Vai trò giám sát

Một phần của tài liệu Vai trò Công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010 (Trang 84 - 94)

- Gửi thư hỏi đáp Đề xuất ý kiến

3.1.5Vai trò giám sát

Vai trò này đòi hỏi phải đi thực tế đến từng hộ gia đình, tìm hiểu tình hình kinh tế thực tiễn ở các hộ gia đình, giám sát hộ dân sử dụng nguồn vốn hợp lý. Công tác kiểm tra giám sát đến từng hộ gia đình xem người dân làm kinh tế ra sao, nếu gặp khó khăn phải giải quyết kịp thời. Trong quá trình thực hiện cần xác định đúng đối tượng nghèo, tìm hiểu nguyên nhân gây ra nghèo đói để từ đó đưa ra biện pháp quản lý, hỗ trợ đúng đắn. Vai trò giám sát thể hiện cụ thể qua việc rà sóat các hộ nghèo. Trên thực tế nhiều địa phương thực hiện chưa chặt chẽ, không đúng đối tượng, người thật sự nghèo thì không đuợc hỗ trợ mà thay vào đó là tham nhũng, nhận tiền hối lộ của các hộ được hưởng lợi từ chương trình.

Quy trình ra soát hộ nghèo phòng LĐ TB&XH huyện Kim Bôi phối hợp cùng BCĐ CT 135, hội phụ nữ các cấp, quỹ tín dụng các xã tiến hành quy trình rà soát hộ nghèo theo đúng quy định của pháp luật, quá trình này được tiến hành công khai, minh bạch tránh sự bất đồng từ nhân dân, lập danh sách để trình lên cấp trên xem xét và hỗ trợ cho người dân. Phòng LĐ TB&XH cùng BCĐ CT 135 huyện tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, BCĐ CT 135 tuyến cơ sở nắm được quy trình, các tiêu chí rà sóat hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thông qua lớp tập huấn, các thành viên BCĐ giảm nghèo các xã được hướng dẫn về tiêu chí điều tra, rà soát, phạm vi, đối tượng điều tra, nội dung, phương pháp điều tra rà soát, quy trình điều tra, rà soát và cập nhật dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo theo các biểu mẫu quy định. Qua đó giúp cho các thành viên

85

BCĐ giảm nghèo ở cơ sở xác định tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và lập danh sách chính xác số hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Công tác điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hết sức quan trọng, cần sự chính xác cao, các thành viên BCĐ giảm nghèo ở các đơn vị cần nắm vững quy trình rà soát theo đúng luật định, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp giảm nghèo và thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế và an sinh xã hội các năm tiếp theo.

Dưới đây là kế hoạch điều tra, rà sóat mà phòng LĐ TB&XH phối hợp với BCĐ CT 135 thực hiện hàng năm vào quý 4 tại huyện Kim Bôi.

Nội dung điều tra, rà soát:

Những thông tin chung (họ tên, giới tính, trình độ văn hóa, dân tộc và những thay đổi về tình trạng lao động, việc làm, mức sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo).

Tổng hợp số lượng, tỷ lệ và danh sách hộ nghèo, khẩu nghèo; hộ cận nghèo, khẩu cận nghèo theo biểu mẫu quy định.

Phương pháp điều tra:

Kết hợp các phương pháp nhận dạng nhanh, điều tra đi ̣nh lượng ; phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân.

Kế thừa các chỉ tiêu và kết quả đã sử du ̣ng trong tổng hợp điề u tra, xác đi ̣nh hô ̣ nghèo , hô ̣ câ ̣n nghèo ; danh sách hô ̣ nghèo , hô ̣ câ ̣n nghèo đã được UBND huyện Kim Bôi phê duyệt.

Câ ̣p nhâ ̣t cơ sở dữ liê ̣u về hô ̣ nghèo, hô ̣ câ ̣n nghèo, hỗ trợ cho viê ̣c đánh giá chương trình chính sách giảm nghèo.

Quy trình rà sóat:

Trong xác định, rà sóat hộ nghèo cũng được thực hiện với các bước như sau:

86

Bằng việc vãng gia, thăm hỏi đến trực tiếp các chủ hộ, các gia đình trong đối tượng nghèo đói thuộc CT 135, tạo lập mối quan hệ thân thiện với các gia đình nghèo đói để thu thập các thông tin xung quanh cuộc sống nghèo khó của họ, nguyên nhân, mong muốn và ý thức của họ về vấn đề nghèo đói này như thế nào. Từ đó có những cách đánh giá và xác định vấn đề một cách chính xác nhất. Ngòai ra với bước này cần thực hiện một số hoạt động khác như:

Tổ chức tuyên truyền về mu ̣c đích , ý nghĩa của việc điều tra, rà soát hộ nghèo, câ ̣n nghèo trên các phương tiê ̣n truyền thông.

Xây dựng kế hoạch, kinh phí tổ chức điều tra, rà soát. Tâ ̣p huấn quy trình, công cu ̣ cho điều tra viên.

Bước 2: Chỉ đạo, tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo (nhận diện vấn đề)

Xác định các hộ có nguy cơ rơi xuống nghèo , câ ̣n nghèo: Ban chỉ đa ̣o CT 135 kết hợp với các UBND các xã, trưởng thôn căn cứ tình hình kinh tế - xã hội của địa phương trong năm để phát hiện những hộ kinh tế suy giảm hoă ̣c gă ̣p những biến cố có khả năng rơi xuống h ộ nghèo, câ ̣n nghèo, hô ̣ mới di chuyển đến trong năm để đưa vào diện điều tra, rà soát.

Sử du ̣ng công cu ̣ nhâ ̣n da ̣ng nhanh về tình tra ̣ng tài sản (sản xuất và sinh hoạt) của hộ gia đình để xác định hộ chắc chắn không nghèo , câ ̣n nghèo. Cho điểm hô ̣ gia đình theo số lượng tài sản và các mức điểm cho từng loa ̣i tài sản.

Bước 3: Tổ chức điều tra thu nhập hộ gia đình (thu thập thông tin)

Chỉ tính thu nhập của hộ gia đình trong vòng 12 tháng qua không tính khoản trợ cấp an sinh xã hô ̣i từ ngân sách Nhà nước vào thu nhâ ̣p của hô ̣ gia đình (như trợ cấp xã hô ̣i theo Nghi ̣ đi ̣nh số 67/2007/ NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội

87

về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hô ̣i ; trợ cấp tiền điê ̣n; trợ cấp khó khăn đột xuất...).

Sau khi tiến hành rà sóat đã lập danh sách niêm yết công khai danh sách hộ có khả năng rơi xuống nghèo, câ ̣n nghèo; hô ̣ có khả năng thoát nghèo, câ ̣n nghèo theo tiêu chí hiê ̣n hành ta ̣i tru ̣ sở UBND xã, tại nhà văn hóa của mỗi thôn và trên các phương tiê ̣n thông tin đa ̣i chúng trong vòng 5 ngày. Trường hợp hô ̣ gia đình khiếu na ̣i do không được điều tra rà soá t thu nhâ ̣p thì BCĐ CT cùng phòng LĐ TB&XH sẽ tiến hành điều tra , rà soát bổ sung , nếu thu nhâ ̣p của hô ̣ gia đình dưới mức tiêu chí quy đi ̣nh sẽ được tổng hợp vào danh sách hô ̣ nghèo, hô ̣ câ ̣n nghèo sơ bô ̣ để tổ chức bình xét.

Bước 4: Tổ chức bình xét ở mỗi thôn, xóm (đánh giá chuẩn đóan)

Chủ trì hội nghị là trưởng thôn, tham dự hô ̣i nghi ̣ gồm đa ̣i diê ̣n Đảng ủy, UBND xã, đại diện UBMT xã , cán bộ giả m nghèo, bí thư chi bộ , hội trưởng hội phụ nữ, các hộ có tên trong danh sách đưa ra bình xét, đại diện các hộ gia đình trong mỗi thôn (hội nghị phải có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự);

Việc bình xét theo nguyên tắc dân chủ, công khai, khách quan và phải lấy ý kiến biểu quyết đối với từng hộ (theo hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín); kết quả biểu quyết phải có trên 50% số người tham dự đồng ý mới đưa vào danh sách đề nghị: hộ thoát nghèo, hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Kết quả bình xét phải được ghi vào biên bản; biên bản và danh sách hộ nghèo, cận nghèo qua bình xét được lập thành 2 bản, có chữ ký của người chủ trì, thư ký cuộc họp, bí thư chi bộ và đại diện các đoàn thể ở mỗi thôn, 01 bản lưu ở thôn 01 bản gửi lên BCĐ CT 135 của xã.

Bước 5: Công tác triển khai (lập và thực hiện kế hoạch) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; Tổ chức hội nghị triển khai rà soát điều tra cho các trưởng thôn theo kế hoạch.

88

Vai trò giám sát được thể hiện dưới sự thực hiện phối hợp giữa BCĐ CT, phòng LĐ TB&XH huyện và các xã, hội phụ nữ cùng với quỹ tín dụng các xã nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay của các hộ dân. Bên cạnh các mặt tích cực của nguồn vốn vay đã giúp cho không ít hộ phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt mang lại hiểu quả kinh tế cao nhiều hộ đã thóat nghèo nhờ những đồng vốn vay và hỗ trợ từ Chính phủ tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ sử dụng đồng tiền này không đúng mục đích, không những không thóat nghèo mà còn tác động tiêu cực hơn trong đời sống của họ. Chia sẻ về vấn đề này:

“Gia đình anh C trong thôn này, khi nhận được nguồn vốn vay của NHCSXH 3 triệu đồng thay bằng đầu tư làm ăn phát triển kinh tế thì gia đình anh C lại mua 1 cái tivi và cái đầu hết hơn 2 triệu. Còn mấy trăm ngàn chắc chi tiêu trong gia đình thế là sau 2 tháng đã hết 3 triệu. Suốt ngày đi làm thì ít mà ở nhà nhậu nhẹt rồi rủ rê bạn bè về nhà hát karaoke đến tận khuya, khiến nhiều hộ gia đình còn không thể ngủ nổi quanh khu vực gia đình anh C. Vợ con anh C từ đấy còn cực khổ hơn vì chồng luời biếng làm ăn mà chỉ nhậu nhẹt rồi hát hò. Nhiều lần hội phụ nữ chúng tôi đã tới góp ý nhưng được dăm bữa nửa tháng lại đâu vào đấy hết” (Chị Lương Thị T, 38 tuổi, chi hội trưởng hội phụ nữ xóm Vãng, xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.)

Từ thực trạng này cho thấy vai trò giám sát việc sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích là vô cùng quan trọng, giúp các hộ không những sử dụng đúng nguồn vốn để thóat nghèo mà đấy mới theo đúng tư tưởng mong muốn của Chính phủ về CT 135.

Các cán bộ quỹ tín dụng xã đã làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân và các tổ chức nắm được nội quy, quy chế của ngân hàng. Chú trọng khâu bình xét các đối tượng để cho vay đúng mục đích mang lại hiệu quả cao. Trước khi giải ngân vốn vay đã cho đối tượng vay ký cam kết trả lãi đúng kỳ hạn. Ngoài ra, còn phân công thành viên phụ trách các thôn kiểm tra, giám sát

89

các hộ vay thực hiện có đúng mục đích hay không, đồng thời hàng tháng, hàng quý thông báo và đôn đốc các hộ gia đình chuẩn bị đến hạn để họ có phương án trả nợ đúng định kỳ. Chia sẻ về những hoạt động liên quan đến vay vốn các hộ nghèo chị Vi Thị Thu T – Hội trưởng phụ nữ xã Lập Chiệng cho biết: “Hàng năm các hội, đoàn thể trong xã đã phối hợp với cán bộ NHCSXH tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về chính sách vay vốn ưu đãi tại xã, nhất là tuyên truyền ngay tại các buổi giao dịch hằng tháng. Nội dung tuyên truyền tập trung vào mục đích, ý nghĩa từng chương trình vốn; mức vay, thời hạn vay; đặc biệt tư vấn để người dân yên tâm sử dụng vốn vay sử dụng đúng mục đích, ngân hàng tuyên truyền sâu về các điều kiện, thời hạn gia hạn nợ khi gặp rủi ro, khó khăn… Trong các buổi sinh hoạt hội và các cuộc họp thôn, các hội, đoàn thể còn thường xuyên tuyên truyền, động viên nhau vay vốn. Để nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, các hội, tổ tiết kiệm và vay vốn còn nêu cao tinh thần trách nhiệm, quản lý chặt chẽ nguồn vốn trong quá trình sử dụng: kiểm tra, giám sát, đôn đốc trả nợ, trả lãi, đồng thời hạn, giúp các hộ vay tháo gỡ khó khăn trong quá trình sử dụng vốn vay…”

Để hạn chế tối đa việc sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích thì ngay từ khâu cho vay vốn các cán bộ địa phương phụ trách cho vay vốn và tín dụng đã rất cẩn thận trong khâu điều tra, rà sóat, tìm hiểu thông tin về các hộ gia đình và mục đích sử dụng vốn vay dựa trên những nguyên tắc nhất định như:

Một là, dựa trên cơ sở khảo sát điều tra hộ nghèo, kết hợp với trực tiếp trao đổi với hộ nghèo để chủ động tính tóan việc cho hộ vay vốn sản xuất, làm ăn theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn của từng địa phương.

Hai là, hộ nghèo được quỹ tín dụng, hội phụ nữa hướng dẫn, tư vấn để chủ động tự tính tóan việc vay vốn sản xuất làm ăn với việc trả lời các câu hỏi:

90

Lúc nào vay? Vay để làm gì? Vay bao nhiêu tiền? Cách hòan trả vốn và lãi như thế nào?....

Ba là, hộ nghèo vay vốn quỹ XĐGN của CT 135 phải thực hiện đúng theo quy trình và thủ tục. Không làm đơn đề nghị vay vốn gửi trực tiếp cho cấp xã mà phải thông qua tổ tự quản giảm nghèo ở các thôn như hội phụ nữ đảm nhận xem xét và đề nghị.

Bảng 3.3: Sơ đồ hộ vay vốn thông qua tổ tự quản giảm nghèo

(5) (4)

(1) (2) (3)

Quy trình cụ thể cho vay vốn gồm 5 bước:

Bước 1 (1): Hộ nghèo làm đơn đề nghị vay vốn gửi tổ tự quản giảm nghèo (hội phụ nữ các thôn)

Bước 2 (2): Chi hội trưởng phụ nữ nhận đơn, đưa ra cuộc họp định kỳ ở các thôn xóm xem xét về cách sản xuất làm ăn; mức vốn; thời gian vay và khả năng thực hiện của mỗi hộ (hoặc trực tiếp trao đổi với một số thành viên khác khi hộ vay có nhu cầu đột xuất); các chi hội trưởng phụ nữ lập danh sách đề nghị vay gửi cho ban XĐGN CT 135 của xã. Cán bộ chuyên trách XĐGN xã theo dõi tiếp nhận, thẩm định và đề xuất).

Bước 3 (3): Ban XĐGN CT 135 xã xét duyệt và lập thủ tục qua ngân hàng để nhận tiền. Hộ nghèo (làm đơn đề nghị vay) Tổ tự quản giảm nghèo - hội phụ nữ (họp xem xét và đề xuất) Ban XĐGN CT 135 xã (xét duyệt) Ngân hàng CSXH

91

Bước 4 (4): Rút tiền từ NHCSXH về nhập vào quỹ tại UBND xã và thông báo cho các chi hội trưởng hội phụ nữ biết để mời các hộ vay vốn đến nhận vốn theo thời gian và địa điểm thỏa thuận.

Bước 5 (5): Ban XĐGN phối hợp cùng ban LĐ TB&XH xã, hội phụ nữ các thôn giải ngân trực tiếp cho từng hộ vay vốn (mời các chi hội trưởng chi hội phụ nữ tại các thôn tham dự buổi giải ngân).

Bốn là, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo ở các thôn theo từng tháng, từng quý, từng năm phải được chấp nhận, nắm trước thông qua tổ tự quản giảm nghèo như hội phụ nữ (sinh hoạt định kỳ) để ban XĐGN xã chủ động đưa vào kế hoạch tạo nguồn quỹ, giải ngân và thu hồi vốn, lãi trên địa bàn các xã.

Nhờ có sự giám sát việc sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích rất nhiều hộ nông dân trong huyện Kim Bôi đã đầu tư rất hiệu quả trong chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh. Nghiên cứu thực tế tại các địa bàn và thăm hỏi các hộ gia đình về việc sử dụng nguồn vốn vay cho thấy, nhiều hộ dùng nguồn vốn này phát triển chăn nuôi lợn, mua trâu, bò, dê, nuôi cá nước ngọt, nuôi ong mật, sắm máy cày… đem lại hiệu quả rất cao; có tiền để xây dựng công trình hệ thống nước sạch hay nhà vệ sinh, giải quyết khó khăn trong gia đình. Khi được hỏi về những thành quả đạt được, không ít hộ vui mừng, phấn khởi khoe thành tích của mình: “Gia đình tôi được hội phụ nữ thôn hướng dẫn lập hồ sơ và vay 10 triệu đồng với lãi suất ưu đãi áp dụng các hộ cận nghèo. Số vốn này tôi đầu tư nuôi cá trê lai với diện tích 3 sào. Tôi vừa xuất lứa cá đầu tiên, trừ hết chi phí lãi trên 12 triệu đồng”. Anh H chia sẻ thêm về kinh nghiệm làm ăn: “Được ngân hàng cho vay vốn, gia đình tôi quyết định đầu tư nuôi cá. Trước khi quyết định nuôi cá, tôi được cán bộ KNVTB cho mượn và phát các tài liệu về nuôi cá, bảo đảm nguồn nước để cá phát triển và không bị bệnh. Cá trê lai là loài dễ nuôi, nhanh lớn nên gia đình tôi cũng dễ làm mà lại

92

cho thu nhập cao” (anh Đinh Hữu H, 45 tuổi, xóm Khú, xã Thượng Tiến,

Một phần của tài liệu Vai trò Công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010 (Trang 84 - 94)