Đánh giá kết quả thực hiện chƣơng trình 135 1 Thuận lợ

Một phần của tài liệu Vai trò Công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010 (Trang 59 - 65)

2.2.2.1 Thuận lợi

Sau 5 năm triển khai thực hiện CT 135 tại huyện Kim Bôi, đến cuối năm 2008 tòan huyện đã có 06 xã thóat khỏi chương trình 135, đến cuối năm 2010 kết thúc giai đoạn II có thêm 03 xã ra khỏi chương trình đầu tư 135, đây là một thành tích đáng mừng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện trong giai đọan II thực hiện chương trình 135. Để đạt được những thành quả này không thể không kể đến những yếu tố tác động sau:

Nhờ có sự chỉ đạo sát sao cụ thể của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đòan thể, sự nỗ lực của nhân dân, trên cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, cơ chế điều hành, quản lý, giám sát phù hợp với thực tiễn. Chương trình đã đáp ứng cơ bản nguyện vọng và nhu cầu thiết yếu của nhân dân, phục vụ thiết thực sản xuất và đời sống của nhân dân, nhân dân được hưởng lợi trực tiếp, có việc làm, có thu nhập ngay tại địa phương cơ sở mình.

Được sự phối hợp trợ giúp của các hội, đoàn thể, tổ chức như: Phòng LĐ TB&XH đến các ban LĐ TB&XH mỗi xã, MTTQ, hội phụ nữ, hội nông dân… thực hiện tốt các vai trò trợ giúp như một nhân viên CTXH trong thực hiện CT 135.

Cơ chế quản lý chương trình đầy đủ, rõ ràng, khâu khảo sát thiết kế có sự tham gia của cơ sở, giúp cho việc xác định ưu tiêu đầu tư được đúng đắn.

60

Được nhân dân các xã 135 đồng lòng ủng hộ, cùng tham gia vào công tác thực hiện và giám sát chất lượng công trình, tham gia đóng góp bằng lao động công ích như đào đắp, san nền, vận chuyển nguyên vật liệu, hoặc đóng góp bằng tiền. Vừa góp phần đảm bảo chất lượng công trình, mặt khác đã gắn bó tình cảm và trách nhiệm vào công trình nên có ý thức giữ gìn và bảo vệ.

Địa bàn các xã 135 của huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng. Có thể nói CT 135 đã tác động tích cực, tòan diện tới hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đời sống sinh hoạt của nhân dân trong và ngòai vùng dự án.

2.2.2.2 Khó khăn

Bên cạnh các thành quả đã đạt được, việc triển khai thực hiện CT 135 ở một số xã chưa được thực hiện đồng bộ với các dự án khác. Tình trạng các hộ cư trú phân tán trên diện rộng ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa của huyện còn khá phổ biến. Hiện tượng di dân tự do còn diễn ra phức tạp. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, giống cây trồng, vật nuôi, thiếu điều kiện cơ bản để phát triển đời sống và sản xuất, diện hộ đói nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn còn rất cao, tình trạng tái nghèo vẫn luôn đe dọa. Một số nơi vẫn còn hiện tượng tái trồng cây thuốc phiện, công tác xóa đói, giảm nghèo ở nhiều xã chưa thật sự bền vững. Tại các địa phương, việc khai thác hiệu quả công trình còn ở mức thấp, công tác bảo dưỡng, sửa chữa chưa được quan tâm đúng mức, chưa kịp thời sửa chữa những công trình xuống cấp, hư hỏng.

Thứ nhất, về dự án xây dựng cơ sở hạ tầng

Người dân chưa được hoặc rất ít được tham gia vào các chu trình của dự án CT 135 trên địa bàn, không được đưa ra ý kiến và các dự án chưa thật sự dựa trên nhu cầu của người dân. Họ chỉ là người làm thuê cho các chủ thầu chính vì vậy khi công trình hòan thành người dân ngẫu nhiên nghĩ đấy không

61

phải là công trình của họ, họ không quan tâm đến bảo vệ các công trình này. Việc phổ biến kỹ thuật xây dựng cho người dân chưa được chú trọng, thiếu chi tiết.

Lực lượng cán bộ hiểu biết về dự án còn mỏng, ban quản lý dự án thôn, xã chưa thực sự vào cuộc.

Việc xây dựng quy chế vận hành và bảo dưỡng các hạng mục còn chậm và chưa hòan chỉnh.

Thứ hai, về dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Nguồn vốn hỗ trợ cho vay vốn để sản xuất còn thấp, quy mô món vay nhỏ, thời gian đáo hạn ngắn và thiếu các dịch vụ hỗ trợ nên kết quả phát triển sản xuất chưa đạt kết quả như mong đợi.

Cùng với đó là vai trò của KNVTB chưa được phát huy, thiếu vắng rất nhiều trên địa bàn huyện. Trung bình mỗi xã có 2 KNVTB kiêm nghiệm cả xã và các thôn. Chưa kể có xã còn không có cán bộ chuyên trách về vấn đề này, do vậy người dân ở các thôn rất khó tiếp cận với cán bộ khuyến nông – khuyến lâm khi cần sự trợ giúp trong chăn nuôi, trồng trọt.

Chưa có nhiều đợt tập huấn về mô hình chăn nuôi, trồng trọt do thiếu nguồn cán bộ khuyến nông, cán bộ khuyến nông chủ yếu là kiêm nhiệm thêm từ các công việc chính khác như: hội nông dân xã, kiểm lâm xã....

Khó khăn lớn nhất trong phát triển sản xuất là do thiếu tiếp cận thị trường đầu ra cho sản phẩm. Làm ăn thì khó khăn nhưng khi được mùa thì người dân lại mất giá và ngược lại do thị trường không ổn định và bị các thương lái ép giá. Cứ gặt hái xong là bán thóc, nhiều hộ như vậy thành ra giá rẻ, để đến vài tháng hoặc cuối vụ mới bán sẽ được giá nhưng người dân lại không có tiền, không có vốn để mua phân đạm.... đầu tư tiếp cho hoạt động sản xuất.

62

Ở các vùng nông thôn dịch bệnh, ốm đau thường lặp đi lặp lại do thiếu khâu vệ sinh sạch sẽ thôn bản, đường làng ngõ xóm không được chủ trọng vệ sinh. Nhà vệ sinh không hợp tiêu chuẩn, chuồng trại gia súc gia cầm xây dựng không theo quy hoạch đã gây dịch bệnh cho cả người và gia súc, gia cầm gây tổn thất về người và của.

Những tồn tại này là do thiếu sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, các hội đòan thể trong việc tư vấn, trợ giúp và hỗ trợ người dân trong việc cải thiện vệ sinh môi trường. Không có đội ngũ phân tích cho các hộ dân hiểu được tác động xấu của môi trường không sạch sẽ đến sức khỏe của con người cũng như gia súc gia cầm.

Các hộ gia đình ở nông thôn vẫn còn đại đa số nhà vệ sinh không khép kín lại làm sát liền với nhà ở, nhiều hộ gia đình còn làm gắn liền với chuồng gà, chuồng lợn hay ao cá. Thậm chí có hộ gia đình còn không làm nhà vệ sinh và vệ sinh nhờ hàng xóm hoặc coi gầm cầu các thôn là nhà vệ sinh của nhà mình. Điều này ngẫu nhiêu gây mất vệ sinh cho chính các hộ gia đình và xung quanh hàng xóm.

Chuồng trại cho trâu bò, lợn gà của các hộ gia đình ở nông thôn thường làm liền kề với nhà ở, trong khi lại không có hệ thống xử lý phân thải, gây mất vệ sinh môi trường, dịch bệnh lây lan. Các chuồng trại xây dựng không đúng tiêu chuẩn, mùa hè không thóang mát, mùa đông lạnh giá khiến trâu bò những năm rét quá chết hàng loạt. Đặc biệt ở nông thôn còn có hiện tượng trâu bò thả rong, phân bữa bãi trên đường gây mất vệ sinh, cảnh quan thôn xóm.

Thứ tư, về học sinh con hộ nghèo đi học

Việc miễn giảm học phí có tác động làm tăng tỷ lệ theo học của con em các hộ nghèo. Đa phần số hộ nghèo sẽ không cho con em nhập học nếu không

63

được miễn giảm học phí. Miễn giảm học phí là cách để vận động các hộ cho con em mình đến trường.

Ở các vùng dân tộc việc học hành của con em không được chú trọng, họ hầu như không quan tâm đến con cái học hành thế nào, mà chỉ cần cho chúng biết chữ, biết đọc biết viết là có thể ở nhà làm ruộng. Với tư tuởng “học cao khó lấy chồng”.... Họ quan niệm “Cơm chưa có ăn làm sao lo cho việc học cái chữ được”. Chính vì nhận thức như vậy đã để con em mình chịu mù chữ, buộc con phải cùng theo cha mẹ đi lao động, sản xuất khi các em còn trong tuổi đi học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghèo đói cùng với tập quán lạc hậu của địa phương cũng làm cho trẻ em gặp phải muôn vàn khó khăn. Nhiều địa phương với quan niệm sai lầm: “con gái không cần học nhiều” đã làm trẻ em gái không được đến trường. Nhiều dân tộc, nhiều trẻ em gái không được đi học, nếu có chỉ học hết tiểu học; nhiều em 15, 16 tuổi phải đi lấy chồng.

Trong khi đó lãnh đạo địa phương chưa thực sự quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương mình. Các địa phương này không chăm lo xây dựng trường lớp, không quan tâm đến đội ngũ giáo viên.

Một nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa khiến trẻ em nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng sa đó là kinh tế. Kinh tế là yếu tố có tính chất quyết định mọi vấn đề của cuộc sống trong đó có việc học tập của trẻ em. Gia đình nghèo các em không có điều kiện được đến trường, thu nhập gia đình đã cản trở việc học tập, không có tiền đóng góp các khỏan chi phí cho giáo dục để được đi học hoặc tiếp cận với các dịch vụ học tập có chất lượng không được được đáp ứng là nỗi khổ của trẻ em nghèo. Thu nhập thấp, kinh tế gia đình khó khăn buộc trẻ em phải tham gia lao động sớm với gia đình.

64

Do địa bàn tổ chức thực hiện CT 135 là những nơi nghèo nhất, khó khăn nhất của đất nước nên một điều dễ hiểu là trình độ cán bộ cũng rất thấp. Trong khi đó, cán bộ lại là gốc của công việc, vì vậy rất cần đầu tư để nâng cao năng lực cán bộ, nâng cao tầm quản lý lãnh đạo để giúp dân thóat nghèo. Tuy nhiên việc đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn do: Nguồn kinh phí của nhà nước cho vấn đề đào tạo cán bộ cơ sở chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Kinh phí cho đào tạo cán bộ cơ sở còn quá thấp. Chế độ trợ cấp, chế độ thanh toán tiền tàu xe, tài liệu, học phí cho những cán bộ địa phương, những người uy tín trong cộng đồng đi học, đi tập huấn còn hạn chế. Vì vậy chưa tạo điều kiện cho cán bộ, công chức xã có điều kiện tham gia học tập nâng cao trình độ.

Sau khi học tập và nâng cao trình độ chuyên môn những cán bộ cơ sở lại không được nâng ngạch, chế độ đãi ngộ về lương thưởng mọi thứ vẫn như cũ, không có những quy định về quản lý, sử dụng cán bộ công chức xã sau đào tạo hợp lý, điều này cũng là 1 cản trở trong việc đào tạo số lượng cán bộ cơ sở và cộng đồng.

Việc đổi mới các chương trình đào tạo, bồi dưỡng không trùng khớp với nhu cầu thực tế áp dụng tại địa phương. Một bộ phận cán bộ công chức còn có biểu hiện ngại khó, trì trệ không muốn đi học. Một số cán bộ đi đào tạo lại chưa gắn với quy hoạch, việc đào tạo, đào tạo lại đối với cán bộ không thích hợp với nhiệm vụ quản lý hiện tại và về lâu dài.

Sự yếu kém về trình độ ngoại ngữ đang là hạn chế rất lớn đối với cán bộ công chức nói chung và cán bộ, công chức DTTS nói riêng, yếu điểm này là rào cản không nhỏ trong việc tiếp cận với những khóa đào tạo chất lượng cao ở nước ngoài.

65

Một phần của tài liệu Vai trò Công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010 (Trang 59 - 65)