Thứ nhất dựa trên thu nhập, Bộ LĐ TB&XH đã dùng phương pháp dựa trên thu nhập của hộ gia đình để xác định nghèo, theo đó, một hộ được xếp vào diện nghèo nếu thu nhập đầu người của họ được xác định dưới chuẩn được xác định. Chuẩn này khác nhau giữa thành thị, nông thôn, miền núi.
Ở nước ta, Chính phủ đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo từ năm 1993 - 2005. Cụ thể:
Giai đoạn 1: 1993 - 2005:
Khu vực miền núi và hải đảo: những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người dưới 40.000/tháng/người tương đương 480.000/năm/người trở xuống là hộ nghèo.
Khu vực nông thôn: những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người dưới 60.000/tháng/người tương đương 720.000 /năm/người trở xuống là hộ nghèo.
Khu vực thành thị: những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người dưới 80.000 /tháng /người tương đương: 920.000 /năm/người trở xuống là hộ nghèo.
Giai đoạn 2: Theo mục tiêu của chương trình “Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005”.
Khu vực nông thôn, miền núi - hải đảo: những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người dưới 80.000/ tháng/người tương đương 960.000 /năm/người trở xuống là hộ nghèo.
30
Khu vực nông thôn- đồng bằng: những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người dưới 100.000/tháng/người tương đương 1.200.000 /năm/người trở xuống là hộ nghèo.
Khu vực thành thị: những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người dưới 150.000/tháng/người tương đương: 1.800.000 /năm/người trở xuống là hộ nghèo.
Giai đoạn 3: Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/7/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2005-2010.
Khu vực nông thôn: những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người dưới 200.000/tháng/người tương đương 2.400.000/năm/người trở xuống là hộ nghèo.
Khu vực thành thị: những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người dưới 260.000/tháng/người tương đương 3.120.000 /năm/người trở xuống là hộ nghèo.
Giai đoạn 4: Hiện nay, chuẩn nghèo này đã không còn phù hợp với hoàn cảnh thực tế do vậy chính phủ đã đề xuất phương án điều chỉnh chuẩn nghèo áp dụng cho năm 2010 như sau:
Khu vực nông thôn là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 300.000 đồng/người/tháng (dưới 3.600.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Khu vực thành thị là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 390.000 đồng/người/tháng (dưới 4.680.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Thứ 2 dựa trên thu nhập và chi tiêu (Tổng cục thống kê), Tổng cục thống kê Việt Nam xác định chuẩn nghèo dựa trên thu nhập và chi tiêu theo đầu người.
Chi tiêu bao gồm lương thực và phi lương thực, trong đó phần phi lương thực phải đảm bảo 2100cal/người/ngày.
31
Các hộ được gọi là nghèo nếu mức thu nhập không đủ chi tiêu theo quy định.
Thứ 3 dựa trên lương thực, một người được gọi là nghèo nếu có mức thu nhập quy ra khoảng 16,2kg/tháng hay người đó thiếu ăn từ 3-6 tháng /năm.
Thứ 4 lấy tài sản làm cơ sở, không có nhà cửa, đất đai, hoặc có nhà nhưng tồi tàn. Không có gia súc,thiếu vốn sản xuất.
Thứ 5 lấy chỉ báo xã hội làm cơ sở, tỷ lệ hộ gia đình có con bỏ học; có mẹ hoặc con suy dinh dưỡng trầm trọng; nợ nần nhiều; không có BHYT.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng tiêu chí xác định hộ nghèo dựa trên thu nhập giai đoạn 2005 – 2010 để làm cơ sở, tiêu chí xác định hộ nghèo trong suốt quá trình nghiên cứu.