Vai trò ngƣời tham vấn, tƣ vấn

Một phần của tài liệu Vai trò Công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010 (Trang 65 - 71)

Tham vấn là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn, kĩ năng, người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp) và thân chủ (là người có khó khăn trong cuộc sống cần được giúp đỡ) thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật, chân tình (dựa vào nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp) giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.

66

Tư vấn là một tiến trình tương tác nhằm giúp thân chủ hiểu được vấn đề của mình và khơi dậy tiềm năng để thân chủ tự quyết vấn đề của mình.

Đặc điểm của người dân các xã vùng 135 nghèo, trình độ dân trí thấp, hiểu biết và nắm bắt các vấn đề xã hội cũng như chính vấn đề liên quan đến mình là rất thấp. Những hạng mục chương trình 135 triển khai trên địa bàn tại nơi họ sinh sống nhưng họ cho rằng đấy là việc của nhà nước, và đã có các cán bộ làm, mà dù họ muốn tham gia thì cũng không được tham gia, họ chỉ biết có nhà nước đang làm và khi nào xong thì họ sẽ được sử dụng. Đây là vấn đề rất lớn làm ảnh huởng không nhỏ đến tinh thần của dự án xóa đói giảm nghèo khiến cho tính hiệu quả của chương trình giảm đáng kể. Chính vì vậy việc tư vấn, tuyên truyền sâu rộng trong tòan dân để họ hiểu rõ về chương trình, tạo sự thay đổi trong ý thức của dân đuợc coi là một trong những vai trò rất quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo. Với vai trò như là một người tham vấn, tư vấn đã có rất nhiều hội thực hiện công tác này như BCĐ chương trình 135, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…

Thứ nhất, đối với BCĐ CT 135 kết hợp với phòng LĐ TB&XH đã cung cấp cho người dân, đặc biệt là các đối tượng được thụ hưởng các thông tin về chương trình, ý nghĩa, tầm quan trọng, cách tiến hành, quy trình thực hiện… cũng như giải đáp các thắc mắc của người dân về các vấn đề liên quan đến thực hiện chương trình 135. Khuyến khích họ tham gia vào thực hiện CT 135 để họ gắn được vai trò, trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình trong thực hiện chương trình, đấy mới thực sự là chương trình của dân, do dân làm chủ và vì dân mà thực hiện. Giáo dục, vận động người dân có ý thức tự vươn lên, có trách nhiệm hơn với các hoạt động phát triển của cộng đồng, làm cho họ thấy rõ lợi ích họ sẽ được hưởng cũng như trách nhiệm của họ phải tham gia trong mỗi chương trình, dự án.

67

Để người dân tham gia vào các dự án trong xã các cán bộ trong BCĐ CT phải thay đổi nhận thức và cần phải có kỹ năng tiếp cận cộng đồng theo phương pháp có sự tham gia. Tuy nhiên tham gia là cả một quá trình, quá trình đó chỉ có thể cải thiện nhanh khi mà cả BCĐ CT 135 và người dân trong vùng dự án cùng nỗ lực để thực hiện cách tiếp cận này. Lúc này cán bộ của BCĐ chương trình đóng vai trò như một tác viên phát triển cộng đồng nhằm giúp cộng đồng yếu kém thành cộng đồng tự lực.

Quy trình mà BCĐ CT 135 phối hợp với Phòng LĐ TB & XH huyện và xã đã tiến hành bước để người dân có thể tham gia tất cả các chu kỳ của dự án và quá trình tham gia vào chu kỳ của dự án bao gồm lần lượt các bước sau:

Xác định khó khăn, nhu cầu, và các vấn đề cần giải quyết. Đưa ra giải pháp, lựa chọn công trình.

Lập kế hoạch có sự tham gia.

Thẩm định, phê duyệt và lập kế hoạch thực hiện. Tổ chức thực hiện thi công.

Kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ và chất lượng thực hiện. Nghiệm thu, bàn giao.

Quản lí, duy tu và sử dụng công trình lâu dài. Hình thức và mức độ tham gia gồm:

Được thông báo Được hỏi ý kiến

Được bàn bạc thảo luận

Được tham gia bỏ phiếu, cùng ra quyết định Được giám sát, có quyền làm chủ

Được quyết định việc nghiệm thu, bàn giao Những trở ngại trong sự tham gia như:

68

Những người lãnh đạo cảm thấy dường như uy quyền bị giảm khi có sự tham gia

Một số trường hợp cán bộ không muốn dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra để cố tình thực hiện hành vi trục lợi

Người dân có thể e ngại vì chưa quen cách làm mới này

Người dân bận nhiều công việc gia đình nên ít thời gian tham gia Sự tham gia rộng rãi mất rất nhiều thời gian.

Khuôn mẫu, tôn ti trật tự, vai vế trong quan hệ xã hội làm cho sự tham gia không có tác dụng thật sự

Quy định về sự tham gia của cộng đồng:

Thực hiện chương trình phải công khai, dân chủ từ cơ sở, phát huy mạnh mẽ sự tham gia của người dân

BCĐ CT thông báo công khai về đối tượng thụ hưởng, định mức vốn các dự án trong năm và trong cả giai đoạn

Việc lập kế hoạch thực hiện hàng năm và kế hoạch đến năm 2010 phải tổ chức lấy ‎ý kiến từ thôn thông qua họp biểu quyết

Công trình, nội dung được chọn ưu tiên đầu tư theo ý kiến nhất trí của số đông người dân. UBND xã tổng hợp thông qua hội đồng nhân dân xã trước khi trình lên huyện.

Sau khi được cán bộ BCĐ tuyên truyền, tư vấn về các vấn đề liên quan đến nghèo đói, quyền lợi trong việc tham gia vào các CT dự án 135 rất nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đưa ra ý kiến, đề xuất, mong muốn của người dân về chương trình. Họ muốn các chương trình trước khi thực hiện cần họp dân và lắng nghe ý kiến của dân, dân mong muốn gì và kinh nghiệm nhiều năm sinh sống của họ tại địa phương họ sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về vấn đề của họ. Như việc trồng cây gì, nuôi con gì thì chính người dân đưa ra mong muốn sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc chỉ đạo một chiều từ trên xuống, do điều kiện tự

69

nhiên, khí hậu, nước non ở mỗi vùng mỗi khác và chính nguời dân là nguời hiểu hơn ai hết vể các vấn đề này. Trong mỗi buổi họp dân khi đuợc khuyến khích đưa ra ý kiến các hộ gia đình sôi nổi thảo luận các vấn đề liên quan đến bản thân mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng của họ.

Bằng các kỹ năng tiếp cận cộng đồng theo phương pháp có sự tham gia của người dân, kỹ năng tư vấn, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng làm việc nhóm, các thành viên trong BCĐ CT đã đạt được nhiều kết quả đáng kể như:

Trong các buổi họp dân các hộ đã tích cực đưa ra các ý kiến xây dựng đóng góp khi xây dựng các hạng mục công trình như xây đường bê tông, xây cầu cống thóat lũ, xây công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, lựa chọn trồng cây gì và con gì để phù hợp với nguyện vọng và điều kiện khí hậu cũng như kinh nghiệm của họ về mỗi loại cây con giống. Một số người dân đã mạnh dạn nhận thầu những công trình nhỏ lẻ để thực hiện với nguồn vốn nhà nước giao như: làm đường của thôn, xóm, xây nhà văn hóa, nhận liên hệ các cây con giống để mang về cho dân trồng và nuôi. Đến cuối năm 2010 tòan huyện có 125 công trình phúc lợi xã hội trong đó: 40 đoạn đường nhỏ, 12 công trình kéo điện lưới quốc gia về thôn bản, 26 cầu liên thôn, 25 mương tưới tiêu phục vụ sản xuất do chính dân đứng lên xin nguồn vốn, lên kế hoạch triển khai xây dựng đưa vào sử dụng và tự bảo quản chính các công trình này.

Thứ hai, với vai trò là người tham vấn của hội phụ nữ xã và các thôn bản: Hội phụ nữ xã kết hợp với chính quyền địa phương các cấp tuyên truyền, tư vấn cho người dân ý thức thoát nghèo, hậu quả của vấn đề nghèo và ảnh hưởng của việc sinh đẻ không có kế hoạch tác động quay trở lại tạo thành một vòng luẩn quẩn trong cuộc sống của họ. Trong các buổi họp dân, cũng như lồng ghép vào chương trình đài phát thanh của mỗi xã hội trưởng hội phụ nữ phân tích hậu quả của đói nghèo tác động lên đời sống kinh tế, văn hóa của mỗi gia đình.

70

Hướng dẫn người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục và các chính sách xã hội. Luôn biểu dương các gia đình làm ăn kinh tế giỏi, gia đình sinh con kế hoạch hóa gia đình, các gia đình có công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng không những góp phần tạo ra động lực cho phong trào hành động cách mạng của quần chúng mà qua phong trào đó, những nhân tố tích cực được phát hiện và khen thưởng kịp thời sẽ tác động không nhỏ, động viên tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo của quần chúng giúp hoàn thành nhiệm vụ công tác đạt chất lượng cao, đem lại nhiều của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên, một số cơ quan, đơn vị địa phương chưa quan tâm đến công tác phát động thi đua, không đưa ra tiêu chí xét khen thưởng nên khi kết thúc chương trình công tác, lúc xét đề nghị khen thưởng, cứ làm theo cảm tính. Cách làm như vậy không những không động viên, khích lệ được tinh thần hăng say, lao động, sáng tạo của người lao động mà còn gây nên những tác dụng ngược lại với mục đích thi đua, khen thưởng. Có chương trình, có đăng ký thi đua, có nội dung thi đua và có những tiêu chí thi đua cụ thể chính là để đảm bảo tính công bằng hợp lý trong công tác thi đua, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của công tác thi đua khen thưởng.

Thứ ba, truyền thông giáo dục: Hiện tượng các gia đình vùng 135 cho con em nghỉ học sớm hoặc không đến trường còn khá phổ biến. Do vậy, ban LĐ TB&XH kết hợp với hội trưởng hội phụ nữ xã, thôn cùng các giáo viên trong nhà trường tăng cường công tác truyền thông giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú phù hợp với các đối tượng có mức sống thấp và các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng sa. Đi vào từng gia đình, làm cho các bậc cha mẹ ý thức được trách nhiệm phải khắc phục các khó khăn, tạo điều kiện để mọi trẻ em đều được đi học.

71

Nội dung truyền thông phải làm cho mọi người hiểu được giá trị của việc học tập, vừa sát với lợi ích của gia đình, vừa có ý nghĩa giải quyết khó khăn hiện tại và viễn cảnh tương lai của gia đình và trẻ em nếu con em họ đuợc đầu tư giáo dục.

Phương pháp truyền thông đòi hỏi phải phong phú, phải đưa ra các tấm gương và bằng các tấm gương vượt khó ấy khuyến khích các gia đình thực hiện. Nêu lên các tấm gương các gia đình nghèo nuôi dạy con tốt, tạo điều kiện cho các con vươn lên học giỏi và thành đạt không phải hiếm hiện nay. Những tấm gương được các chị hội phụ nữ đưa ra đã gần gũi với các gia đình, với các dân tộc tại chính địa phương đó.

Với vai trò tuyên truyền, tư vấn, tham vấn trong CT 135 tại huyện Kim Bôi do phòng LĐ TB&XH, các ban LĐ TB&XH các xã cùng hội phụ nữ từ xã đến các thôn bản phối hợp cùng nhau thực hiện. Tuy chưa được bài bản, chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp về kiến thức, kỹ năng và phương pháp làm việc nhưng những công việc họ làm như là vai trò của nhân viên CTXH khi mà chưa có những người nhân viên CTXH chuyên nghiệp. Nhưng công việc họ làm tuy là phi chính thức nhưng đã phần nào góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn nghèo, đã giúp CT 135 đạt hiệu quả tốt hơn. Nếu như những nhân viên CTXH thực thụ được đào tạo trường lớp bài bản, chuyên nghiệp về làm những công việc này khắc phục những khó khăn mà các hội phụ nữ, ban LĐ TB&XH thì chắc chắn giai đoạn III của CT 135 (từ năm 2011 – 2015) sẽ đạt được kết quả tốt hơn, các xã ra khỏi CT 135 sẽ nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Vai trò Công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010 (Trang 65 - 71)