiều kỹ năng giải quyết và xử lý vấn đề. Nhất là khi làm việc với con người nên chưa đạt được hiểu quả như mong muốn.
Các giải pháp để thực hiện tốt hơn trong các vai trò:
Chính quyền các cấp cần quán triệt và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Đây chính là cơ sở pháp lý để người dân có cơ hội tham gia nhiều hơn trong việc hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá, đóng góp trong duy tu, bảo trì các kết quả của dự án.
Đẩy mạnh việc phân cấp cho cơ sở trong việc xác định các yêu cầu thiết thực phù hợp với hoàn cảnh của cơ sở, của người dân, trong phân bổ nguồn lực, trong tổ chức thực hiện, trong kiểm tra giám sát, trong quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng.
Tăng cường năng lực cho chính quyền và các cơ quan chuyên môn ở cơ sở về năng lực chuyên môn, về các phương pháp có sự tham gia của cộng đồng, về quản lý phát triển toàn diện, về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc. Tuy nhiên, quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần chú trọng phương pháp và có quy hoạch cán bộ để đảm bảo hiệu quả của các chương trình đào tạo.
104
Tăng cường năng lực cho các tổ chức quần chúng, tạo điều kiện hơn nữa cho họ tham gia trong phân bổ nguồn lực, trong tổ chức thực hiện, trong giám sát đánh giá, trong duy tu bảo dưỡng các công trình. Chính các đoàn thể là địa chỉ tổ chức thu hút, động viên người dân tham gia hiệu quả nhất.
Tăng cường công tác lồng ghép về nguồn lực giữa các chương trình, dự án đầu tư cho cơ sở. Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá với các tiêu chí rõ ràng để tăng khả năng nắm bắt tình hình của các cơ quan cấp trên, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Đổi mới phương pháp tuyền truyền và chia sẻ thông tin trong các chương trình, dự án. Trong mỗi chương trình, dự án nhất thiết phải có hoạt động tuyên truyền về mục tiêu của chương trình đối với người dân. Để người dân và chính quyền sở tại biết được các hoạt động sẽ diễn ra trên địa bàn họ sinh sống, qua đó tăng cường sự tham gia cũng như việc giám sát của họ.
Giáo dục, vận động người dân có ý thức tự vươn lên, có trách nhiệm hơn với các hoạt động phát triển của cộng đồng, làm cho họ thấy rõ lợi ích họ sẽ được hưởng cũng như trách nhiệm của họ phải tham gia trong mỗi chương trình, dự án.
Nâng cao trình độ, mở các lớp bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ cở sở làm về công tác xóa đói giảm nghèo cả về số lượng và chất lượng. Khi được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng thì họ sẽ làm việc đạt hiểu quả cao hơn trong trợ giúp người dân thực hiện CT 135. Trong giai đoạn III của CT 135 huyện Kim Bôi cần tuyển dụng nhiều nhân sự đặc biệt là nhân viên CTXH được đào tạo
theo đề án 32 của Chính phủ có đủ cả phẩm chất, kỹ năng trình độ chuyên môn và làm việc bài bản, có kế hoạch theo kiến thức được đào tạo.
105